Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

TRIẾT LÝ BÌNH DÂN HAY TRÒ CHƠI CHỮ?!


Đường Văn



(Khảo bình)

Sinh con rồi mới sinh cha,
Sinh cháu giữ nhà, rồi mới sinh ông!
(Tục ngữ)

1. Từ tục ngữ đến truyện cổ tích
Đây là câu tục ngữ về đạo đức, lối sống của nhân dân được diễn đạt bằng hình thức văn vần lục bát nên có người lầm tưởng đó là câu ca dao! Thực ra, từ trong bản chất, nó là tục ngữ 100% (có tính lý trí cao, khái quát chân lý, triết lý mang tính kinh nghiệm dân dã, yếu tố cảm xúc, tình cảm tiết chế tối thiểu).
Có một truyện cổ tích minh họa cho câu tục ngữ này. (Đọc bộ: Kho tàng truyện cổ tích ViệtNam - Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, biên soạn, khảo dị, chú thích; tái bản 1997, tập 2).
Tóm tắt truyện như sau:
Giáp và Ất là hai người bạn thân. Nhà Giáp giàu. Nhà Ất nghèo. Không chịu mãi cảnh sống túng thiếu, Ất vay Giáp 5 lạng bạc và chia tay bạn, đưa vợ con đi xa lập nghiệp; hẹn bao giờ có điều kiện sẽ hoàn trả Giáp. Nhiều năm đã trôi qua, không có tin tức gì về Ất và gia đình bạn, Giáp quyết định giắt theo 5 lạng bạc để nếu Ất vẫn túng thiếu thì sẽ tiếp tục giúp bạn. Tìm được nhà mới của Ất – một dương cơ bề thế, sung túc. Thấy bạn ăn nên làm ra, chắc sẽ không cần đến tiền nữa, Giáp tìm cách giấu 5 lạng bạc trên nóc cổng nhà Ất (hoặc đào hố chôn bên cạnh cổng) rồi mới vào thăm gia đình bạn cũ. Vợ chồng Ất mừng ít, ngạc nhiên thì nhiều và đặc biệt lo lắng; vì nghĩ chắc Giáp đến đòi món nợ cũ mà vợ chồng hắn dù đã giàu có, càng không nghĩ tới chuyện trả lại người bạn tốt bụng. Vợ chồng Ất tìm cách bí mật và bất ngờ giết chết Giáp rồi chôn xác bạn ở góc vườn. Ít lâu sau, từ chỗ đó mọc lên 1 cây khế xanh tốt. Đến mùa, cây khế chỉ cho 1 quả to, chín mọng. Lấy nhau đã bao năm mà vợ chồng Ất vẫn chưa có con. Năm ấy, vợ Ất bỗng có dấu hiệu khác thường, thèm ăn khế. Thị mới ra vườn, trẩy, ăn quả khế duy nhất ấy. Vợ Ất có thai, 9 tháng sau sinh được 1 đứa con trai khôi ngô, kháu khỉnh, khỏe mạnh; nhưng đã 8 tuổi mà vẫn chẳng biết nói năng gì!? Cầu cúng, thầy thợ hết cách. Bỗng một lần, sau khi nghe lời than thở, nỉ non của vợ Ất, thằng bé bỗng bật nói rành rõ, chỉ một câu:
- Cha mẹ cứ mời quan huyện đến đây, con có chuyện muốn nói.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

ĐỂ CÓ THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 70 NĂM TRƯỚC


Nguyễn Khắc Phê


Một ngày đầu Tháng 8 lịch sử này, tôi lại gặp Đặng Văn Việt (ĐVV). Ông vào Huế “đóng phim”! Sự kiện ĐVV và Nguyễn Thế Lương (sau này trở thành tướng Cao Pha) kéo cờ đỏ sao vàng lên kỳ đài Huế ngày 21/8/1945 đã đi vào lịch sử, đã được báo chí và Đài Truyền hình đưa lên nhiều lần, nhưng lần này, kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, thì hình ảnh ngọn cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên tung bay trên kinh thành Huế, thay thế cờ quẻ ly của nhà vua, báo hiệu sự kết thúc triều đại phong kiến và mở đầu thời đại mới của dân tộc không thể thiếu trong chương trình lớn ngày đại lễ, nên Đài Truyền hình Trung ương lại mời ĐVV vào Huế “đóng phim”!
Về sự kiện này, dù đã kể nhiều lần, đến nay ĐVV bỗng “tự phát hiện” ra một cách nhìn mới, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Ông “khoe” với tôi bài viết dự cuộc thi “Hồi ức cuộc đời” do báo “Người cao tuổi” tổ chức, tay níu vai tôi, vừa đọc, vừa giảng giải thêm: “Bài dự thi này, nếu được giải nhất là 10 triệu đó! Phê nghe đây, lần này mình coi như là một trận đánh…”
Cũng là câu chuyện 70 năm trước, nhưng ĐVV mở đầu một cách khá đặc biệt, với những đề mục chữ đậm và “gạch đầu dòng” như là một “đề cương” báo cáo: