Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

NHỮNG VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP TRONG SÁNG TÁC (I )


Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Hoàng Quốc Hải tại lễ nhân Giải thưởng Văn chương Trannhuongcom

Công cuộc đổi mới đã thổi một luồng gió mới đầy sinh khí vào nền văn học nước ta. Ít ra là gần mười năm đầu, văn chương nước ta khá khởi sắc. Hàng trăm tác phẩm ra đời, gây ấn tượng sâu rộng trong sinh hoạt xã hội. Bởi nó khuấy động bầu không khí dân chủ, cởi mở và cả sự giải tỏa nỗi bức xúc chưa từng có. Công chúng đang kỳ vọng ở tiếng nói nhà văn.
Đáng tiếc, tính cởi mở và sự thông thoáng của giai đoạn đầu Đổi mới không còn được duy trì. Không khí sáng tác bị chững lại rồi chùng xuống trong khoảng hơn mười năm sau đó.
Hy vọng Hội nghị lý luận,phê bình lần thứ hai này sẽ là cơ hội khai thông sự trì bế và thúc đẩy cho nền văn học nước nhà phát triển.
Xin đi thẳng vào vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. Thật khó tìm thấy một nhà văn nào đó học lý luận sáng tác trước khi bắt tay vào viết tác phẩm. Nhưng bằng vào sáng tác phẩm của nhà văn, nhà lý luận phê bình có thể dễ dàng chỉ ra được phương pháp luận sáng tác của anh ta. Mặc dù ( đôi khi) anh ta không thừa nhận.
Vậy phiương pháp luận sáng tác ấy nó xuất phát từ đâu. Phải chăng trong cấu trúc tư duy của nhà văn đã hàm chứa cả phương pháp luận sáng tác.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC DÂN TỘC CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

TS. Nguyễn Thị Việt Nga



NVTPHCM- Nhìn tổng thể, văn học đô thị miền Nam 1954- 1975 là khu vực văn học phức tạp với đội ngũ sáng tác đông đảo, đa dạng. Đội ngũ ấy phát triển nhanh, đông đảo về số lượng (theo thống kê của một số công trình nghiên cứu, giai đoạn từ 1954- 1975, văn học đô thị miền Nam có khoảng hơn 200 tác giả)…


Trong văn học Việt Nam, có một bộ phận cho đến tận bây giờ dường như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thoả đáng. Đó là văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Thông thường, khi chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng thì sự đánh giá cũng khó có thể toàn diện. Đã một thời gian dài, nói đến văn học đô thị miền Nam giai đoạn này, nhiều người nghĩ ngay đến những “đặc trưng cơ bản” của nó là văn học nô dịch phản động, văn học đồi truỵ khiêu dâm và xếp nó vào loại văn học thực hiện âm mưu nô dịch của kẻ thù. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định bên cạnh những tác phẩm “văn học thực dân mới”, văn học đô thị miền Nam còn có các tác phẩm văn học yêu nước tiến bộ, và chỉ văn học yêu nước tiến bộ được đánh giá cao. Như vậy, văn học đô thị miền Nam gần như bị gạt khỏi văn học dân tộc và đã có những giai đoạn gần như bị lãng quên trong khi các bộ phận khác của văn học dân tộc được quan tâm nghiên cứu hết sức tỉ mỉ và sâu sắc.