Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Dê đi Khỉ đến rộn ràng Xuân
Chúc cho bạn đọc khắp xa gần
Một năm khỏe mạnh và may mắn
Đường xa vững cốt lại săn gân
Hiệp mới chắc nhiều thay đổi mới
Quốc thái lâu bền khoan sức Dân...

Trần Nhương

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

MỘT NĂM NHÌN LẠI


Trần Nhương




Góc nhìn hẹp của trannhuong.com qua các hoạt động của văn chương và Hội Nhà văn, năm 2015 có mấy nét dưới đây:

.
1- Đại hội lần thứ 9 Hội Nhà văn từ 9-7 đến 11-7-2015 tại Hà Nội. Không có đột phá lớn. Bầu được 6 BCH chủ yếu tuổi trên 60 đến trên 70. Có 11 trong 15 BCH cũ không đủ phiếu tái nhiệm, lẳng lặng ra về ngay từ Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong (con số 11 hơi bị lạ). Tuy nhiên ĐH cũng có làn gió Dân chủ, từ dự kiến của BCH khóa 8 giới thiệu 15+5 (15 BCH cũ cộng thêm 5 mới), đại hội đã "phá rào" đưa lên con số 38 vị để bầu cử.
.
2- Các tác phẩm viết về cuộc chiến tranh biên giới và chống phương Bắc được mùa với các tác giả quân đội: Nguyễn Bình Phương ( Mình và Họ), Nguyễn Đình Tú (Xác phàm), Phùng Văn Khai (Phùng Vương), Sương Nguyệt Minh (Miền hoang)...
.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

ÔNG GIÀ NO EN ƠI


Trần Nhương




Ơi ông già Nô en
Ông hãy gửi cho trẻ em Việt Nam
Trí thông minh để mai ngày lớn lên
Xây dựng một Việt Nam giàu có
Trả món nợ khổng lồ cha anh họ dành cho

Ông hãy gửi cho chúng lòng trung thực
Dám chịu những điều dù xấu xa
Không đổ vấy cho tập thể
Phủi tay vơ vét của dân…

Ông hãy gửi cho chúng
Sự kiên cường của nhà Trần nhà Lý
Diệt quân thù giữ biên ải từng li
Không quỳ gối trước mưu ma chước quỷ

Ông hãy gửi cho chúng
Biết làm người và được hưởng làm người
Với tất cả quyền mà Thượng đế ban cho

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

CHA CON NGƯỜI TÙ THẾ KỈ ĐẾN THĂM BÁO NGƯỜI CAO TUỔI


TN


TNc; Sáng nay 25-12-2015, cha con Người tù thế kỉ đã đến thăm Báo Người cao tuổi gồm cụ Huỳnh Văn Truyện cha đẻ ông Huỳnh Văn Nén, ông Huỳnh Văn Nén .
Sở dĩ có chuyến thăm đặc biệt này vì phóng viên Trần Mỹ, hiện công tác tại Báo Người cao tuổi đã góp tiếng nói kêu oan cho ông Huỳnh Văn Nén.
Lãnh đạo Báo tiếp đón thân tình và chia sẻ nỗi gian lao của gia đình và chúc ông Nén đã được minh oan..
Kính phục ông Huỳnh Văn Nén đã đành, nhưng tôi kính phục người cha vĩ đại Huỳnh Văn Truyện (năm nay 91 tuổi, ở tại Cà Mau) bao năm đi kêu oan cho con trai mình.

* Ảnh: Hàng trước trái sang: PV đi cùng, cụ Huỳnh Văn Truyện, ông Huỳnh Văn Nén. Hàng sau: Trần Mỹ phóng viên báo NCT, Trần Nhương.

24 NĂM NGÀY LIÊN XÔ SỤP ĐỔ


Theo VTC neưs

(VTC News) - Đúng 22 năm trước, vào ngày 19/8/1991 ở Liên Xô đã đã xảy ra chính biến: Nhằm cứu vãn đất nước Liên Xô bên bờ vực sụp đổ, Phó tổng thống Liên Xô khi đó là G.Yanaev cùng một số lãnh đạo thân tín đã phế truất tổng thống Gorbachev, lập nên Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (ГКЧП). (Bài từ năm 2013)

Cuộc chính biến này bất thành, tổng thống Liên Xô Gorbachev mấy ngày sau đã trở lại nắm quyền, cho bắt giam hết những ai tham gia vào sự kiện này. Bốn tháng sau, 12/1991, với Hiệp ước Belovezh, 3 nhà lãnh đạo Nga, Belorussia và Ukraina đã chính thức khai tử nhà nước Liên Xô.
chính biến liên xô
Đêm 18 rạng 19/8/1991, các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên Xô- những người không tán thành đường lối cải cách chính trị của tổng thống Liên Xô khi đó là M.Gorbachev và Hiệp ước Liên bang (dự định ký vào ngày 20/8/1991)- đã thành lập Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (viết tắt là ГКЧП).

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

LÁ ĐƠN GÂY BÃO


Xuân Ba


TP – Bảo tàng Văn học Việt Nam hình như còn thiếu một hiện vật mà vật ấy như một lát cắt, qua soi chiếu thấy bảng lảng hình bóng văn chương Việt một thời?

Nhà văn Xuân Sách (phải) và Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Nhà văn Xuân Sách (phải) và Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Về lại Vũng Tàu không biết lần thứ mấy. Vẫn biển ấy, vũng ấy, điểm binh trong số người quen cứ thấy chông chênh, hình như đang thiếu một người? Thiếu và vắng biệt hẳn bởi chả bao giờ có thể gặp. Người anh đồng hương Xuân Sách ấy đã biệt hẳn với Vũng Tàu sau hơn chục năm tá túc mà về nằm lại cố hương xứ Thanh.
Nhà thơ Lê Huy Mậu (chung với Nguyễn Trọng Tạo ca khúc Khúc hát sông quê) năm ấy rì rì xe máy đưa tôi đến thăm nhà ngôi nhà xây granito… Xây hồi mà nhà thơ Xuân Sách quyết tâm chấm dứt giai đoạn lê thê hằng sống của một gia cảnh chát nhiều hơn ngọt mà dấn thân sang địa hạt chất lượng sống, dám ràng buộc đời mình với một người đàn bà viết truyện thiếu nhi nhưng không cho thêm Xuân Sách một đứa trẻ nào. Nhưng nào có hề chi! Hình như những năm cuối, chất lượng sống ấy người ấy từng sẻ chia với Xuân Sách nhiều thứ thuộc địa hạt chữ nghĩa viết lách? Ngôi nhà cũ kỹ này từng tấp nập bạn bè vô ra cái năm Xuân Sách gặp hên lẫn gặp họa khi cho xuất bản cuốn Chân dung nhà văn.


Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO VĂN NGHỆ

Lương Ngọc An thực hiện
Cái giá để Cái giá để làm nên hình hài Tổ quốc, cha ông ta phải trả, tức dân tộc ta phải trả qua các thế hệ, thì cái từ gọi là núi xương, sông máu cũng chưa nói lên hết tầm vóc đâu.Vậy tại sao con cháu chúng ta không được biết điều đó.Ai có quyền tước bỏ? (HQH)

Vấn đề dạy sử, học sử trong trường phổ thông ở ta lâu nay đang bộc lộ khá nhiều những bất cập, khiến cho Bộ Giáo dục & Đào tạo đã từng có đự định “loại” môn Lịch sử ra khỏi chương trình đào tạo dưới hình thức tích hợp nó vào với những bộ môn khác. Chủ trương này đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội và gần đây nhất tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII vừa rồi đã chính thức bác bỏ đề xuất này. Quyết định của Quốc hội đã phần nào đem lại sự an tâm cho đồng bào cử tri và nhân dân,trong đó rất nhiều người thực sự tâm huyết với đất nước,với lịch sử dân tộc và với sự nghiệp giáo dục.Tuy nhiên,từ sự phủ quyết của Quốc hội đến việc thay đổi một tư duy và một phương pháp giáo dục lịch sử trong chương trình đào tạo ở bậc phổ thông vẫn còn cả một chặng đường dài cần rất nhiều tâm huyết,trí tuệ và thiện tâm của nhiều người,nhièu tầng lớp xã hội.Tại diễn đàn này(báo Văn Nghệ)nhiều nhà văn,nhà thơ,nhà giáo,nhà nghiên cứu đã lên tiếng bầy tỏ thái độ và quan điểm cuẩ mình đối với vấn đề lịch sử nói chung cũng như việc giảng dậy lịch sử nói riêng.Cuộc trò chuyện dưới đây của phóng viên báo Văn Nghệ với nhà văn Hoàng Quốc Hải,một nhà văn đã dành cả cuộc đời để gắn bó với đề tài lịh sử và luôn quan tâm đến các vấn đề cả lịch sử,cũng không nằm ngoài mục đích góp thêm một tiếng nói của những người cầm bút về một thái độ ứng xử đối với lịch sử cũng như thực trạng giảng dạy môn lịch sử hiện nay.

Câu hỏi đầu tiên về qan điểm của nhà văn trước những vấn đề nằm trong mối quan hệ mang tính hệ thống giữa Lịch sử-Dân tộc và Giáo dục.
Nhà văn trả lời:

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

TRANG THẾ HY VÀ QUÁN BÊN ĐƯỜNG


Ngô Khắc Tài


Trước thời gian kiếp người chỉ như những cái quán ven đường. Trang Thế Hy tình cờ ghé qua rồi lặng lẽ từ giả giữa khuya không đợi xuân về. Nhớ tới người khách. Vào những năm 50 ở miền Nam phải nhớ đến tờ tuần báo Nhân loại, sau đó là các tờ Sáng tạo, tạp chí Văn, Bách khoa. Tuần báo Nhân loại còn nhớ quy tụ những cây viết văn Phụng Mỹ tức Trang Thế Hy, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Vũ Anh Khanh, Đông Hồ, Dương Trữ La, chữ nghĩa chất phác mộc mạc. Truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại tác giả Văn Phụng Mỹ, nội cái tên truyện, tên tác giả cũng đủ thấy nó hiền. Thật ra nết văn chương ấy phù hợp với tính cách, tạng của người Miền Nam. Trông phóng khoáng, bậm trợn mà lại hiền thể hiện qua văn thơ, qua 6 câu vọng cổ, nhạc Boléro. Bài thơ Đắng và ngọt của Trang Thế Hy được Phạm Duy phổ nhạc đổi tên thành quán bên đường được Thái Thanh, Quỳnh Giao, sao này là Khánh Ly, Ý Lan hát. Chẳng phải nhờ tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh mà bài thơ nổi tiếng, mà chính bài thơ để mọi người nhớ mãi về ông. Nếu như cải lương có vở Nữa Đời Hương Phấn mua được nước mắt khán giả mọi thời. Quán bên đường đã làm bạn đọc xúc động trước đôi bạn thời thơ ấu chia nhau củ khoai sùng lượm mót. Chiến tranh xa nhau tình cờ một chiều mưa họ gặp nhau trong quán lá ven đường, ngỡ ngàng thấy một người bẹo hình bẹo dạng bán bia ôm, một kẻ thì lấy cây viết làm cái cần câu cơm. Hai thân phận có gì giống nhau. Buồn hay vui. Câu trả lời hãy hỏi cuộc đời. Qua bài thơ ta hiểu tâm hồn của một con người. Qua bài thơ ta có thể hiểu vì sao ông viết rất ít so với mọi người mặc dù ông được xã hội công nhận là nhà văn lớn, phải khẳng định vậy. Ngoài Bắc có ông Kim Lân trong Nam có Trang Thế Hy, dù viết ít nhưng những truyện ngắn của ông như Mưa Ấm, Về Nhà Trước Cơn Mưa, Nợ nước mắt, Người bào chế thuốc giảm đau,Vết Thương Thứ 13 sống mãi theo thời gian đọc lại vẫn nghe ray rứt lòng. 

TRANNHUONG.COM 9 TUỔI


TN
Thoắt đà đã 9 năm qua
Chấm Com, chấm Nét... lão già enter
Nào Văn, nào Vẽ, nào Thơ
Bạn bầu góp vốn lãi lờ vô tư
Có khi tin tặc nó sờ
Lại tìm cách để phất cờ...chấm com
Cuộc vui lơi lả chát tom
Bà con ghé quán đì đòm cho vui
Cám ơn khi tới khi lui
9 năm xin được gửi lời tri ân...


Trannhuong.com/Trannhuong.net

MỘT VÀI CON SỐ

* Số lượt truy cập: Gần 24 triệu
* Tổng số đã có 20020 tin bài được đăng tải
* Tin tặc tấn công 6 lần, có lần gián đoạn đến 3 tháng.

* Đồng hành cùng trannhuong.com/ trannhuong.nét, Trần Nhương còn các trang
TRAN-NHUONG.COM và TRANLAOBLOGSPOT.COM

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

KỶ NIỆM 250 NĂM- NĂM SINH NGUYỄN DU 1765-2015, ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ


Bùi Công Thuấn


Kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, Hội Kiều học, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh, Bộ văn hóa- thể thao- du lịch, Hội Nhà Văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động để tôn vinh nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cũng đã có rất nhiều người nghiên cứu viết về Nguyễn Du. Chỉ riêng một hội thảo quốc tế với chủ đề "Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du- Di sản và các giá trị xuyên thời đại" do Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 08.08.2015. đã có hơn 100 tham luận, trong đó có 13 tham luận đến từ các học giả Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan… với những hướng tiếp cận mới mẻ.
Tôi đã định không viết gì thêm, nhưng thấy lòng mình vẫn có điều muốn chia sẻ, bởi cho đến nay, Nguyễn Du và Truyện kiều (Đoạn tường tân thanh) vẫn thôi thúc chúng ta về những điều còn ẩn mật.
1.NHÀ THƠ ĐI TÌM CHÂN LÝ
Ngoại trừ bài Long Thành cầm giả ca có nhắc đến nhà Tây Sơn, còn lại, Nguyễn du im lặng trước hiện thực Việt Nam (1765-1820) suốt từ thời hậu Lê qua thời Quang Trung và Gia Long. Cả khi đi sứ Trung Quốc 1813, ông cũng không có dòng nào về những gì đang diễn ra ở triều đại nhà Thanh lúc ấy giờ. Đó là vấn đề cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Du là con cháu nhà Lê, lại làm quan cho nhà Nguyễn, mà đạo “trung hiếu” của nhà Nho đòi buộc “Trung thần bất sự nhị quân”, thành ra Nguyễn Du không tránh khỏi mặc cảm. Nhưng trong tình thế ông không thể không ra làm quan với Gia Long, Nguyễn Du còn chứng kiến việc Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn, giết hại công thần Nguyễn Văn Thành, Bùi Thị Xuân, Đặng Trần Thường… thì thân phận một “hàng thần lơ láo” như Nguyễn Du nào có nghĩa gì. Cho nên giữ im lặng là thái độ phải lẽ của bậc thức giả. Hơn nữa, Nguyễn Du còn được Gia Long trọng dụng, thăng chức liên tục. Ông không thể phủ nhận lòng ưu ái của Gia Long. Trên đường đi sứ qua Ải Nam Quan ông đã viết: “Ơn vua như biển chưa mảy may báo đáp”. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng viết: ” Rằng: Ơn Thánh đế dồi dào/ Tưới ra đã khắp, thấm vào đã sâu”(câu 2489). Như vậy, Nguyễn Du đã đạt được “hùng tâm và sinh kế” là hai điều mà ông hằng ấp ủ mà có lúc ông bế tắc đến tuyệt vọng (Tạp thi 1, U cư 2, Mạn hứng 1,…).
Nhưng đọc thơ Nguyễn Du, người đọc không nguôi day dứt về những gì ông muốn chia sẻ. Trong bài My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù), ông tỏ lộ:

CHỦ TỊCH NƯỚC: NHÌN BẢN ĐỒ THAM NHŨNG CỦA THẾ GIỚI, BUỒN LẮM, XẤU HỔ LẮM


Thế Quảng

(GDVN) - “Một trong những điều buồn nhất là nhìn vào bảng thống kê xem Việt Nam đứng thấy mấy trong bản đồ tham nhũng của thế giới. Buồn lắm, xấu hổ lắm”.
Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với đông đảo cử tri quận 1, TP.HCM vào sáng ngày 5/12, khi cùng với tổ đại biểu Quốc hội số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc với cử tri sau khi kỳ họp của Quốc hội kết thúc.
Cũng như nhiều kỳ tiếp xúc lần trước, cử tri quận 1 tiếp tục chất vấn gay gắt về tình trạng tham nhũng.
Đến đâu, dân cũng kêu về tình trạng tham nhũng
Cử tri Trần Quang Tuấn đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta nói chống tham nhũng, nhưng trên thực tế lại không làm được gì nhiều? Cử tri Tuấn cũng cho rằng, muốn có sức khỏe để bảo vệ tổ quốc thì phải tạo được lòng tin tuyệt đối ở nhân dân, mà muốn có như vậy thì phải ra sức chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Minh Hoan (phường Tân Định) thì đề nghị, cần phải có lộ trình công khai tài sản của các cấp lãnh đạo trong vòng từ 5 đến 10 năm tới.
Cần thiết phải áp dụng triệt để công khai, minh bạch tài sản trước khi ứng cử như các nước tiên tiến đã làm. Tất cả những vấn đề này nhằm chống tham nhũng một cách triệt để, minh bạch về mặt tài sản.
Đề cập đến vai trò của Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước, cử tri Nguyễn Hoài Nam đề nghị Quốc hội phải giám sát chặt chẽ vai trò của các đơn vị này, kiên quyết xử lý hình sự các lãnh đạo gây thất thoát tài sản, có nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế.
Đáp từ cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: Tham nhũng luôn là vấn đề nóng bỏng. Ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12 thì vấn đề này lại càng nổi lên gay gắt.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

KỈ NIỆM NGÀY SINH CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT


Lưu Trọng Văn





Tôi có một lần cùng nhà báo Lý Quý Chung, cựu bộ trưởng Thông tin Việt Nam Cộng hòa thời tướng Dương Văn Minh, đến nhà ông Võ Văn Kiệt trên đường Tú Xương, không ngờ đó lại đúng ngày sinh của ông. Ông Kiệt kể khi chưa 20 tuổi đã tham gia một cuộc chiếm bốt của người Pháp ở Vĩnh Long quê ông. Đi đánh nhau gì mà chả biết cầm súng, bắn súng, chả biết kế hoạch, bố trí lực lượng gì hết. Bảo đi là đi. Đến nơi hỏi nhau, mình làm gì heng?
Ông cười.
Với ông hình như xưa nay đã cười chỉ là ...cười, sảng khoái một tiếng cười.
Đến đoạn không cười, ông phê phán cách tiếp tổng thống Mỹ Clinton của các vị lãnh đạo lúc ấy, theo ông là rất dở, không có tầm nhìn xa về thế giới phát triển do Mỹ đứng đầu, không thấy hết những vấn đề cốt lõi của mở cửa để phát triển đất nước và các âm mưu, áp lực từ Trung Quốc.
Ngày 23 tháng 11 vừa rồi tôi được mời dự sinh nhật ông Kiệt tại nhà giáo sư Tương Lai.
Không có ông Kiệt.
Chỉ một tấm hình ông đang cười rất sảng khoái- nụ cười cố hữu của ông. Ông Tương Lai ở tuổi 80 mang trọng bệnh, vừa mổ mắt vẫn săng sái chuẩn bị lễ sinh nhật của ông Kiệt như chuẩn bị sinh nhật của mình. Hạ Đình Nguyên, Tô Lê Sơn đến sớm phụ giúp với ông bê bàn ghế. Bạn bè, những người từng là cộng sự của ông Kiệt, những người yêu thương ông Kiệt lần lượt xuất hiện:Tống Văn Công, Võ Viết Thanh, Huỳnh Bửu Sơn, Phan Chánh Dưỡng, Huỳnh Tấn Mẫm, Kha Lương Ngãi, Huỳnh Sơn Phước, Kim Hạnh, ...Cúc, Võ Văn Thôn, Hạ Đình Nguyên...rồi Hiếu Dân, con gái ông Kiệt và nhiều người khác..
Gíá như, bắt đầu là hai chữ “giá như” ấy, giáo sư Tương Lai nén xúc cảm chân thành nhất của mình để nói tiếp câu “...hôm nay ông Sáu Dân của chúng ta còn sống”.
Thì.
Thì.
Thời cuộc, thế sự, vận mệnh, số phận, tương lai của dân tộc gắn với hai chữ “giá như” và nhiều chữ “giá như” nữa như “giá như” kia. Nhưng, tiếc thay đằng sau chữ “thì” là cả một khoảng trống mênh mông đến xót lòng người còn, kẻ mất.