Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

NGUYÊN HỒNG VỀ NHÃ NAM

Tô Hoài



Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982) sinh ở Nam Định, lớn lên và thành danh ở Hải Phòng nhưng ông sống lâu nhất là ở Nhã Nam, Bắc Giang, suốt 23 năm, từ năm 1959 đến khi mất năm 1982. Đây là nơi ông sáng tác hai bộ tiểu thuyết đồ sộ “Cửa biển” và “Núi rừng Yên Thế”. Đây cũng là mảnh đất Nguyên Hồng chọn làm nơi yên nghỉ cuối cùng. Nhân kỷ niệm 97 năm sinh Nguyên Hồng, xin trích giới thiệu phần viết về nhà văn vĩ đại này trong hồi ký “Cát bụi chân ai” của nhà văn Tô Hoài. Đây là phần viết về những ngày tháng khó khăn của Nguyên Hồng sau vụ Nhân văn giai phẩm, khi ông quyết định cùng gia đình rời Hà Nội trở về sinh sống ở Nhã Nam, thể hiện sự khảng khái và phẩm chất trong sáng tuyệt vời của người nghệ sĩ lớn.

Báo Văn mà Nguyên Hồng phụ trách đã in trong nhiều số có những sáng tác còn khó chịu nữa. Kịch ngắn gợi lại vết thương cải cách ruộng đất những vở kịch của Hoàng Tích Linh ( Cơm mới), Nguyễn Khắc Dực (Chuyến tàu xuôi), Chu Ngọc (Ngày giỗ đầu). Ca khúc buồn bã và những phát biểu lệch lạc về âm nhạc của Tử Phác, của Nguyễn Văn Tý. Rồi thơ Phùng Quán (Lời mẹ dặn), truyện ký Phan Khôi (Ông năm Chuột) và truyện ngắn Đống máy của một cây bút trẻ gửi đến. Truyện tả một nhà máy nhập thiết bị nước ngoài rồi để chất đống ngoài trời đến hỏng nát. Người ta truy ra người viết là một kỹ sư và quy là anh nói xấu công nghiệp ta và tình hữu nghị quốc tế.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

LỜI NGƯỜI XƯA NHƯ VĂNG VẲNG BÊN TAI


Bùi Hoàng Tám


(Dân trí) - Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ người dân Việt Nam phải chịu nhiều thứ phí và lệ phí như bây giờ. Cách đây hơn 700 năm, khi được vua Trần Anh Tông hỏi về quốc sách giữ nước, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã khuyên: “(Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”...
>> Phí và lệ phí, cái gì cũng thu, dân chịu sao nổi?(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp) >>>>

Những ngày qua, trời Hà Nội nóng như chưa từng thấy. Trong nghị trường, dù máy điều hòa chạy ro ro nhưng cũng trở nên nóng bỏng vì Quốc hội đang thảo luận về một vấn đề nóng không kém thời tiết Thủ đô, đó là Dự thảo Luật phí và lệ phí.
Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ người dân Việt Nam phải chịu nhiều thứ phí và lệ phí như bây giờ.
Thôi thì đủ loại phí, lệ phí từ việc nhỏ đến việc lớn nâng tổng danh mục lên tới con số gần 100 (chính xác là 90 khoản trong đó 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí).
Tại phiên thảo luận “nóng bỏng” này, nhiều đại biểu đã chỉ ra những loại phí và lệ phí rất vô lý.
ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, việc thu phí môi trường hiện nay là không phù hợp đối với ngư dân. “Ngư dân chạy ngoài biển sao lại bắt họ phải đóng phí môi trường. Có quá nhiều điều vô lý nhưng chúng ta vẫn cứ làm”. Ông Lịch nói.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN CHẶN LỢI ÍCH NHÓM (kì 1) ĐÁNG BÁO ĐỘNG


Theo TS Vũ Ngọc Hoàng (Tuổi Trẻ)


Đăng Bởi 
loi ich nhom
Ông Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương.

"Mổ xẻ” về lợi ích nhóm để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề lớn này, Một Thế Giới xin giới thiệu bài viết của TS Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, đăng trên báo Tuổi trẻ sáng 2.6.2015.

Hiện nay, lợi ích nhóm và hoạt động của nhóm lợi ích ở Việt Nam đã và đang diễn ra tại nhiều lĩnh vực quan trọng. Trong các vị lãnh đạo cấp cao, người đầu tiên công khai và nêu lên sự cần thiết phải đấu tranh với lợi ích nhóm ở nước ta là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông đã phát biểu tại Hội nghị trung ương 3 (khóa XI) và sau ông, một vài vị lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước cũng có nói đến, mặc dù chỉ mới thoáng qua và nói chung, chưa có chỉ đạo quyết liệt trong việc ngăn ngừa, phòng chống lợi ích nhóm.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

"QUỐC HỘI ĐANG NỢ DÂN MỘT NGHỊ QUYẾT VỀ BIỂN ĐÔNG"


Thế Kha - Tuấn Hợp (thực hiện)

Dân trí “Chúng ta phải coi vấn đề ở Biển Đông bây giờ là vấn đề số 1. Sự kiên nhẫn của nhân dân Việt Nam có giới hạn của nó, không thể kiên nhẫn tới mức hạ mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam không có thói quen như vậy”.


Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam).

<<< Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam).
Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương - người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” - đã nói như vậy trong cuộc trao đổi với PV Dân trí.
Phóng viên: Xin hỏi cảm xúc của ông thế nào khi theo dõi những thông tin liên tiếp về các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là việc điều các hệ thống vũ khí, trong đó có cả những mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới tới đảo Hải Nam và sẵn sàng đáp trả vũ lực nếu Mỹ và các quốc gia khẳng định chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục yêu cầu nước này chấm dứt các hoạt động cải tạo? Thậm chí gần đây nhất, hình ảnh do máy bay trinh sát của Mỹ chụp được cho thấy Trung Quốc còn mang cả hệ thống pháo tới đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng trái phép trên Biển Đông để kiểm soát các đảo kế cận?