Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

SỐ PHẬN BÀI BÁO "TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN"...


Hồ Viết Thịnh

Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm...


“Đăng và gỡ”…
. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?

+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tếđược gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tếsố tết Ất Dậu 2005.
. Vậy còn thăng trầm?

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

CÁC VUA HÙNG CÓ TUỔI THỌ NHƯ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH

(TNO) Nguồn tin từ Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Gia Lai ngày 27.4 cho biết: Quần thể gồm tượng Quốc tổ và 18 tượng Vua Hùng vừa được Tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận lớn nhất Việt Nam.

Tượng Quốc tổ, 18 tượng Vua Hùng được Guiness Việt Nam vinh danhTượng Quốc tổ
Quần thể này nằm trong Công viên văn hóa Đồng Xanh, TP.Pleiku (Gia Lai) với nhiều hạng mục đặc sắc như nhà Rông, phiên bản Chùa Một Cột, tượng Quốc tổ bằng gỗ mít nặng trên 2 tấn; vườn bách thảo, chim thú, vườn tượng; gỗ hóa thạch triệu năm…

HÃY THAY ĐỔI NHỮNG GÌ ĐÃ LỖI THỜI

     

Cuộc trường chinh của dân tộc Việt Nam suốt 20 năm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã về đích thắng lợi vào ngày 30.4.1975. Non sông đã liền một dải! Sau 40 năm nhìn lại, thế hệ những người làm nên chiến thắng và cả những người bại trận đều đã già, người còn - người mất. Thế hệ những người sinh ra sau 1975 - con cháu của cả bên thắng lẫn bên thua - hiện đang là lớp người gánh vác nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

    1. Thế hệ sinh ra thời hậu chiến đang chiếm số đông trong số hơn 90 triệu dân nước Việt. Họ không bị vướng bận nhiều với quá khứ chiến tranh, chia cắt. Cần được huy động tối đa trí tuệ và sức lực để đưa đất nước lên một tầm cao mới.

    Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

    TRANNHUONG.COM ĐÃ TRỞ VỀ


     
















    TNc: sau hơn 2 tháng tên miềnTRANNHUONG.COM lang bạt kì hồ hoặc bị mắc kẹt ở đâu đó. Hôm nay 26-4-2015 "cô nàng" lại trở về nhà.
    Như vậy là hai tên miềnTRANNHUONG.COM vàTRANNHUONG.NET đều có thể ghé thăm TRANNHUONG.COM. Ngoài TRANNHUONG.COM, Trần Nhương còn các trang TRAN-NHUONG.COM, TRANLAO.BLOGSPOT.COM.
     
    Hiện nay trên mạng có một trang TRANNHUONG.COM.VN không phải của Trần Nhương. Xin thông báo để bạn đọc được rõ.
     
    Hai tên miền quốc tế tôi đã báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
     
    Mời các bạn ghé thăm và bầu bạn góp cổ phần với tinh thần vui là chính và xây dựng cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
    TRẦN NHƯƠNG

    Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

    TRUNG QUỐC ĐIÊN CUỒNG XÂY DỰNG THÊM 2 SÂN BAY TRÁI PHÉP Ở TRƯỜNG SA

    HỒNG THỦY

    (GDVN) - Hoạt động xây dựng điên cuồng của Trung Quốc là một minh chứng về ý đồ bành trướng trên Biển Đông cũng như năng lực theo đuổi...
    Chỉ trong vài tuần lễ,  Trung Quốc đã xây dựng một đường băng bất hợp pháp trên đá Xu Bi nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
    The Diplomat ngày 25/4 đưa tin, tốc độ, quy mô và cường độ xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc hiện nay ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là chưa từng có. Hoạt động xây dựng điên cuồng của Trung Quốc là một minh chứng về ý đồ bành trướng trên Biển Đông cũng như năng lực theo đuổi các dự án lớn thực hiện tham vọng (phi pháp) của họ. 

    Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

    CHÙM ẢNH AO QUÊ...NHÌN MÀ MÊ


    alt 

    Em xinh Em đứng một mình cũng xinh...!!



    alt

    MỘT CÁCH NHÌN 18 NĂM VĂN HỌC VIỆT NGOÀI NƯỚC


    Lê Hoài Nguyên


     I- Từ Văn học lưu vong đến Văn chương hải ngoại
    Tháng 10 năm 1981, trong bài giới thiệu cuộc hội thảo của mười tác giả, tạp chí “Nhân Chứng” còn rụt rè nhận xét: “Tạm gọi là một nền văn học lưu vong cũng đã hình thành”. 

    Thái Tú Hạp thì băn khoăn:” Sáu năm, khoảng thời gian chưa đủ để vơi dịu những nỗi đau đớn thoát lìa quê hương, nhận phận kiếp lưu đày với muôn vàn cay đắng tủi nhục. Nhìn lại sáu năm văn học Việt Nam nơi xứ người quả là một vấn đề quá lớn, có hơi vội vã chăng?”.

    Uông Hồ Vệ thì đầy thất vọng trong một cái tít : “ Bộ môn văn: con dao cùn trong tay những người cầm bút lưu đày”.
    Bảy năm sau, 1988, Bùi Vĩnh Phúc trên tạp chí “Văn học” số 30 đã có thể viết rằng : “ Dòng văn chương ngoài nước của người Việt sau mười ba năm xa xứ có khá nhiều sinh động. Nó cho ta hình ảnh của một dòng sông lớn tách ra làm nhiều nhánh.” Tuy nhiên ông vẫn phải đặt một câu hỏi khi vào bài:

    “ Có hay không có một dòng văn học của những người Việt tứ xứ sau 30-4-1975?”.

    Chỉ hai năm sau nữa, Nguyễn Hưng Quốc trên Tạp chí Văn học số 47 và 48, Nguyễn Hữu Nghĩa và Nguyễn Mộng Giác trên Tạp chí Văn Xã số 3 đã không cần phải đắn đo để mỗi người làm một bản sơ tính 15 năm văn học lưu vong theo cách riêng của mình. 
    Ở thời điểm này bộ mặt văn học hải ngoại đã khác xa với tinh thần khởi điểm ban đầu của nó.
    Bùi Vĩnh Phúc cảm thấy cần phải dùng “dòng văn chương ngoài nước” thay cho “ dòng văn chương lưu vong” hoặc “ văn chương hải ngoại”. Ông viết :

    “ Khi nói ngoài nước, ta vẫn cảm thấy gần gũi đối với đất nước với con người Việt hơn là khi nói đến quốc ngoại”. Sự cảm thông, sự rung động này có lẽ là do ảnh hưởng khác biệt đối với thâm thân của ta hai tầng ý nghĩa thuần Việt và Hán Việt”.


    SƠN NAM KỂ CHUYỆN CƯỜI

     Lê Minh Quốc


    NVTPHCM- Lật lại sổ tay, tìm vài tư liệu viết cho TTC Xuân 2015, tôi chợt nhớ lại những ngày tháng đã từng “thọ giáo” Sơn Nam. Qua đó, đã có không ít lần nghe ông kể chuyện hài hước, vui nhộn.

    Ngày xưa, thời khẩn hoang ở Cà Mau tính tình người dân đôn hậu, chất phác lắm. Bà con sống nghĩa tình, “sớm hôm tắt lửa có nhau”. Anh nông dân nọ đào được mớ khoai lang, đặt trước xuồng rồi chèo dọc dòng kênh tặng bạn bè chòm xóm. Nghe tiếng gọi í ới, ông tía bảo cô con gái chừng 15, 16 tuổi xách rổ xuống bến lấy vài củ khoai về nấu ăn chơi. Do anh chàng chèo xuồng mặc quần cụt, ống rộng, ngồi co chân nên cô gái thấy hai “quả trứng” đu đưa tòng teng. Cô thiệt thà bảo: “Tưởng gì, chứ củ đó ở nhà ở nhà… tía cháu, anh cháu cũng có rồi”. Anh chàng nọ giật mình, duỗi chân ra rồi chỉ phía trước: “Cháu à, lấy mấy củ ở trước xuồng kìa”. Cô chọn vài củ, nói cám ơn: “À, mấy củ này thì được, chắc là ngon”.

    Trong Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam có đôi lần viết về chuyện đánh cọp thời khai hoang lập ấp. Đọc lên du dương, nghe sướng tai lắm. Nhưng mẩu chuyện này mới là “phong cách” bác Ba Phi. Ông kể: Có anh chàng nọ mới rạng ngày đã đi ra ruộng. Trên đường lờ mờ sáng, chợt thấy con cọp ngồi chống tó phía trước, chỉ cách một sải tay, anh ta sợ khiếp vía đến nổi không nhắc chân lên nổi. Phen này “ngủm củ tỏi” là cái chắc. Anh ta bèn lấy hết thần lực lột cái khăn bị trên đầu rồi chắp hai tay, quỳ xuống mà xá lấy xá để. Dè đâu, con cọp “hộc” lên một tiếng vang động, co chân… chạy tuốt vào rừng! “Cọp đánh nhau với người nhiều trận nên nó cũng hiểu các thế võ, nhưng gặp cái thế “chắp tay quỳ lạy”, nó ngỡ độc chiêu bí hiểm nên co chân chạy bén gót là phải thôi!”. Nói xong, ông cười khà khà.

    SỐ PHẬN BÀI BÁO "TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN"...

    Theo phapluattphcm

    Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
    Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm...
    “Đăng và gỡ”…
    . Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?
    + Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005.

    Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

    VUA HÙNG TÊN THẬT LÀ GÌ?






    1. Hùng và Lạc
    Chữ Hùng (雄: trong Hùng vương, Hùng điền) hay chữ Lạc (雒: trong Lạc vương, Lạc điền, Lạc hầu, Lạc tướng) chữ nào có trước?
    Chữ Lạc có trước, xuất hiện trong văn bản Giao Châu ngoại vực kí [交州外域記, Jiaozhou waiyu ji]. Cụ thể như sau:
    交州外域記曰,交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。縣多為雒將。雒將銅印青綬。
    Giao châu ngoại vực kí viết: “Giao Chỉ tích vị hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền, kì điền tòng triều thủy thượng hạ/thướng há, dân khẩn thực kì điền, nhân danh vi lạc dân. Thiết lạc vương lạc hầu chủ chư quận huyện. Huyện đa vi lạc tướng. Lạc tướng đồng ấn thanh viện.”

    BÂY GIỜ CÓ NHIỀU THỨ QUÁ THẤT VỌNG NÊN BẢN NĂNG THỨC DẬY

    • Chi Mai – Hạ Anh thực hiện

    Trong nhiều sự kiện xã hội gần đây như tranh cướp bia, hôi của, cướp hoa... và gần đây nhất là chen lấn vượt rào để vào công viên nước Hồ Tây, nhiều người lại nhắc tới khái niệm "tâm lý đám đông", trích dẫn phân tích của nhà tâm lý học Gustave Le Bon để phân tích hiện tượng này.
    Chúng tôi đã tìm gặp nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, người dịch cuốn sách "Tâm lý học đám đông" của Gustave Le Bon (Nguyễn Xuân Khánh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, NXB Tri thức, 2006).
    Một cách ngắn gọn nhất, trên những kiến thức mà ông tiếp nhận và truyền bá đi, ông lý giải các hiện tượng nói trên như thế nào?
    - Cứ khi nào đám đông tập hợp lại thì vô thức của đám đông xuất hiện. Khi đã vào đám đông, con người mất hết bản sắc riêng rồi. Lúc bấy giờ, đám đông hướng dẫn, chỉ đạo mình.
    Cũng không thể điều đó nói là sai hay đúng được. Khi định nghĩa sai - đúng là qua chính trị rồi, là hai bên đối kháng nhau. Còn những hiện tượng nêu trên không điển hình cho tâm lý đám đông như những sự kiện liên quan tới chính trị, có ý tưởng, có chuẩn bị.
    Những sự kiện vừa rồi chỉ là dùng đông người để đỡ sợ, tìm sự đồng lõa, chứ không hẳn là tâm lý đám đông. Chỉ là dùng đám đông để tự tin hơn, chứ không phải cả đám đông đi ăn cướp, làm bậy.
    Tâm lý học đám đông, Nguyễn Xuân Khánh, Gustave Le Bon, NXB Tri thức
    Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
    Vậy thì, hiện tượng nói trên cho thấy người dân đang thiếu hụt những điều gì, thưa ông?

    Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

    THỜI CỦA HAI CHỮ ĐẠO VĂN

        Hoàng Tuấn Công

    “Đạo văn” là gì?

    Chữ Hán  [đạo] cổ văn vẽ hình người đang nhỏ nước dãi, cúi nhìn cái liễn đựng thức ăn vẻ thèm muốn, nghĩa gốc là trộm cắp.[1]"Thuyết văn giải tự": “-私利物也[đạo-tư lợi vật dã] (đạo nghĩa là [lấy] vật làm lợi riêng). "Hán Việt từ điển"-Đào Duy Anh giải nghĩa: Đạo : lấy trộm của người. Lấy cái vật mình không đáng được lấy”"Hán Việt tự điển"-Thiều Chửu: Đạo : Ăn trộm ăn cắp, cái gì không phải của mình mà mình lấy đều gọi là đạo cả.” ...


    Vậy, “đạo văn” hiểu đúng theo nghĩa đối dịch là ăn cắp văn của người khác.

    Có thể nói “đạo văn” là “ngón nghề” xuất hiện khá muộn ở Việt Nam. Xưa kia, các cụ làm sách lưu truyền hậu thế chủ yếu bằng chép tay hay khắc in ở các cơ sở tư nhân, không ai chứng nhận tác quyền. Thế mà chẳng ai sao chép, trộm cắp của ai. Ngược lại, lịch sử văn học Việt Nam để lại khá nhiều tác phẩm khuyết danh (vô danh thị). Một số tác phẩm giá trị gây tranh cãi về tác giả, nhưng đều do nguyên nhân khách quan. Mấy ngàn năm chế độ phong kiến cho tới gần trọn thế kỷ XX, khái niệm “đạo văn” dường như hãy còn xa lạ, hãn hữuvới môi trường văn chương, học thuật dựa trên nền tảng tài năng, ý thức sáng tạo và lòng tự trọng của người cầm bút. (Xin chớ lầm sự vay mượn, vận dụng điển cố, điển tích tài tình, có sáng tạo của người xưa với nghĩa của hành vi “đạo văn” tràn lan hiện nay).

    BIỂN ĐÔNG: ÔNG TẬP CẬN BÌNH HÃY ĐẶT MÌNH VÀO ĐỊA VỊ VIỆT NAM, PHILIPPINES

     
    Hồng Thủy

    (GDVN) - Xin ngài vui lòng đặt mình vào vị trí của chúng tôi. Và sau đó hy vọng chúng ta sẽ có thể đạt được một mối quan hệ tốt hơn, đặc biệt là với những vấn đề ...
    Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: Yahoo News.
    South China Morning Post ngày 20/4 đăng bài phỏng vấn độc quyền Tổng thống Philippines Benigno Aquino III xoay quanh vấn đề Trung Quốc xây dựng, cải tạo bất hợp pháp ở Biển Đông đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Khi được hỏi rằng Tổng thống Philippines có thông điệp gì gửi ông Tập Cận Bình, ông Aquino cho biết:
    "Lúc ông ấy rảnh rỗi, có lẽ là khi ông ấy đang nghỉ ngơi tôi thực sự sẽ hỏi ông ta: Hãy đặt mình vào vị trí của chúng tôi, và có lẽ thậm chí là cả Việt Nam, ngài sẽ trả lời thế nào về những thách thức đang diễn ra ở Biển Đông? Xin ngài vui lòng đặt mình vào vị trí của chúng tôi. Và sau đó hy vọng chúng ta sẽ có thể đạt được một mối quan hệ tốt hơn, đặc biệt là với những vấn đề tranh cãi".

    AI CHỈ ĐẠO - CHỈ ĐẠO AI ?


    (PetroTimes) - Không có thống kê nên không ai biết được hiện nay ở các tỉnh có bao nhiêu ban chỉ đạo (BCĐ) các loại… Tính toán một cách cơ học như TP Đà Nẵng có trên 100 BCĐ nên cứ theo cơ chế mà suy thì cả nước phải có 5.000-6.000 BCĐ và cứ tạm tính mỗi ban có mươi mười lăm người thôi thì số người khoảng... đã... 10 sư đoàn. Kèm theo đó là bao nhiêu kinh phí nuôi bộ máy các BCĐ này.
    Năng lượng Mới số 414
    Có lẽ ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng là người đứng đầu đầu tiên để mắt tới bộ máy chỉ đạo thuộc quyền để kêu trời, vì mỗi địa phương có quá nhiều BCĐ đã ngay lập tức khiến dư luận chú ý.
    Hẳn là các BCĐ này không có chức năng, nhiệm vụ gì quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố, bởi ban này có cũng như không nên mới có dự kiến giải tán 70-80% số BCĐ hiện có. Theo như tính toán của lãnh đạo Đà Nẵng, việc giải thể các ban “thái vô tích” này chưa kể đến giảm chi ngân sách nuôi bộ máy đã bớt được trên 150 cuộc họp nhất thiết phải có mặt lãnh đạo thành ủy, ủy ban và các sở, ban, ngành, quận, huyện liên quan. Mà phàm là họp là tốn kém kinh phí lắm. Xưa nay không bao giờ có họp xuông, họp chay cả.
    Ai chỉ đạo - Chỉ đạo ai?
    Vấn đề mà Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ đưa ra thực ra không mới. Các ông giám đốc Sở Nội vụ nào cũng biết rất rõ việc phình to hệ thống các BCĐ của tỉnh nhưng không “dám” kêu, kể cả trong cấp ủy lẫn HĐND, nhất là sắp đại hội, bầu bán đến nơi rồi. Thế nên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng là người “nổ súng” đầu tiên vào thành lũy bảo thủ trì trệ ở các BCĐ này.

    Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

    NHÀ TÙ SƯỚNG NHẤT THẾ GIỚI


    Anh Minh

    Posted on  by nghiemluongthanh

    2-5345-1429325317.jpg
    Tù nhân Na Uy bị giam giữ ở đây không có cảm giác đang đi cải tạo, mà đơn giản là tham gia vào một kỳ nghỉ bên bờ biển, hàng ngày cưỡi ngựa, câu cá và nằm dài tắm nắng vào mùa hè.
    Du khách đến Na Uy không chỉ được tham quan thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thưởng thức các món ăn ngon đặc sản, mà sẽ còn được hướng dẫn viên giới thiệu về một nhà tù kỳ lạ có tên là Bastoy.
    Ngoài khơi cách bờ biển Olso, Na Uy 75 km có một hòn đảo nhỏ. Đây là “nhà” của 115 tù nhân, bao gồm cả những tên tội phạm được xếp vào hàng nguy hiểm nhất quốc gia. Tuy nhiên, Bastoy nổi tiếng và được nhiều người gọi là “nhà tù sướng nhất thế giới” bởi người phạm tội không phải trải qua cuộc sống tù ngục như những nơi khác. Thời gian họ sống trên đảo giống như đang tham gia vào một kỳ nghỉ nhiều hơn.
    2-5345-1429325317.jpg
    Các tù nhân sẽ được lựa chọn công việc cho mình trong thời gian cải tạo. Có tù nhân chọn cho mình công việc chăm sóc ngựa hoặc chăn nuôi gia súc. Người khác lại thích làm công việc đồng áng, đầu bếp, quản lý cửa hàng tạp hóa, thợ mộc, cơ khí và thậm chí là người chở phà. Ảnh: Amusing.

    Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

    CCTV 4: VIỆT NAM LUÔN COI TQ LÀ ĐỐI THỦ HÀNG ĐẦU NHƯNG KHÔNG DÁM NÓI

    HỒNG THỦY

     0)
    (GDVN) - CCTV4 đang tự bôi nhọ mặt mình và làm xấu thể diện quốc gia.
    Lật Trung Dân, người dẫn chương trình CCTV4 trong phóng sự bình luận xuyên tạc về chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ Việt - Trung. Ảnh cắt từ clip.
    Kênh thời sự quốc tế tiếng Trung Quốc của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV4 ngày 18/4 phát sóng phóng sự bình luận với tiêu đề "Thuật cân bằng giữa các nước lớn của Việt Nam" trong đó dẫn lời một chuyên gia nói rằng "Việt Nam lúc nào cũng xem Trung Quốc là kẻ thù hàng đầu nhưng không dám công khai nói ra". Các báo Trung Quốc khi dẫn lại tin này đều lấy ý trên để đặt tít.

    BÀI PHÚ CAO BỒI GIÀ GỬI TUẤN CÔNG THƯ PHÒNG

                      Tuấn Công Thư phòng

             
                  Saigon ngày 14-04-2015

              Kính gửi anh Hoàng Tuấn Công

              Tôi không phải nhà văn, nhà thơ chi hết, nhưng vốn yêu thích thơ văn, ca dao tục ngữ nên cũng  hay viết lách  cho thỏa lòng mê say. Tôi biết đến Thư phòng của anh tình cờ qua trang Quê Choa.Thật thú vị khi được đọc những bài viết của  anh, mang  tính chất lý luận phản biện  chuyên nghiệp, thật sắc sảo, cẩn trọng và có tâm. Là độc giả ngưỡng mộ anh nên cũng muốn giao lưu cùng anh. Nhân đọc các bài anh mới viết về các câu đối của GS Vũ Khiêu, tôi có viết  bài Phú xin gửi anh đọc thư giãn. Chỉ là kẻ tay ngang nên tôi lấy bút danh  Cao Bồi Già, vì xét mình chỉ như một gã Cao Bồi già hết thời dạo quanh đồng cỏ. Mời anh ghé thăm trang nhà Đường Thi Quán tại:http://thocaoboigia.blogspot.com
     Có gì còn non kém xin anh chỉ giáo, Cảm ơn và chúc anh sức khỏe  an lành.