Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

TRẦN LÃO KHAI BÚT


CÙM CHÂN CÓ PHẢI LÀ ...NHỤC HÌNH


Ngọc Quang
giaoducvietnam


(GDVN) - Ông Phan Trung Lý: "Điều 31 Hiến pháp quy định, người bị buộc tội được coi là chưa có tội trước khi bản án của Tòa án có hiệu lực".

Quyền tự do của con người bị hạn chế?

Thảo luận về “dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam” (lần đầu) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay (27/2), ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội đặt vấn đề: Luật có quy định nào để hạn chế tình trạng bức cung? Hiến pháp hiến định phải bảo đảm quyền con người. Vì vậy mục đích làm luật phải nói cho rõ. Làm luật này phục vụ mục đích là phòng chống tội phạm, làm sao khi hạn chế quyền con người phải phù hợp với Hiến pháp. Bức cung, nhục hình mớm cung qua giám sát bay báo cáo tại các kỳ Quốc hội thấy rất nhiều lần, đều xảy ra tại giai đoạn tạm giữ tạm giam.

"Chúng ta phải có biện pháp nào để hạn chế, ví dụ như phải có luật sư, chứ kêu khẩu hiệu chung chung thì không được, phải có quy định cụ thể thì mới đảm bảo được", ông Lý nhấn mạnh.

Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. ảnh: vne.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đồng còn lo ngại có 6 quyền tự do của con người bị hạn chế trong luật này.

"KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT THƯỚC NÚI. MỘT TẤC SÔNG"



CHỦ TỊCH TRƯƠNG TẤN SANG:


Ngày 24/2 vừa qua, tại Lễ Kỉ niệm 1975 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thay mặt cho nhân dân cả nước khẳng định quyết tâm bảo vệ sự vẹn toàn Tổ quốc: "1975 năm trước, hai nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị đã khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc, giữ yên bờ cõi, giành độc lập cho dân tộc. Ngày nay, tiếp bước truyền thống yêu nước và ý chí chống giặc kiên cường đó, chúng ta, những con người của thời đại hôm nay, quyết tâm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc Việt Nam.
Việt Nam có chính nghĩa, có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, có sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và với biết bao kinh nghiệm máu xương; nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu, không để mất “một thước núi, một tấc sông” của ông cha ta để lại, vươn lên sánh vai cùng bạn bè năm châu. Mất một ly, một lai lãnh thổ là có tội với tiền nhân; để nước ta mất độc lập, tự chủ cũng là không xứng đáng với sự hy sinh to lớn của Hai Bà Trưng”.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

CẢ GAN DÁM SỬA TRUYỆN KIỀU


Đặng Vỹ


(ĐSPL) – Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Đọc những câu thơ trên, ắt hẳn người ta sẽ nghĩ: “Sao mang máng như Truyện Kiều, mà sao hình như không phải Truyện Kiều?
   Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều? - Ảnh 1
Ngôn từ Truyện Kiều đang bị người ta dùng bạo lực can thiệp!

MC GÂY NÓNG (Thư giãn cuối tuần)


KHI QUAN KHÔNG PHẢI "PHỤ MẪU" MÀ LÀ "CÔNG BỘC"

TS. Đặng Văn Huấn 

Có thể nói, tư duy “công bộc” chính là nền tảng cho nhà nước pháp quyền và nền tảng cho một nền hành chính hiện đại. 

cải cách hành chính, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, chính quyền đô thị, tư duy công bộc, Bác Hồ
Bài phỏng vấn đầu năm Ất Mùi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trên báo điện tử Vietnamnet có đề cập: “không đổi mới được cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế” và “cải cách thể chế bắt đầu từ con người”.  
Thực tế trong nhiều năm qua, các giải pháp, chính sách mang tính kỹ thuật liên quan đến công chức, như vấn đề lương bổng, mô tả và phân loại vị trí công việc, tăng cường trách nhiệm giải trình của cá nhân... đã được đưa ra xem xét và thảo luận rất nhiều. Bài viết này xin đề cập đến một khía cạnh khác, liên quan đến hai chữ “công bộc”.  

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

BẢN ĐỒ VIỆT NAM BẰNG ĐÁ Ở CỔNG TRỜI











TP - Trước Cổng trời Trà Lĩnh là những phiến đá vút thẳng lên trời, có cảm giác như đi vượt qua những phiến đá (cánh Cổng trời) ấy là đã đến... Trời! Và điều đặc biệt nhất, ấn tượng nhất là một dải đá hình chữ S, uốn lượn mang dáng hình bản đồ nước Việt Nam!
Cổng trời thường là nơi rất cao, chỗ tiếp giáp trời và đất. Ở Hà Giang, có Cổng trời Mã Pí Lèng (Sống Mũi ngựa), ở Tây Bắc có Phạ Đin (tiếng Thái có nghĩa là Trời- Đất; thường được đọc chệch đi thành Pha Đin). Ở Cao Bằng có Ảng Giàng, huyện Hòa An, (tiếng Tày có nghĩa là Cổng trời - quê hương của bà Đàm Thị Loan, phu nhân đại tướng Hoàng Văn Thái). Trong bài này tôi giới thiệu một Cổng trời rất khác lạ, có địa thế thấp (cao chưa đến 1.000 m so với mặt nước biển). Địa điểm đó được xác định là nơi tốt nhất để tiếp nhận sinh khí Vũ trụ, đươc gọi là Cổng trời nằm trên dãy núi Phia Đảy, thuộc thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Cổng trời Trà Lĩnh được phát hiện năm 2007. Đến thị xã Cao Bằng, rẽ thẳng vào miền Đông, đến đỉnh đèo Mã Phục, nơi có đường một ngả rẽ đi Trùng Khánh (có thác Bản Giốc), một ngả rẽ vào Trà Lĩnh (có hồ Thang Hen). Đến thị trấn Trà Lĩnh, nhằm hướng Tây Bắc đến chân núi Phia Đảy (cách trung tâm huyện lị khoảng 400m), leo lên con đường độc đạo đến một bãi đất phẳng, dưới chân một vách đá cao cách chân núi khoảng chừng 50m.  Đây là Cổng trời.

NGƯỜI CHẲNG CÓ GÌ QUAN TRỌNG

Trần Vũ Long

TNc: Cám ơn BBT Nghệ Thuật Mới đã ưu ái dành 1 trang cho bài viết về Trần Nhương của nhà thơ trẻ Trần Vũ Long. Xin giới thiệu với bạn đọc một người "chẳng có gì quan trọng" qua ánh nhìn của một người trẻ..
Các cụ xưa đã bảo “thất thập cổ lai hy”, đến cái tuổi 70 xưa nay hiếm rồi thì người ta lấy việc xum vầy với con cháu, gia đình làm niềm vui chính, mọi công việc bên ngoài coi như gác hết. Ấy vậy mà tôi thấy nhà thơ Trần Nhương dường như ngược lại. Tuy đã bước qua cái tuổi bảy mươi được mấy năm nhưng ông hoạt động cho công việc bên ngoài thậm chí còn nhiều hơn hồi chưa nghỉ hưu ở Hội nhà văn Việt Nam.
Sau mấy lần gọi điện, khi thì “Chú đang đi thăm ông bạn văn ở tận…”, lúc lại: “Chú đang đi thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ…”, rồi “chú đang đi dự hội thảo…”. Đến một ngày đẹp trời, có vẻ thong thả, ông hẹn tôi: “Sáng nay mày qua chú đi, 12 Lê Hồng Phong nhá”. Tôi vừa phóng xe vừa thắc mắc trong đầu, tại sao “ông già” này lại hẹn ở  đây nhỉ, phố đó có nhà dân nào đâu. Khi tìm đến nơi, té ra đó là Cơ quan Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Hỏi thăm anh bảo vệ thì được chỉ dẫn rất nhiệt tình: “À, ông nhà thơ Trần Nhương làm báo Người cao tuổi hả….”. Tưởng ông già nghỉ hưu rồi, thỉnh thoảng tham gia hội hè gì đó cho vui, ai dè lại đi làm báo. Tờ báo Người cao tuổi gần đây cũng được chú ý đến bởi những tin bài thời sự nóng hổi mà không báo nào dám đưa cả, xem ra cũng có gì đó hợp với cá tính “ông già”, còn với tuổi tác thì không. Khuôn viên làm việc của báo Người cao tuổi được mấy phòng nhỏ nhỏ xinh xinh, nên nhà thơ Trần Nhương được xếp chung phòng làm việc với Phó tổng biên tập.

VỚI LÃO … CÒM SĨ TRẦN NHƯƠNG


 Đinh Ba

Bẵng đi một thời gian khi tuổi đã lục thập, lão Trần chuyển sang viết văn xuôi, vẽ và làm cái còm. Trang trannhuong.com có lượng người truy cập khắp năm châu. Nhà văn Nguyễn Hiếu nói rằng, ông rất thích gửi bài cho trang này bởi nó không chỉ vì văn chương mà còn vì con người.


Trần Nhương tại Lễ trao giải Văn chương trannhuong.com


Ngày nào mình cũng vào trannhuong.com, đối với mình trang website này đã như một phần tất yếu cuộc sống. Cơm có thể mười ngày không ăn, nước có thể một tuần không uống chứ không thể một ngày không đọc trannhuong.com. Chủ của trang này cũng chính là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sĩ Trần Nhương. Gần đây nghe nói lão còn là “lực sĩ” nữa. Kinh! Cái tên “lão Trần” là do lão tự nhận, mình cũng thích gọi lão như thế. Mặc dù về tuổi đời, lão cũng chỉ hơn mình từ ¾ đến ½ thế hệ mà thôi!

“NỬA THẾ GIỚI” ĐÔN HẬU VÀ THẲM SÂU TRONG THƠ NGUYỄN HƯNG HẢI



Đỗ Nguyên Thương



Khi cầm trên tay tờ lịch vừa bóc, thật ngẫu nhiên, tôi bắt gặp câu thơ “Tờ lịch nào cũng tờ lịch đầu tiên” trong bài thơ “Trước một tờ lịch mới” của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải. Thật thú vị vì đó là một cách nói khác so với triết lý “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của Heraclit.

Với niềm cảm hứng của một người yêu thích thơ ca, tôi mải miết đọc thơ Nguyễn Hưng Hải và nhận ra rằng có những con người chỉ một tập thơ hoặc một bài thơ đã thành danh và không thể sáng tác thêm được nữa. Với Nguyễn Hưng Hải, chỉ một tập thơ Ban mai chóng mặt (1990) đã thành danh nhưng anh còn tiếp tục, tiếp tục đến giờ đã là 15 tập thơ (Như tôi được biết). Điều đó phản ánh độ sung sức, nhưng trước hết, nó phản ánh niềm say mê, say mê kết hợp cùng năng khiếu để đem lại cho đời những bài thơ, những vần thơ tinh túy và giàu sức ám ảnh.

 Có lẽ trước hết nên bắt đầu từ tập thơ đầu tay Ban mai chóng mặt, câu chữ giản dị, chất liệu mộc mạc, tứ thơ được kết nối từ những kỉ niệm tuổi thơ, vừa như rất gần vừa như từ  rất xa, xa lắm vọng về trong kí ức. Có những kỉ niệm hồn nhiên như tuổi thơ của biết bao trẻ em nông thôn Việt Nam khác. Trước đây, trong trang sách học trò, tôi đã từng biết đến tuổi thơ của trẻ em nông thôn qua thơ Giang Nam: Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm/ Có những ngày trốn học bị đòn roi/Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc.

          Nay tôi gặp trong thơ Nguyễn Hưng Hải cái độ thật thà chân chất của tuổi thơ qua những buổi đi tắm sông bơi lội thỏa thích, nói cười thỏa thích bên triền sông có nắng, có gió, có gốc cây si… có bạn bè cùng tồng ngồngloi ngoi bên mép sóng. Cây si như vật chứng của bao thế hệ trẻ thơ. Trẻ thơ đùa vui thỏa thích, hòa mình với thiên nhiên, sông nước rồi lại chơi bi ve và đuổi bắt con chim sáo đá. 

ĐỐI THOẠI DÊ


NGẪU HỨNG TRÊN ĐƯỜNG VỀ QUÊ

NHỊP ĐIỆU HOÀNG LIÊN SƠN = Tranh sơn dầu của Trần Nhương

Về quê về quê về quê
Như đang phụ lão trở về thiếu niên
Đông Anh, Bạch Hạc, Vĩnh Yên
Nơi đâu cũng gặp một miền trung du
Bây giờ về lại ngày xưa
Sắn khoai, đánh dậm, tít mù chăn trâu
Đói lòng mò ốc, đi câu
Chơi khăng, tán gái, nhảy cầu, tắm ao
Đồng làng cua cá lao xao
Dạo bờ móc vội ào ào giỏ cua
Cá cờ rau sắn muối chua
Vừa ăn đã đói như chưa ăn gì
Cái thời lắm đa nhiều si
Trồng thêm cây nữa cho mê mẩn đời
Cái thời đâu cũng non tươi
Em như ngồng cải ngọn ơi… thì liều
Cái thời trời bé như niêu
Học hành ấm ớ dám liều vì nhau
Cái thời chia sẻ nỗi đau
Một người mất cả làng sầu tiễn đưa

Cái thời ấy gọi ngày xưa
Về quê như gặp nắng trưa thuở nào…

Ngồi tầu về quê sáng 4-6-2011
Trần Nhương.

TRẦN NHƯƠNG: "ÔNG LÃO MÁY TÍNH"

 Thăng Sắc

 

Trần Nhương đi đâu cũng kè kè cái láp-tốp. Những người chưa biết lão đều chỉ chỏ gọi lão là “Ông lão máy tính” chứ nào có biết lão là họa sĩ với nhà thơ. Là họa sĩ, lão toàn vẽ những thứ trẻ trung với đủ loại màu sắc sặc sỡ tươi vui. Những “dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên” trong tranh của lão thì đến U8 nhìn vào cũng phải mê mẩn, nói gì các bậc U6 U7.

Họa sĩ Trần Nhương đang vẽ tranh ở Van-cu-vơ
 Cứ nghĩ lão mê món ấy nên vẽ đẹp đến như thế, nhưng không phải. Xem đến thơ lão thì mới thấy lão trẻ trung từ trong tim trẻ ra. Thơ lão tài lắm, tỉ như cái  bài mới đăng trên Trầnnhương.com của lão, cái bài “Ngẫu hứng trên đường về quê ấy”, nhịp thơ tâng tâng như con chim nhảy nhót với ba lần reo lên “về quê, về quê, về quê” thì nó chẳng phải là một sự trẻ trung lắm hay sao. Về quê với lão có thể đồng nghĩa với về nguồn, là trở về một thời thơ ấu. Bài thơ lão viết đầy ắp những chiêm nghiệm nhưng đều là những chiêm nghiệm nhìn qua lăng kính của một lão già đã thành đạt đủ mọi bề, của một “phụ lão trở về thiếu nhi”. Văn tự thuật (autobiographie) thì nhiều, nhưng mà có thơ tự thuật không nhỉ ? Nếu có thì phải xếp bài thơ trên của lão vào loại tự thuật, bởi vì nó là những câu chữ reo vui bay lượn trẻ trung của một lão nhân.

LẠI THÊM MỘT VỤ ĐẠO THƠ

Mai Văn Hoan

Bài thơ Về với mẹ in trong tập Những miền ký ức của nhà thơ Hoàng Bình Trọng, NXB Văn học – 2002. Lời bình của tôi về bài thơ Về với mẹ được đăng ở báo Quân đội Nhân dân ct, ra ngày 02-8-2007. Mới đây, tôi lại thấy bài thơ này xuất hiện ở trang 64, trong tuyển tập Bài ca bất tử, do NXB Thanh Niên ấn hành, năm 2014, nhưng tên tác giả được đổi thành Phạm Lễ Hùng và câu “Chẳng bao giờ mẹ xa cách chúng con” gần cuối bài bị lược bỏ.
Tôi hết sức ngạc nhiên, bèn điện hỏi nhà văn Hoàng Bình Trọng (hiện đang nghỉ hưu tại Quảng Hòa, Quảng Trạch, Quảng Bình). Nhà văn Hoàng Bình Trọng vô cùng bức xúc: “Cái thằng Phạm Lế Hùng nào đó nó ăn cắp thơ tớ, cậu ạ! Tớ đang định viết thư cho ông Giám đốc NXB Thanh Niên và Ban biên tập làm rõ chuyện này. Nghe đâu họ còn tặng giải cho bài thơ mà hắn ta ăn cắp của tớ nữa”. Tôi nói đùa an ủi anh: “Bị ăn cắp như thế thì cũng đáng mừng. Vì những người trong Ban biên tập và Chấm giải đã đã khẳng định sự “bất tử” của bài thơ Về với mẹ. Chỉ đáng buồn là những người trong Ban biên tập và Chấm giải không chịu khó truy tìm xem tác giả bài thơ Về với mẹ có phải của Phạm Lễ Hùng không. Mà với những bài thơ hay như Về với mẹ thì sự truy tìm đâu có khó.
Tôi đề nghị Ban Giám đốc NXB Thanh Niên phải đứng ra làm rõ vụ việc ăn cắp trắng trợn này; trả lại tên tác giả của bài thơ Về với mẹ; tước bỏ giải thưởng của kẻ mạo danh và truy tố trước pháp luật về tội ăn cắp bản quyền. Có như vậy may ra mới phần nào ngăn chặn được vấn nạn đạo thơ đang lây lan như một nạn dịch trên văn đàn nước ta hiên nay.
Để độc giả hiểu thêm về sự vụ đạo thơ trắng trợn này, xin các bạn vào mạng internet và gõ Google, sẽ nhận được thông tin sau đây:

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

THÔI RỒI THƯA CỤ VŨ KHIÊU








Bản tin trên VietNamnet:
Hoa hậu Kỳ Duyên chúc Tết giáo sư Vũ Khiêu

VietNamNet
24/02/2015 14:46 GMT+7


Đầu năm mới Ất Mùi 2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên và gia đình đã tới thăm và chúc Tết Anh hùng Lao động - Giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng của ông.

SIÊU NHÂN

SIÊU NHÂN - Tranh sơn dầu của Trần Nhương

SÓNG VÔ THƯỜNG

TRĂNG RỪNG -Tranh bột màu của Trần Nhương
Ta yêu em từng ấy năm rồi
Từng ấy năm khi nồng khi nhạt
Em nuột nà như câu lục bát
Anh gập ghềnh mấy chổ xẩm xoan.

Ông trời kia cũng lắm mưu toan
Núi thì đứng, sông thì nằm thon thả
Trái tim núi vẫn chưa hoá đá
Sông mượt mà còn bao nỗi khát khao.

Và mùa xuân bối rối năm nào
Hoa cứ nở suốt con đường Quảng Bá
Ta như ngợp trong hương đồng gió lạ
Ta bềnh bồng lên khí quyển sao Kim.

TUỔI PHƯỢNG

TUỔI PHƯỢNG - Tranh mực nho của Trần Nhương

NGƯỜI KIẾM TIỀN BẰNG THƠ NHIỀU NHẤT VIỆT NAM

Nhiều năm qua, tên tuổi "nhà thơ dân gian" Bảo Sinh ở phố Trương Định, Hà Nội đã trở nên quen thuộc với nhiều người qua những câu thơ theo kiểu "hậu Bút tre" nửa trào phúng cười cợt, nửa trữ tình châm biếm.
Có đôi lúc cao hứng, ông nói với bạn bè, thơ mình thuộc loại thơ "Lý trên bác học, tình thừa dân gian".
Chuyện “thượng tầng cổng văn, hạ tầng cổng chữ”
Tuy biết tiếng nhau đã lâu, nhưng phải đến cuối năm 2014, tôi mới có dịp ghé thăm "vương quốc chó, mèo" của ông Bảo Sinh ở mạn đầu phố Trương Định (Hà Nội). Khu nhà cửa rộng rãi của ông ngự ở cuối một con ngõ nhỏ.

Cái cổng vào nhà ông thật bề thế, nó không thua gì một cái cổng làng xưa nhất ở xứ Bắc Hà, nhưng đường nét tân-cổ-giao-duyên của nó lại hao hao giống phần dưới cái cổng thành oai phong Ô Quan Chưởng đã từng vang bóng trong lịch sử Hà thành.
Điều đặc biệt, chiếc cổng này ở phía trong gắn toàn "bia thơ Bảo Sinh" mà tôi thấy có hai câu thơ khắc trên một tấm bia mang đầy ngụ ý triết lý: "Bước qua cánh cửa vô lời/Đi vào vô thức thành người vô vi". Nhưng rồi gắn bên nó là tấm bia mang danh "đạo bồ bịch" khắc hai câu thơ nghe thực nôm na:"Vợ là cửa cái nhà ta/Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng". Vậy là chỉ trên một chiếc cổng gạch, ông Bảo Sinh đã từ "thượng tầng cổng văn" rơi tõm xuống "hạ tầng cổng chữ" để trở thành "nhà thơ dân gian" vì biết rằng cái hài hước của thi ca thường sống lâu hơn cái nghiêm cẩn của văn chương.
Ngay ở bậc thềm của ngôi nhà chính, tôi gặp một nàng Kiều nõn nà đang ngồi cạnh một chiếc bàn "xếp đầy có ngọn" toàn thơ và sách của Bảo Sinh. Hóa ra nàng thơ được ông giao nhiệm vụ chăm nom công việc bán thơ, bán sách cho mình. Trong khu đất rộng nhà ông có cả một trang trại nuôi chó, mèo cùng một đội ngũ nhân viên chăm sóc chúng. Bên thềm một cái ao lớn là khu nghĩa địa chôn cất chó, mèo khá trang trọng, ngôi nào cũng có bia và bát hương tử tế. Ngồi bên chiếc đàn dương cầm còn bóng nước sơn, Bảo Sinh vỗ vai tôi thân mật: "Duyên kỳ ngộ, duyên kỳ ngộ, nghe tiếng tăm đã lâu, hôm nay gặp nhau, mình vui lắm". Vậy là chúng tôi hỉ hả trò chuyện với nhau trong tiếng chó sủa lao nhao ở cái trang trại và khách sạn chó, mèo độc nhất vô nhị đất Hà thành. Sau đây là câu chuyện cởi mở giữa chúng tôi:
Nguyễn Việt Chiến: Nghe thiên hạ đồn thổi, bác là người kiếm nhiều tiền nhất bằng xuất bản thơ ở Việt Nam hiện nay, chuyện thực hư thế nào, thưa tiên sinh?

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

ĐẦU XUÂN THƯA CỤ VŨ KHIÊU





Là nói về ông già Vũ Khiêu, chôm chữ Hán để làm câu đối tặng cô Kỳ Duyên. Câu đối như sau: Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung". Câu Trí như bạch tuyết tui không biết ý ông nói gì? Khen cô này khôn như nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ Grim chăng (chứ trí mà... trắng như tuyết, nghĩa là không có... chất xám thì tội cô hoa hậu quá!)? Còn "tâm như ngọc" thì nó quen thuộc đến sáo rỗng trong văn chương văn hóa Trung Hoa xưa. Nhưng đến câu này mà báo chí nói của ông thì chán quá. Đó là câu "vân tưởng y thường hoa tưởng dung", là câu đầu trong bài Thanh bình điệu của Lý Bạch mà bất kỳ ai đọc thơ Đường đều biết, nguyên văn như sau: Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung/ Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng/ Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến/ Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng".(Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.- Ngô Tất Tố dịch).
Bài này Lý Bạch viết để ngợi ca Dương Ngọc Hoàn, tức Dương Quí Phi, kẻ lấy cả 2 cha con Đường Minh Hoàng (lấy con trước, lấy cha- tức ông già chồng sau), và sau này chết thảm, khi chết còn bị cả trăm cả ngàn lính thay nhau hiếp dâm cái xác vì dù chết cái thân thể tròn trịa của nàng vẫn rất chi hấp dẫn!
Đầu năm, không biết ý ông lão này là gì mà làm câu đối tặng người đẹp đôi 9 xuân xanh lại chôm, xào của văn hóa người Hoa? Dương quý phi có kết cục bi thảm như rứa mà ông nỡ nào dùng thơ người xưa tặng nàng để xào thành câu đối tặng em Kỳ Duyên. Có trù ẻo hay ý tình gì chăng vì cái bài Thanh Bình điệu kia nó cũng rậm rật xuân tình của lão già với giai nhân xưa? (Nhuận bút câu đối (chôm, xào) cũng không tệ!!! Haha!)

GIÁ NHƯ


THI HỨNG 10-tranh Trần Nhương
Yêu em tóc đã bạc rồi
Trái tim không biết nói lời mộng mơ

Giá như gặp tự ngày xưa
Anh không vướng víu giàn dưa vườn cà

Giá như chưa có người ta
Tầm xuân lúc nụ khi hoa sợ gì

Giá như ở tưổi đương thì
Hồ Tây tát cạn, Ba Vì xô nghiêng.

Giá như anh có máu điên
Xây hồ bán nguyệt, sắm thuyền dong chơi

Giá như chẳng có ông trời
Đưa em du lịch nước người cho sang

Giá như lắm của nhiều vàng
Ta thuê thợ đúc tượng nàng khắp nơi

Giá như có kiếp luân hồi
Kiếp sau anh chỉ đợi người hôm nay

Giá như là nói cho hay
Biết rằng trời rộng mây bay lắm đường...

Đại Lải, 18.8.2001

VỪA ĐỦ


Em vừa đủ để anh khao khát
Vừa đủ làm cho anh thật là anh
Trời chớm thu vừa đủ nét xanh
Quả chua ấy cũng vừa đủ ngọt.

Em vừa đủ để qua thời non nớt
Nét thục hiền vừa đủ chút đành hanh
Trong vững bền vừa đủ sự mong manh
Trong đằm thắm vừa đủ lòng nghi kỵ.

Em đàn bà vừa đủ men thi sĩ
Em trang đài vừa đủ nét chân quê
Thích cộng vào vừa đủ biết đem chia
Lòng ngay thẳng vừa đủ mưu che đậy.

Em già dặn vừa đủ điều non bấy
Em tươi vui vừa đủ nét ưu phiền
Em lạnh lùng vừa đủ để thôi miên
Em gìn giữ vừa đủ lòng nổi loạn

Anh khao khát với trái tim lãng mạn
Mong suốt đời vừa đủ để yêu em...



KIM MỘC THỦY HỎA THỔ - Tranh bột màu của Trần Nhương

7 ĐIỀU CẦN NHỚ SUỐT ĐỜI



7 điều sau đây, chúng ta cần học và nhớ suốt đời; có người cả đời cũng chưa học hết những điều này…


Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn
Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

SỰ "GƯƠNG MẪU" VÀ "LIÊM SỈ" TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


 Ngọc Quang (Thực hiện)



Ông Dương Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng của xã hội ta bây giờ phải đấu tranh là sống cho trung thực, làm trung thực, nói cho thực”.

Chống tham nhũng như chống dịch bệnh
Thưa ông, gần tới các kỳ Đại hội Đảng lại thấy xuất hiện nhiều thông tin trên các trang mạng inernet nói về tài sản của một số cán bộ lãnh đạo. Theo ông làm cách nào để ngăn chặn những thông tin kiểu này?
Ông Dương Trung Quốc: Thông tin là nhu cầu rất cần thiết với mỗi con người từ xưa tới nay, vì thế cần thấy rằng nhu cầu tìm hiểu để có thông tin của người dân là hết sức bình thường chứ chẳng có gì đặc biệt cả. Việc xây dựng Luật tiếp cận thông tin cho thấy, thông tin chính là một yếu tố tạo nên xã hội dân chủ, lành mạnh.

Và trên thực tế xuất phát từ nhu cầu ấy thì người dân tìm đọc các kênh không chính thống và ở đó có nhiều thông tin không được kiểm duyệt về các khối tài sản kếch xù của lãnh đạo và nhiều người tin rằng đó là sự thật, bởi vì các kênh truyền thông chính thống của nhà nước thì không hề đề cập gì tới chuyện này. Trước những luồng thông tin trái chiều, các nhà phải lãnh đạo cần phải lắng tai nghe đã chứ đừng vội vàng phản ứng, vì lắng nghe thì sẽ tìm thấy giải pháp.
Chúng ta phải ý thức đấy là nhu cầu bình thường để có cách ứng xử với sự bùng nổ về khoa học công nghệ, nói ở một góc độ nào đó thì ở đây sẽ diễn ra cuộc đấu tranh rất quan trọng. Hơn nữa khi người dân còn quan tâm đến các thông tin liên quan đến lãnh đạo thì lại là chuyện đáng mừng, chỉ sợ người dân thờ ơ, buông xuôi.
Ông Dương Trung Quốc: “Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là chúng ta phải sống trong một thế giới rất thiếu sự trung thực”. ảnh: Ngọc Quang.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

CƠN GIÔNG CHIỀU

CƠN GIÔNG CHIỀU - Tranh sơn dầu của Trần Nhương

ANH BỎ EM VÀO CÂU HÁT


THI HỨNG - Tranh sơn dầu của trần Nhương

Người bán rau bỏ sâu vào
cho thành rau sạch
Người nấu rượu bỏ đạm vào
cho thành rượu ngon
Người bán hoa quả bỏ điôxin vào
cho hoa quả tươi
Người quá lứa bỏ silicon vào
để thành người trẻ
Người đểu cáng bỏ nụ cười vào
cho thành người thánh thiện
Người trọng bệnh bỏ tư tưởng vào
mong trở thành tráng kiện

Anh bỏ vào em câu hát
Chúng mình cùng ngân nga....

TRÙNG KHÁNH, MỘT BÀI THƠ HAY

Nghiêng ngả Trùng Khánh 
Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai (*) 
Em gái Tày ơi 
Cho anh về Bản Giốc 
Nước Quây Sơn trong như nước mắt 
Khóc những ngày bão dông…
  
Trùng Khánh 
Ai mời “quả cả cây 
Rượu cả chum” (**) 
Nụ cười mời người ở lại 
Ngô mía mát đồng con gái 
Em mùa phơi mầu 

Trùng Khánh 
Đàn tính với điệu then 
Như hạt dẻ trộn nếp nương 
Ăn một lần cả đời chỉ nhớ 

Trùng Khánh 
Dằng dặc đường biên 
Dằng dặc màu chàm 
Dằng dặc lính biên phòng 
Dằng dặc anh 

Trùng Khánh 
Núi như thành 
Ngọn như kiếm 
Biên cương thức với Kỳ Sầm(***) 
Sông Hiến sông Bằng 
Khâu Liêu sừng sững 

Trùng Khánh 
Trùng Khánh 
Một tiếng cười Quây Sơn…

    Trần Nhương 

(*): Dá Hai: Một điệu dân ca Nùng 
(**): Thơ Y Phương 
(***): Kỳ Sầm: Một tên khác của Nùng Trí Cao

Lời bình của Vũ Bình Lục

Nhà thơ Trần Nhương viết Trùng Khánh, khi ông tham gia trại viết do Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với địa phương tổ chức tại Cao Bằng.  Khi bài thơ được công bố trên Tuần báo Văn Nghệ, tôi “Alô” chúc mừng nhà thơ về sáng tác mới, Trần Nhương vui lắm, nói rằng, để trả nghĩa Cao Bằng. Riêng tôi thì nghĩ thêm, có lẽ cái nghĩa phải trả cho một miền quê sơn cước mà Trần Nhương nói vui ở đây, không thể chỉ là hơn chục ngày trời ở trại viết, ông và những thành viên của đoàn nhà văn đã được địa phương biệt đãi nhiều điều. Cái nghĩa mà non nước Cao bằng để lại cho thi sĩ Trần Nhương, cho các nhà văn nhà thơ dự trại, cho cả nước Nam ta, chắc chắn còn là những giá trị thiêng liêng, lung linh, sâu đằm trầm tích văn hoá và lịch sử. Đó cũng chính là ý tưởng chủ đề mà nhà thơ Trần Nhương đã thể hiện trong một bài thơ hay, có thể xem là mới nhất của ông!