Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

RẤT LẠ

Trần Nhương



Lại tầu lạ bắn ngư dân Quảng Ngãi
Một người ngã xuống Trường Sa

Họ ngang ngược chiếm Biển Đông
Mồn leo lẻo hòa bình hữu nghị

Mộng bành trướng núp sau đồng chí
Vẫn nguyên hình một thuở Minh-Thanh

Ôi tầu lạ, súng lạ, người lạ
Dân không lạ... chỉ báo đài... thấy lạ
Có đau không sự lạ hôm nay...!
30-11-2015

HẮN LÀM PHÓ GIÁO SƯ


Nguyên Anh



Ra trường, mỗi đứa đi một nẻo. Tôi nhận công tác nơi xa, còn hắn được giữ lại trường. Bố hắn, cán bộ cấp cao ở tỉnh. Học bình thường nhưng được cái tính tình vui vẻ, hòa đồng, bạn bè trong lớp nhờ việc gì hắn chẳng nề hà.
Hắn có sở thích cũng lạ, những đêm lớp trực tại trường, một – hai giờ sáng, hắn rủ tôi lên ga (tàu hỏa), gọi mấy cái kẹo lạc và ấm chè. Tôi không thích nhưng nhìn hắn nhâm nhi… chè chén rồi trầm ngâm kể về những ngày còn nhỏ ở quê, giọng Bắc của hắn dễ nghe, dần cuốn hút tôi. Lúc lên trường nhận quyết định phân công, gặp hắn để tạm biệt, tôi hỏi: “Ở lại trường làm gì?”, hắn trả lời gỏn lọn: “Chẳng quan tâm”.
Thấm thoắt, vậy mà hơn 20 năm…, tôi và hắn giờ công việc, gia đình, con cái đều đủ đầy, căn bản. Hôm rồi họp lớp gặp lại, tàn tiệc hắn mời tôi về nhà chơi. Vẫn kẹo lạc và ấm chè nóng, vẫn giọng Bắc âm ấm, chỉ có khác là không ngồi ở nhà ga mà trong phòng khách nhà hắn. Tài liệu ngập cả phòng, hắn bảo đang làm hồ sơ đề nghị bổ nhiệm phó giáo sư.
Tôi hỏi hắn: “Khó lắm không?”. Lại… nhấp “chén chè”, hắn thong thả: “Chuyên môn thì vẫn thế, vấn đề là biết quan hệ”. Hắn kể, ra các hội đồng xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư tại đây, được hay hỏng quyết định nhiều ở cách biết xử sự với những thành viên trong hội đồng. Đã có vị, chuyên môn tốt lắm nhưng do không biết quan hệ, vậy là hai ba bận ra hội đồng đều không được.
“Báo cáo bằng tiếng Anh thì sao?”, tôi băn khoăn. Hắn cho biết, tiếng Anh phải nhờ cô giáo dịch báo cáo khoa học rồi dạy phát âm luôn, mất hơn chục triệu. Ra hội đồng người ta hỏi thì sao? Câu hỏi sẽ được cho trước và nhờ cô giáo tiếng Anh chuẩn bị luôn. Muốn được vậy, phải đến nhà hoặc cơ quan của các vị trong hội đồng, cũng mất cho các vị ấy mấy chục triệu(?). Các vị đều vui vẻ nhận và hứa giúp. Ở đây, việc này đã thành lệ, chẳng có gì lạ. Lúc tạm biệt, tôi chúc hắn suôn sẻ.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

QUAN CHỨC TÂY, QUAN CHỨC TA


Nguyễn Văn Tuấn

.
H1
Tranh biếm họa, Thủ tướng Úc, John Howard và TT Mỹ George W. Bush thời chiến tranh Iraq. Nguồn: Internet
Phải nói là câu chuyện ông chủ tịch tỉnh An Giang “kênh kiệu” làm tôi suy nghĩ hoài. Thái độ của ông (và của nhiều quan chức khác ở VN) khác quá xa so với thái độ và ứng xử của giới chính khách phương Tây. Chiều nay đọc được câu chuyện Tổng thống Obama bị chửi trên Twitter, chuyện ông thủ tướng Phần Lan phải ngồi trong toilet máy bay, tôi lại liên tưởng đến hành xử của ông chủ tịch tỉnh An Giang và các quan chức VN nói chung.
Báo Washington Post hôm tháng 3 có một bài tường thuật về những chỉ trích ông trên mạng xã hội Twitter (1) rất thú vị và … vui. Xuất hiện trên một chương trình tivi, ông Obama đọc những tin nhắn phê phán ông. Có một người nickname là RWSurferGirl nhắn ông với câu hỏi: “Có cách nào chúng ta chở ông Obama bằng máy bay đến một sân golf ở nửa vòng thế giới, và cứ bỏ mặc ông ta ở đó” (Is there any way we could fly Obama to some golf course halfway around the world and just leave him there?) Ông Obama không hề nóng giận, mà còn hào hứng trả lời rằng: “Đó là một ý tưởng hay”.
Một người khác lấy tên Carol tweet tin nhắn với hàm ý chỉ trích: Dạo này, tóc ông Obama ngày càng bạc đi. Tôi không nghĩ ra lí do tại sao, bởi vì ông ấy có vẻ chẳng quan tâm đến những gì đang xảy ra (“Obama’s hair is looking grayer this days. I can’t imagine why since he doesn’t seem to be one bit worried about all that is going on.”) Không thấy nói ông Obama trả lời cái tin nhắn này.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

PGS-TS PHẠM QUỐC SỬ: TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ LÀ MỘT THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG


Một Thế Giới

TNc: Việc tích hợp môn học Lịch sử có điều chi uẩn khúc. Tôi xin lỗi trước nếu ý kiến của tôi không phải.: Hình như trong việc này có yếu tố nước ngoài hay tự diễn biến gì đó !?
Lich su, PGS.TS Pham Quoc Su, tich hop,


“Đừng bao giờ nghĩ bảo vệ môn lịch sử là bảo vệ “miếng cơm, manh áo” cho người dạy sử, mà đó còn là bảo vệ sợi dây kết nối tốt nhất của dân tộc hôm nay với nguồn sinh khí truyền thống và thời đại”, PGS-TS Phạm Quốc Sử - Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Thủ đô Hà Nội khẳng định.

Xoay quanh việc tích hợp môn lịch sử được Bộ Giáo dục - Đào tạo nêu ra, cùng với những ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên lịch sử, PGS-TS Phạm Quốc Sử đã có những chia sẻ, những quan điểm hết sức thẳng thắn về vấn đề này.

Tìm hiểu, dạy và học lịch sử là vấn đề sống còn của dân tộc

Thưa thầy, lịch sử và môn lịch sử có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay?

PGS-TS Phạm Quốc Sử: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.

Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người.

Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

CẢM TẠ ĐẤT TRỜI CHO TA SỐNG VUI


Huy Thắng

 


      Ngay cả những người thân thiết nhất khi gặp nhà thơ Hoàng Cát vào những ngày này cũng đều hết sức ngạc nhiên. Ba năm trước gia đình và bạn bè đã tưởng phải chia tay vĩnh viễn tác giả “ Cây Táo ông Lành “ vì anh dính vào một trong tứ chứng nam y, ung thư hạch. Vậy mà bây giờ, ba năm trôi qua, anh vẫn khoẻ mạnh, như có phép mầu. Mới mờ sáng, ngay cả khi đang vào những ngày cuối thu sang đông tiết trời se lạnh và sương mù còn bảng lảng thì đã thấy Hoàng Cát trên xe máy phóng như bay khắp đường phố Hà Nội, phơi phới như một kẻ si tình vừa nhận được lời hẹn hò. Không thấy bất cứ biểu hiện gì của một người bệnh

       Thời kì sức khoẻ tồi tệ nhất của Hoàng Cát trọng lượng cơ thể của anh chỉ có đúng 42 kg. Không phải những ngày anh lên đường tham gia quân ngũ vào chiến trường mà là những ngày hoạn nạn đang cùng vợ yếu, con dại tất tả bươn chải  đủ 17 nghề để phơi mặt kiếm sống trên hè phố. Bây giờ ngược lại, Hoàng Cát là một ông già tuổi đã ngoài thất thập, tóc trắng như cước, da dẻ lúc nào cũng đỏ au như người không biết uống rượu bị ép vài chén cho vui, và cơ thể cân nặng đúng 68 kg. Chính người viết bài này đã từng rất nhiều lần bị đánh thức đột ngột lúc sáng sớm  ( Chả là tôi có thói quen thức khuya, dậy muộn)- “Hello, dạy đi, Hoàng Cát đang chờ dưới nhà, xuống ngay nhé.”

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

AI TRẢ LỜI NGƯỜI DÂN VIỆT CÂU HỎI ĐẮNG CAY NÀY ?


Nhà văn Dạ Ngân


TT - Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?
Tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh tư liệu.
Tượng Trần Hưng Đạo tại Trường Sa
Tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh tư liệu.
Đầu tiên phải nói qua một chút về môn văn trước đã. Vì sao? Vì văn - sử có liên quan mật thiết với nhau, một đằng là tiếng - tiếng Việt, một đằng là sử - sử Việt.
Nói hơi hình tượng, hai môn học ấy giống như đôi chân của một cơ thể, chúng khiến con người vững vàng cất bước với tâm hồn và trái tim yêu thương ở bên trong.
Môn văn đã bị chán từ lâu rồi, từ khi giáo khoa thư bị gò vào một định hướng hẹp và khi học sinh thực hành bằng văn mẫu nữa thì chao ơi, sự phản văn đã rành rành.
Trong khi môn văn bị đối tượng tiếp nhận nó lắc đầu thì môn sử cũng cùng chung số phận. Chúng ta đã đưa cho học sinh thứ sử gì vậy? Vì sao có tình trạng học sinh ngấy sử và không chọn nó làm môn thi bắt buộc?
Nguyên do rất nhiều, nhưng tựu trung sử trong giáo khoa thư cho cấp II và cấp III cũng với nguy cơ phản sử. Sử mà các em phải học đậm nhất từ sau nước Việt Nam đánh đổ phong kiến và giành độc lập, rồi cứ thế là liên hồi chiến công, hết chiến Tượng Trần Hưng Đạo tại Trường Sadịch này đến trận đánh khác.
Các em phải thuộc những thắng lợi luôn luôn là vẻ vang ấy và không chỉ có vậy, còn phải thuộc những liệt kê trong đó mà chúng tôi gọi là cách học sử đếm xác và đếm súng.
Tai hại rõ ràng, môn sử bị chính đối tượng tiếp nhận đẩy ra như một thứ bánh đã bị áp đặt vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho những người đang lớn lên. Ai mà không ngấy, và khi đã ngấy rồi thì sẽ chán lẫn sợ.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

TRẦM LUÂN NÀO CÓ RIÊNG AI


Dương Đức Quảng


TNc. Ngày 14-11 tại Tòa soạn báo Đại Đoàn Kết tại Hà Nội, báo Đại Đoàn Kết và các bạn bè thân hữu của anh Phan Duy Nhân đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách Phan Duy Nhân-Thơ & Đời do Nhà xuất bản Đà Nẵng in và phát hành tháng 10-2015, TNc, xin giới thiệu bài viết "Trầm luân nào có chừa ai" của Dương Đức Quảng cùng tấm ảnh được in cùng bài viết trong cuốn sách. Bài này, ở phần Vĩ thanh tác giả có sửa chữa đôi chỗ so với bản đã in.
Bây giờ nhiều người gặp ông, một ông già về hưu, thường mặc bộ đồ thầy chùa, ra đường thường khoác một chiếc túi vải, lẫn trong hàng vạn, hàng triệu người dân thành phố, không biết ông từng là một nhân vật nổi tiếng trong những năm chiến tranh. Nhưng nhiều người tham gia phong trào đấu tranh ở đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, nhất là ở thành phố Đà Nẵng, đều biết tên ông. Bởi vì ông từng là “Chủ tịch lực lượng thanh niên, học sinh tranh đấu” thời chống Mỹ ở tỉnh Quảng Nam, một trong những người lãnh đạo phong trào đấu tranh đô thị làm chủ thành phố Đà Nẵng 76 ngày đêm trong năm 1966, từng bị bắt và bị tù ở Côn Đảo. Sau giải phóng 1975, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, trước khi nghỉ hưu là một cán bộ cao cấp, nhiều năm giữ chức Quyền Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ.
Ông là Phan Chánh Dinh, tức nhà thơ Phan Duy Nhân, tức Nguyễn Chính, một nhân vật mà cuộc đời “vinh quang chung không ít, trầm luân riêng cũng nhiều”.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

TẠ TRÍ HẢI - NGHỆ SĨ CỦA ĐƯỜNG PHỐ


Trần Vũ Long


Ông là một người con của Hà Nội, một nghệ sĩ đường phố, không gia đình, không nhà cửa, sống cuộc đời nay đây mai đó cùng với những cây đàn. Cuộc đời ông đã phải trả nhiều giá đắt khi cố sống là một người trung thực, đấu tranh với cái xấu và cái ác. Thật cay đắng, nhưng suốt đời ông không tự đánh mất mình. Ông chính là một sứ giả của âm nhạc bởi đã đem lại niềm tin yêu vào cuộc sống vào con người cho tất cả những ai đã từng nghe ông chơi đàn theo cách giản dị và chân thật nhất. Ông đã làm nên một nét văn hoá của Hà Nội.

Có nhiều khi tự hỏi, mình có yêu thành phố này không. Đầy hoài nghi. Tại sao lại thế. Tôi đã sinh ra và lớn lên ở thành phố này, lẽ ra phải luôn yêu thương và gắn bó với nó chứ nhỉ. Nơi đó là tuổi thơ. Nơi đó là kỉ niệm buồn vui, là thăng trầm của cuộc đời mình. Ấy vậy mà nhiều lúc tôi muốn chạy trốn khỏi nó. Hà Nội ơi, thật có lỗi lắm thay nhưng đó là sự thật. Tôi muốn chạy trốn khỏi những ồn ào, xô bồ. Tôi muốn chạy trốn khỏi khói bụi. Tôi muốn chạy trốn khỏi sự nhếch nhác của phố phường. Tôi muốn chạy trốn khỏi những đổi thay kệch cỡm. Tôi muốn chạy trốn khỏi những khuôn mặt vô cảm, những ngôn từ hợm hĩnh, những thói đạo đức giả… Đó là những điều mà mỗi ngày tôi lại càng phải chứng kiến nhiều hơn trong thành phố của mình. Người ta đã đặt lên vai Hà Nội của tôi quá nhiều trọng trách, và làm biến đổi nó bằng mọi cách. Hà Nội của tôi mấy chục năm về trước đâu có thế. Tôi nhớ. Nhớ lắm… Những lúc như thế, tôi lại tìm đến một con người. Ông là một người con của Hà Nội. Một người không gia đình, không nhà cửa. Lâu nay rất nhiều người dân Hà Nội đã quá quen thuộc với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, đội chiếc mũ kiểu cao bồi, ngồi kéo đàn violon bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Người ta gọi ông bằng cái tên dân giã và đầy trìu mến Nghệ sĩ đường phố.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6


Kinh Phu Tử (Đài Loan)

26. Thượng Quan Vân Châu vào ra Trung Nam Hải


*
Mùa Hè năm 1966, Mao từ miền Nam về Bắc Kinh, ông ta đưa Thượng Quan Vân Châu vào Trung Nam Hải, ở ngay trong biệt thự Phong Trạch Viên.
Vân Châu trở thành người của tổ phục vụ đời sống với danh nghiã bác sĩ mát-xa đến từ Thượng Hải. Chỉ có Trương Dục Phượng biết rõ Vân Châu là ai.
Mao cần những người phụ nữ đẹp và khéo léo nhằm giải tỏa sưc ép thần kinh, giải tỏa chứng tự kỉ ám thị. Những năm gần đây Mao lúc nào cũng cảm thấy nguy hiểm mai phục chung quanh, đe dọa cuộc sống, có đủ loại âm mưu đang dò xét, nhìn trộm, âm mưu đối với ông ta.. Đấu đá trong Đảng là chuyện không tránh khỏi. Không còn con đường trung dung.
Đàn bà, trời phú cho Mao sự an ủi lớn nhất ở thế gian này. Mao thưởng thức làn da trắng như tuyết của Vân Châu, càng đáng yêu hơn là tình cảm nồng nàn của cô. Nhưng Mao chỉ còn lại những năm tháng ít ỏi, năng lực tình dục không còn hùng hậu như xưa. Tình dục của Mao có lúc chỉ còn lại ở sự ôm ấp hôn hít tấm thân phụ nữ, để phụ nữ cẩn thận ngồi lên lòng, mặc cho đôi bàn tay sờ mó nắn bóp. Miệng lưỡi và đôi tay làm cho Mao thỏa mãn một thứ tình dục, nhưng lại không làm cho người phụ nữ được thỏa mãn. Người phụ nữ ngổi trong lòng Mao cố nở nụ cười gượng gạo, cùng Mao chơi một trò chơi. Họ diễn lại bi kịch của người phụ nữ hậu cung mấy nghìn năm trước.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

THƠ GỬI ÔNG TẬP CẬN BÌNH



Hôm nay vợ chồng ông Tập Cận Bình đến thăm nước ta
Chuyện thăm thú lại qua như lá xanh lá đỏ
Khách đến nhà lễ nghĩa là điều bình thường
Lại có người bất bình cũng bình thường như thế

.
Chỉ không bình thường khi đảo của ta Trung Quốc nhảy vào tôn tạo
Xây hải đăng như thể đất mình
Không lẽ 16 chữ vàng để dễ dàng xâm lấn
Đã là bạn bầu không ai cướp của nhau...
.
Ông Tập đến Việt Nam
Đất nước "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn"
"Bán anh em xa mua láng giềng gần"
Kẻ thù chết còn cầu siêu cho vong linh siêu thoát
.
Nhưng đất nước tôi không phải của Trung Hoa
Yêu nhau phần ai nấy ở
.
Dù rất vội ông cố đến thăm gò Đống Đa, Ngọc Hồi
Nơi những người tổ tiên ông nằm lại
Mộng xâm lược vùi xương gò bãi
Sẽ nói cùng ông bài học chưa quên...
.

Trưa 5-11-2015