Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

KỶ NIỆM 250 NĂM- NĂM SINH NGUYỄN DU 1765-2015, ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ


Bùi Công Thuấn


Kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, Hội Kiều học, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh, Bộ văn hóa- thể thao- du lịch, Hội Nhà Văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động để tôn vinh nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cũng đã có rất nhiều người nghiên cứu viết về Nguyễn Du. Chỉ riêng một hội thảo quốc tế với chủ đề "Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du- Di sản và các giá trị xuyên thời đại" do Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 08.08.2015. đã có hơn 100 tham luận, trong đó có 13 tham luận đến từ các học giả Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan… với những hướng tiếp cận mới mẻ.
Tôi đã định không viết gì thêm, nhưng thấy lòng mình vẫn có điều muốn chia sẻ, bởi cho đến nay, Nguyễn Du và Truyện kiều (Đoạn tường tân thanh) vẫn thôi thúc chúng ta về những điều còn ẩn mật.
1.NHÀ THƠ ĐI TÌM CHÂN LÝ
Ngoại trừ bài Long Thành cầm giả ca có nhắc đến nhà Tây Sơn, còn lại, Nguyễn du im lặng trước hiện thực Việt Nam (1765-1820) suốt từ thời hậu Lê qua thời Quang Trung và Gia Long. Cả khi đi sứ Trung Quốc 1813, ông cũng không có dòng nào về những gì đang diễn ra ở triều đại nhà Thanh lúc ấy giờ. Đó là vấn đề cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Du là con cháu nhà Lê, lại làm quan cho nhà Nguyễn, mà đạo “trung hiếu” của nhà Nho đòi buộc “Trung thần bất sự nhị quân”, thành ra Nguyễn Du không tránh khỏi mặc cảm. Nhưng trong tình thế ông không thể không ra làm quan với Gia Long, Nguyễn Du còn chứng kiến việc Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn, giết hại công thần Nguyễn Văn Thành, Bùi Thị Xuân, Đặng Trần Thường… thì thân phận một “hàng thần lơ láo” như Nguyễn Du nào có nghĩa gì. Cho nên giữ im lặng là thái độ phải lẽ của bậc thức giả. Hơn nữa, Nguyễn Du còn được Gia Long trọng dụng, thăng chức liên tục. Ông không thể phủ nhận lòng ưu ái của Gia Long. Trên đường đi sứ qua Ải Nam Quan ông đã viết: “Ơn vua như biển chưa mảy may báo đáp”. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng viết: ” Rằng: Ơn Thánh đế dồi dào/ Tưới ra đã khắp, thấm vào đã sâu”(câu 2489). Như vậy, Nguyễn Du đã đạt được “hùng tâm và sinh kế” là hai điều mà ông hằng ấp ủ mà có lúc ông bế tắc đến tuyệt vọng (Tạp thi 1, U cư 2, Mạn hứng 1,…).
Nhưng đọc thơ Nguyễn Du, người đọc không nguôi day dứt về những gì ông muốn chia sẻ. Trong bài My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù), ông tỏ lộ:

CHỦ TỊCH NƯỚC: NHÌN BẢN ĐỒ THAM NHŨNG CỦA THẾ GIỚI, BUỒN LẮM, XẤU HỔ LẮM


Thế Quảng

(GDVN) - “Một trong những điều buồn nhất là nhìn vào bảng thống kê xem Việt Nam đứng thấy mấy trong bản đồ tham nhũng của thế giới. Buồn lắm, xấu hổ lắm”.
Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với đông đảo cử tri quận 1, TP.HCM vào sáng ngày 5/12, khi cùng với tổ đại biểu Quốc hội số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc với cử tri sau khi kỳ họp của Quốc hội kết thúc.
Cũng như nhiều kỳ tiếp xúc lần trước, cử tri quận 1 tiếp tục chất vấn gay gắt về tình trạng tham nhũng.
Đến đâu, dân cũng kêu về tình trạng tham nhũng
Cử tri Trần Quang Tuấn đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta nói chống tham nhũng, nhưng trên thực tế lại không làm được gì nhiều? Cử tri Tuấn cũng cho rằng, muốn có sức khỏe để bảo vệ tổ quốc thì phải tạo được lòng tin tuyệt đối ở nhân dân, mà muốn có như vậy thì phải ra sức chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Minh Hoan (phường Tân Định) thì đề nghị, cần phải có lộ trình công khai tài sản của các cấp lãnh đạo trong vòng từ 5 đến 10 năm tới.
Cần thiết phải áp dụng triệt để công khai, minh bạch tài sản trước khi ứng cử như các nước tiên tiến đã làm. Tất cả những vấn đề này nhằm chống tham nhũng một cách triệt để, minh bạch về mặt tài sản.
Đề cập đến vai trò của Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước, cử tri Nguyễn Hoài Nam đề nghị Quốc hội phải giám sát chặt chẽ vai trò của các đơn vị này, kiên quyết xử lý hình sự các lãnh đạo gây thất thoát tài sản, có nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế.
Đáp từ cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: Tham nhũng luôn là vấn đề nóng bỏng. Ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12 thì vấn đề này lại càng nổi lên gay gắt.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

KỈ NIỆM NGÀY SINH CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT


Lưu Trọng Văn





Tôi có một lần cùng nhà báo Lý Quý Chung, cựu bộ trưởng Thông tin Việt Nam Cộng hòa thời tướng Dương Văn Minh, đến nhà ông Võ Văn Kiệt trên đường Tú Xương, không ngờ đó lại đúng ngày sinh của ông. Ông Kiệt kể khi chưa 20 tuổi đã tham gia một cuộc chiếm bốt của người Pháp ở Vĩnh Long quê ông. Đi đánh nhau gì mà chả biết cầm súng, bắn súng, chả biết kế hoạch, bố trí lực lượng gì hết. Bảo đi là đi. Đến nơi hỏi nhau, mình làm gì heng?
Ông cười.
Với ông hình như xưa nay đã cười chỉ là ...cười, sảng khoái một tiếng cười.
Đến đoạn không cười, ông phê phán cách tiếp tổng thống Mỹ Clinton của các vị lãnh đạo lúc ấy, theo ông là rất dở, không có tầm nhìn xa về thế giới phát triển do Mỹ đứng đầu, không thấy hết những vấn đề cốt lõi của mở cửa để phát triển đất nước và các âm mưu, áp lực từ Trung Quốc.
Ngày 23 tháng 11 vừa rồi tôi được mời dự sinh nhật ông Kiệt tại nhà giáo sư Tương Lai.
Không có ông Kiệt.
Chỉ một tấm hình ông đang cười rất sảng khoái- nụ cười cố hữu của ông. Ông Tương Lai ở tuổi 80 mang trọng bệnh, vừa mổ mắt vẫn săng sái chuẩn bị lễ sinh nhật của ông Kiệt như chuẩn bị sinh nhật của mình. Hạ Đình Nguyên, Tô Lê Sơn đến sớm phụ giúp với ông bê bàn ghế. Bạn bè, những người từng là cộng sự của ông Kiệt, những người yêu thương ông Kiệt lần lượt xuất hiện:Tống Văn Công, Võ Viết Thanh, Huỳnh Bửu Sơn, Phan Chánh Dưỡng, Huỳnh Tấn Mẫm, Kha Lương Ngãi, Huỳnh Sơn Phước, Kim Hạnh, ...Cúc, Võ Văn Thôn, Hạ Đình Nguyên...rồi Hiếu Dân, con gái ông Kiệt và nhiều người khác..
Gíá như, bắt đầu là hai chữ “giá như” ấy, giáo sư Tương Lai nén xúc cảm chân thành nhất của mình để nói tiếp câu “...hôm nay ông Sáu Dân của chúng ta còn sống”.
Thì.
Thì.
Thời cuộc, thế sự, vận mệnh, số phận, tương lai của dân tộc gắn với hai chữ “giá như” và nhiều chữ “giá như” nữa như “giá như” kia. Nhưng, tiếc thay đằng sau chữ “thì” là cả một khoảng trống mênh mông đến xót lòng người còn, kẻ mất.