Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

TƯ DUY BIỆN CHỨNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TRONG MO "ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC"


Hoàng Tuấn Phổ



"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.
Trong những đêm cúng thi hài người chết còn lưu lại trong nhà, thầy mo đem "Đẻ đất đẻ nước" truyền thụ cho hồn ma những kiến giải về vũ trụ, nhân sinh...song thực chất, lời văn "Đẻ đất đẻ nước" lại chứng tỏ rằng để phục vụ người sống. Nhờ văn học nghệ thuật, tôn giáo hấp dẫn, lôi cuốn quần chúng; ngược lại, với tôn giáo, văn học nghệ thuật được bảo lưu, truyền bá.
Thần thoại các dân tộc phản ánh yếu tố duy vật thô sơ, biện chứng sơ khai của người xưa không phải là hiếm. Ở "Đẻ đất, đẻ nước" sự tạo lập nên trời đất, vũ trụ được giải thích bằng Ông-Thu-Tha, Bà-Thu-Thiên, như là chịu ảnh hưởng của thuyết "âm dương":

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

KHÔNG ĐƯỢC LÒNG DÂN THÌ NẮM QUYỀN CŨNG CHẲNG ĐỂ LÀM GÌ



Tuần Việt Nam

Tiếp tục cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, GS Vũ Minh Giang cho rằng mục đích tối thượng của bất cứ quốc gia nào cũng lấy hạnh phúc của người dân là điều quan trọng nhất.
Tuần Việt Nam giới thiệu kì 2 của tọa đàm kỉ niệm 70 năm thành lập nước chủ đề “Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ, nghĩ về Việt Nam giàu mạnh” với sự tham gia của GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo ĐHQG, Hà Nội và GS Trần Ngọc Vương, Giảng viên khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.Nhà báo Lan Anh:Bàn tiếp về vấn đề độc lập, trong bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. 70 năm đã trôi qua, chúng ta đã thực sự có được độc lập, tự do như mong mỏi của Bác Hồ hay chưa?
GS Vũ Minh Giang: Đây là vấn đề rất lớn và không thể nói một cách đơn giản.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

"CÁI KIM" CHÂM THẲNG VÀO "HUYỆT" CƠ CHẾ BẢO THỦ


Tô Văn Trường


Ngày nay trong dân gian và trong cả các văn kiện chính thức ít ai đưa ra câu hỏi “đã có bao nhiêu người đã hy sinh thầm lặng để có Nghị quyết Đại hội VI (1986) về Đổi mới mà ngày nay chúng ta đang thụ hưởng thành quả của công cuộc Đổi mới đó?”
Ông Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (cũ) Kim Ngọc đúng là "cái Kim bằng Ngọc" sinh ra để vá những mảnh áo rách cho đời trong những ngày mùa đông giá rét của một thời bao cấp. “Cái Kim bằng Ngọc" nhỏ bé nhưng dám châm thẳng vào cái “huyệt" của cơ chế bảo thủ, cảnh tỉnh và thức tỉnh tư duy xơ cứng dài mấy thập kỷ. Kim Ngọc còn quý hơn cả ngọc! Từ hiện tượng Kim Ngọc chúng ta có thể rút ra bài học về " khoán 10" trong đời sống chính trị - xã hội hôm nay.
30 năm, nông nghiệp, cố Bí thư Tỉnh ủy, Vĩnh Phú, Kim Ngọc, khoán 10, anh hùng
Ông Kim Ngọc. Ảnh tư liệu
Thức tỉnh tư duy xơ cứng
Khi ngồi trên máy bay, có lẽ ít ai đưa ra câu hỏi “có bao nhiêu phi công thử nghiệm đã bỏ mạng để có được chiếc máy bay hiện đại mà mình đang là người thụ hưởng?”. Cũng tương tự như vậy, ngày nay trong dân gian và trong cả các văn kiện chính thức ít ai đưa ra câu hỏi “đã có bao nhiêu người đã hy sinh thầm lặng để có Nghị quyết Đại hội VI (1986) về Đổi mới mà ngày nay chúng ta đang thụ hưởng thành quả của công cuộc Đổi mới đó?”

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

GS Trần Quốc Vượng

Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung đã và đang phát triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX.
Tạm bỏ qua một bên mọi sự “giải thích”, nào đổ tội cho phong kiến đế quốc, thực dân, bành trướng, thiên tai, địch họa, chiến tranh, cách mạng; nào viện dẫn sai lầm chủ quan của những người cầm nắm vận mệnh quốc gia mấy chục năm qua, v.v… tình trạng ấy là không bình thường, gây nên một bức xúc tâm lý, một nỗi đau thân thể, một nhức nhối thân xác và tâm linh, buộc KẺ SĨ và NGƯỜI DÂN, vừa gian khổ kiếm sống, vừa suy nghĩ đêm ngày, tìm cách khắc phục và vượt qua tình trạng tủi nhục này…

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

CHÙM THƠ MÙA THU CỦA TRẦN NHƯƠNG


Trần Nhương

Tranh THU RỪNG của Trần Nhương

CUỐI THU
Gió đông bắc mới chớm về
Trời mang mang nhớ, đất se se buồn
Hồ nao nao sóng cô đơn
Núi ngơ ngơ núi thả hồn vào mây
Hoa nhạt nhạt ẩn trong cây
Nắng hao hao tưởng giữa ngày trăng lên

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

VẼ CHÂN DUNG NGUYỄN KHẮC PHỤC

Trần Nhương
Thứ hai ngày 10 tháng 8 năm 2015 10:39 AM

Chân dung Nguyễn Khắc Phục do họa sỹ Lê Đại Chúc vẽ


Chân dung Nguyễn Khắc Phục do Trần Nhương vẽ

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHỤC VÀ ... "NKP GỬI LẠI"


Dương Đức Quảng


Tôi viết những dòng này như để trải lòng mình trước một tin dữ về một căn bệnh hiểm nghèo đang đến với một người bạn của mình: Ung thư phổi! Người bạn ấy là nhà văn Nguyễn Khắc Phục, một người tôi thân quý từ hơn bốn mươi năm trước.
.
Ba lần mặc váy hoa lên bàn mổ
.
Hôm ấy, nhà báo Lê Đức Hùng từ Đà Nẵng ra Hà Nội điện mời tôi cùng ăn sáng để bàn việc in tập thơ của Phan Duy Nhân do anh và một số anh em thân hữu ở Đà Nẵng chủ trương. Tôi và Hùng quen biết nhau từ năm 1974, khi tôi là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng Quảng Đà, còn Hùng đang học trung học ở trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, tham gia phong trào đấu tranh chống Mỹ-Thiệu bị lộ phải ra căn cứ cùng một số bạn bè khác. Chúng tôi gặp nhau tại xã Xuyên Trà thuộc huyện Duy Xuyên trong lần tôi và Nguyễn Khắc Phục, một nhà văn trẻ từ Hội Văn nghệ Giải phóng Khu V xuống Quảng Đà cùng về công tác tại Ban Mặt trận Thành phố đang đóng tại đây. Hùng rất vui vì được gặp hai nhà văn, nhà báo mà Hùng biết tên qua bài thơ "Thành phố rôc-két, thành phố tâm hồn du kích" của Nguyễn Khắc Phục và "Gửi dòng sông thân yêu" của tôi. Hai bài thơ này Hùng chép từ tạp chí "Văn nghệ Giải phóng" Trung Trung bộ vào sổ tay của mình. Lần gặp nhau ấy có cả Phan Duy Nhân, một "thủ lĩnh" phong trào đấu tranh chống Mỹ-Thiệu của phật giáo và học sinh sinh viên Đà nẵng, là Ủy viên Thường vụ của Ban lãnh đạo "Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng" trong cuộc đấu tranh nổi dậy làm chủ thành phố Đà Nẵng 76 ngày đêm năm 1966, một cựu tù nhân Côn Đảo mới được chính quyền Sài Gòn trao trả sau Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam. Ra Hà Nội lần này Hùng muốn mời tôi và Nguyễn Khắc Phục viết bài về Phan Duy Nhân và thơ của Phan Duy Nhân để in vào tập thơ sắp xuất bản. Đó như một món quà chứa đựng tình cảm của bạn bè thân hữu tặng anh Phan Duy Nhân, tức Nguyễn Chính, nguyên Quyền Trưởng ban Tôn Giáo Chính phủ, hiện đang nằm một chỗ sau lần mổ tim và mới bị xuất huyết não. Lê Đức Hùng hỏi tôi:
- Lâu nay anh có hay gặp anh Phục không? Bữa trước em mời anh Phục viết bài cho tập thơ của anh Phan Duy Nhân, anh Phục nhận lời, nhưng hôm qua gọi điện anh ấy nói đang nằm trong Viện 103, mệt lắm, chắc khó viết được.

KẾ SÁCH LÀM GIẦU

Tranh Trương Tuần

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

XÃ MÌNH CHƠI QUẢ TƯỢNG ĐÀI !


Mạc Văn Trang



Hôm nay ông Hùng Phó Chủ tịch xã Đại Phát khánh thành ngôi nhà 5 tầng, vừa xây trên phần đất giãn dân. Khách đến ăn mừng tân gia nhộn nhịp suốt cả ngày. Mấy đồng chí Thường vụ Đảng ủy xã bận họp, chiều tà mới đến. Gia chủ đã dành một bàn cỗ thịnh soạn trên lầu 2, có phòng lạnh mát mẻ...
Tửu nhập, ngôn xuất. Lại toàn các đồng chí chí cốt với nhau nên đủ thứ chuyện rôm rả. Nhưng cuối cùng lại xoay về chuyện tìm kiếm dự án.
Chủ tịch bảo: Này các cậu, năm tới xem kiếm được cái dự án gì, không thì treo niêu à?
Trưởng ban Mặt trận: Khó đấy nhỉ! Điện, đường, trường, trạm, nghĩa trang liệt sĩ, trụ sở ... đủ cả rồi. Đình, chùa, nghĩa trang nhân dân ... thì các thôn nó quản lý.
Bí thư Đảng ủy: Dự án gì phải kều được ngân sách, xã hội hóa một phần, chứ toàn xã hội hóa, dân kêu lắm rồi. Làm như cái Trạm xá vừa rồi là được, nhà nước 7, dân 3...
Trưởng Công an xã: Báo cáo các anh, cái khoản cho khai thác cát trên sông, nộp ngân sách địa phương, năm tới cũng khó khăn lắm. Phần thì cát cũng vãn, phần thì xói lở đất ven bờ ngày càng lớn quá... Dân phản ứng mạnh là mình dẹp cũng khó. Lại còn cái thằng xã Đại Lộc phía hạ, Đại Cường phía thượng, cũng to mồm đòi ăn chia...