Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

"BIỂN ĐÔNG ĐANG GỌI ! BIỂN ĐÔNG ĐANG RẤT CẦN TIẾNG NÓI SỰ THẬT VÀ LẼ PHẢI"





 )
(GDVN) - Ngày 28/2, tại Frankfurt Main - CHLB Đức diễn ra cuộc biểu tình đòi Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hoạt động xây dựng và chiếm đóng trái phép tại Biển Đông

Ngày 28/2 (giờ Đức), trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Frankfurt Main - CHLB Đức diễn ra cuộc biểu tình đòi Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hoạt động xây dựng và chiếm đóng trái phép tại Biển Đông.

Đây là cuộc biểu tình lần thứ 4 bà con người Việt và những người bạn quốc tế diễn ra tại đây kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 và đang nay tiếp tục quân sự hóa với nhiều sân bay, cầu cảng, để chuẩn bị cho những bước leo thang mới nhằm thống trị Biển Đông. 
Một phật tử người Đức tham gia cuộc tuần hành này, phát biểu ý kiến: “Tôi ủng hộ mục đích xuống đường vì hòa bình, công lý đồng thời có thể kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng luật pháp và các công ước quốc tế, giữ gìn hòa bình ở Biển Đông của cuộc biểu tình này”.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI PHILIPPINES BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC




Theo BBC


Sinh viên Việt Nam, Philippines và một số nước tại châu Á đã tuần hành trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối sự gia tăng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông trong sáng ngày 25/2.
CNN nói khoảng 100 người biểu tình tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati, Philippines.
Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA).
Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc.
"Những gì Trung Quốc gây ra với Việt Nam, họ sẽ gây ra Philippines. Những gì Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Philippines, họ sẽ gây ra với thế giới." - Thông cáo của hai tổ chức này đưa ra.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

NHẬU NHẸT BA MIỀN


Nguyễn Quang Lập
Dân viết lách thường hay tụ bạ nhậu nhẹt, phần vì ham vui, rời khỏi bàn làm việc, sau khi một mình chống chọi với “pháp trường trắng”, đa phần đều vì muốn tìm kiếm bạn bè giải stress; phần vì nhu cầu tìm kiếm thông tin, nhặt nhạnh tư liệu sống quanh bàn nhậu. Đôi khi nghe lỏm được nhiều ý tưởng cực hay, nhiều đề tài hấp dẫn bạn bè nói ra. Bây giờ nhậu nhẹt ba miến na ná nhau, ngày xưa khác nhau lắm. Sài Gòn sôi động, đời sống chảy xiết, dân nhậu Sài Gòn, là nói cánh viết lách, sáng dậy sớm hẹn nhau đi ăn sáng cà phê nói chuyện công việc, rồi cắm cổ làm việc cho đến chiều tối xong việc mới nhậu nhét tới số, có khi kéo dài tới khuya.
Nhậu nhẹt ra nhậu nhẹt, mọi người quẳng hết việc, hát hò chọc quê chơi vui, đúng là dân nhâu chuyên nghiệp. Anh nào gọi đi nhậu anh đó trả tiền, luật bất thành văn từ xưa đến nay. Không như dân Bắc cứ gọi nhau đi, nhậu xong ai có tiền thi trả, thành thử đến giờ thanh toán cứ nhìn nhau nói cười nhàn nhạt, nhiều anh cứ đúng giờ đó thì nhìn đồng hồ đứng dậy, nói mình có việc phải về sớm, bí quá thì nhảy đại vào toilet, hi hi.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

ĐỒNG BÀO CHÚ Ý!!!


Văn Giá Ngô
Tôi xin đăng lại thông tin trên trang FB của một facebooker mà vì lý do nào đó chỉ ít phút sau, facebooker này lại xóa đi. Ý kiến của tôi: Phản đối kịch liệt lối xuất bản nhắm mắt làm liều (hoặc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, hoặc một chiêu PR muốn được ném đá để nổi tiếng…) này, bất chấp lòng tự trọng (quốc sỉ) dân tộc.

Phản đối! Phản đối! Phản đối! (VG)

ĐẶNG TIỂU BÌNH LÀ KẺ CÓ NỢ MÁU VỚI VIỆT NAM. QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH VIỆT NAM, GIẾT HẠI HÀNG CHỤC NGHÌN NGƯỜI, BÊNH VỰC CHẾ ĐỘ ĐỒ TỂ POL POT PHẢI CHĂNG LÀ "TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT"? 

SỬNG SỐT VÀ BUỒN NÔN KHI THẤY CUỐN SÁCH NÀY

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

GS VŨ DƯƠNG NINH: SGK DỨT KHOÁT KHÔNG ĐƯỢC NÉ TRÁNH CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC


Quỳnh Trang

'Những tác giả chúng tôi rất không thoả mãn với việc thể hiện cuộc chiến biên giới phía bắc trong sách giáo khoa, nhưng cuối cùng, đành chấp nhận', GS Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên cuốn sách Lịch sử lớp 12 trao đổi với VnExpress.
Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12, nội dung về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 còn rất sơ lược. Là đồng chủ biên, ông lý giải thế nào về vấn đề này?
- Vào thập niên đầu năm 2000, Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức trại sáng tác sách giáo khoa. Một vấn đề được đưa ra thảo luận khi đó là sách Lịch sử lớp 12 nên viết thế nào về những sự kiện có liên quan đến vấn đề hải đảo và biên giới đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam. Có ý kiến chỉ đạo là không viết vì khi đó ta vừa bình thường hoá quan hệ với nước bạn. Tuy nhiên, các thầy giáo không đồng ý mà chủ trương viết đầy đủ sự kiện đã xảy ra vì Lịch sử phải khách quan.
gs-vu-duong-ninh-sgk-dut-khoat-khong-duoc-ne-tranh-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-phia-bac
GS Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên cuốn sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Ảnh:Quỳnh Trang.
Sau những hồi thảo luận sôi nổi, cuối cùng mọi người đi đến kết luận là nhất định phải viết, rồi giao một số thầy thực hiện. Sự kiện Hoàng Sa thời điểm đó chưa công bố thông tin nên chỉ có vấn đề chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc được đưa vào sách.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC: LÃNG QUÊN CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT-TRUNG LÀ CÓ TỘI


Theo Petrotime


Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước: “Trong cuộc chiến tranh để bảo vệ biên giới năm 1979, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Chẳng có lý do gì để những người đã nằm xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bị lãng quên”.

tuong nguyen quoc thuoc lang quen la co toi
Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng: “Bất luận lý do gì cũng không thể lờ đi sự kiện lịch sử”.
Có thể thấy cuộc xâm lược của quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam năm 1979 là quá rõ ràng. Cuộc chiến này đã khiến thế giới hiểu rõ tham vọng của Trung Quốc. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ sự bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo trái với cái gọi là chủ trương “phát triển hòa bình” của Trung Quốc khi đó.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

TRẬN ĐÁNH ĐỒI CHẬU CẢNH


Theo: nguyentandungx.org

(An Ninh Quốc Phòng) - Trong suốt hơn một tháng sau khi nổ ra chiến tranh biên giới 1979, trước sự tấn công ồ ạt, áp đảo, “lấy thịt đè người” của quân Trung Quốc xâm lược, các lực lượng của Việt Nam hầu như chỉ chiến đấu ở thế phòng ngự.

Đồi Chậu Cảnh, trận đánh đi vào sách giáo khoa quân sự  - ảnh 1
Tin, bài trên báo Quân đội Nhân dân năm 1979 – Ảnh tư liệu
Tuy nhiên, có một trận đánh đặc biệt diễn ra tại khu vực đồi Chậu Cảnh thuộc mặt trận Lạng Sơn. Đặc biệt vì đây là trận đánh hiếm hoi mà ta đã chủ động tổ chức tấn công, quét sạch một tiểu đoàn Trung Quốc xâm lược chiếm đóng tại một vị trí chiến lược.

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

VALENTINE


Trần Nhương




Về hưu vẫn valentine
Vẫn yêu em đến phát điên đây này
Như trâu đã xong buổi cày
Cỏ non như thế ai ngây mắt nhìn
Vẫn chưa hưu trí con tim
Vẫn không "lão giả" , vẫn tìm mộng mơ
Vẫn hay ra ngẩn vào ngơ
Vẫn đang vụng dại ngây thơ với tình
Vẫn còn nhiều cái linh tinh
Cà Mau – Móng Cái – Quảng Bình vẫn ngon.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

NHÂN LOẠI CÓ CHUNG NHIỀU GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHỔ QUÁT


Phan Hồng Giang





Đặt đầu đề như trên cho bài viết của mình, tôi có đôi chút lăn tăn : Có phải mình đã cố tình định “ tái phát minh ra cái xe đạp” trong khi cái xe đó đã tồn tại từ hàng trăm năm nay ? “Nhân loại có chung nhiều giá trị văn hóa phổ quát” là một thực tế hiển nhiên như 2x2 = 4, việc gì phải nhắc lại ?
Nhưng mà, như bạn đọc sẽ thấy sau đây, có nhiều lý do để phải khẳng định lại điều đó.
Do tác động của những điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế khác nhau mà mỗi dân tộc đều ít nhiều có bản sắc văn hóa riêng. Điều này thể hiện dễ thấy nhất ở phong tục tập quán, lối sống, nếp sống. Trang phục mỗi nước một khác, nơi quần quần áo áo, nơi chỉ cần mảnh vải quấn quanh thân. Không ít nước coi “miếng trầu là đầu câu chuyện”, trước đây răng đen tuyền hạt na đã từng là duyên dáng, cổ cao đeo hàng chục vòng bạc là mẫu mực nhan sắc. Đàn ông theo Hồi giáo có thể lấy 4 vợ, trong khi nhiều nước nghiêm cấm đa thê. Nước trọng sinh con trai “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nước sinh trai hay gái đều được quý như nhau. Một số nước có tục dâng hương , bày mâm lễ thờ cúng tổ tiên, nhiều nước lại chỉ giữ kín trong lòng sự kính trọng ông bà. Văn hóa phương Đông đề cao phụ nữ giữ trinh tiết trước khi lấy chồng, trong khi đàn ông châu Âu lại không coi đó là tiêu chuẩn đạo đức cần thiết khi tìm bạn đời…
Thừa nhận sự khác biệt, sự đa dạng văn hóa của các dân tộc là yêu cầu của mọi xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều đáng nói là có không ít lý luận gia, vì những lý do dường như ngoài văn hóa, đã “phóng đại” (?) những nét đặc thù văn hóa, những điều kiện lịch sử riêng của dân tộc mình để quay lưng với những giá trị văn hóa phổ quát của nhân loại.
Họ quên mất thực tế hiển nhiên là con người dù khác nhau về màu da, vóc dáng, gương mặt, ngôn ngữ, nếp sống… đều thuộc một loài chung là loài người, đều có chung nụ cười khi vui và nước mắt khi buồn.
Nụ cười và nước mắt không cần ai phải dịch, - và đó là cội nguồn của những điều chung.
*
Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9/1945 đã nhắc lại câu nói bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 : “Mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Cần nói thêm ngay rằng “mọi người” ở đây là “mọi người của mọi dân tộc”.
Nhu cầu được hưởng những quyền cơ bản của con người là chung cho con người của mọi dân tộc.
Không một ai muốn mình bị coi thường, bị đánh giá bất bình đẳng. Không một ai muốn mình bị trói buộc, mất tự do thân thể và tự do tinh thần. Không một ai muốn mình bị ngăn trở, cấm đoán trong cuộc hành trình mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình mình, cũng như cho cộng đồng. Muốn vậy con người cần có quyền sở hữu tài sản, quyền sáng tạo và quyền tự do kinh doanh không trái pháp luật.
Không một ai , ở bất cứ dân tộc nào, thích bị bịt miệng, không được nói ra ý nghĩ và mong muốn của mình. Hồ Chủ tịch đã từng có định nghĩa ngắn gọn, chân xác về dân chủ : “Dân chủ là để người dân được mở miệng ra mà nói !”.
Người của dân tộc nào thì cũng cần thừa nhận “bách nhân bách tính”, thừa nhận sự khác biệt tương đối trong suy nghĩ ở nhiều người, nhưng không hề vì thế mà khó chịu khi thấy ai đó nghĩ khác mình. Họ cần phải hiểu rằng nếu thấy người khác nghĩ khác mình thì khi đó chính mình cũng đã nghĩ không giống người khác ! Càng không nên kiên trì ý định áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Chỉ có thể đạt tới sự đồng thuận thông qua tranh luận, thuyết phục nhau một cách có lý có tình.
Người ở bất cứ đâu thì cũng đều có thiên hướng được tụ hợp lại với nhau theo sở thích và ý nguyện tương đồng, được tự do bày tỏ một cách ôn hòa tình cảm yêu ghét của mình mà không sợ bị coi là “làm mất trật tự công cộng”.
Người dân tộc nào thì cũng đều muốn được bình đẳng lựa chọn ra người lãnh đạo giỏi hơn mình,tốt hơn mình thông qua bầu cử công khai, có cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh…
Tôi đã lược qua trên đây những ý nguyện chung cho con người ở mọi dân tộc. Đó chính là những giá trị phổ quát chung của toàn nhân loại mà chúng ta không thể nấp sau tấm bình phong “đặc thù” của văn hóa mỗi dân tộc mà phủ nhận chúng để rồi bị rơi vào tình trạng dường như là “bế quan tỏa cảng”, đi một mình một đường dẫn đến kết cục không ai mong chờ là tụt hậu và… tụt hậu.
Chúng ta hãy cùng tỉnh ngộ trước khi quá muộn !

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

CHÚC MỪNG NĂM MỚI BINH THÂN


Chúc mừng năm mới Bính Thân
Bạn bầu, đồng nghiệp xa gần đều vui
Bình an cho mỗi cuộc đời
Cả năm mạnh khỏe, cười tươi mỗi ngày
Giữ gìn non nước chung tay
"Nội xâm" tìm diệt cả bầy bọ sâu
Nói-làm ý hợp tâm đầu
Xin đừng hoa mĩ mỡ mầu riêu cua...

CHÂN DÀI VÀ RƯỢU TẤT NIÊN


Trần Nhương



Hàng năm cứ vào cuối tháng Chạp, BCH Hội Nhà văn VN thường mời các cán bộ, viên chức đã từng công tác tại cơ quan TƯ Hội về dự bữa cơm tất niên.
Năm nay tổ chức vào ngày 26 Chạp. Trời mưa rét nhưng cũng cũng vừa đủ 7 mâm. Nhiều cao niên như anh Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng,,,không có mặt. Tô Đức Chiêu ốm, Hà Phạm Phú, Hoàng Minh Tường, Vũ Quần Phương… vướng bận. Buổi gặp gỡ vui vì một năm mới gặp với các anh chị là viên chức của Hội, còn nhà văn thường có dịp gặp nhau.
Chủ tịch Hữu Thỉnh chúc Tết, ông mang quà đến từng người, tinh thần có báo Văn nghệ Tết, vật chất có bao lì xì 500k. Thế là ngon Hội khó khăn mừng thế là nhiều.
Chả ai sắp đặt mà mấy gã họ Trần ngồi một mâm: Trần Nhương, Trần Đăng Khoa, Trần Ninh Hồ, đính kèm Nguyễn Trọng Tân, Nguyễn Thanh Hòa…
Rượu vào tây tây thơ bung ra như rượu vang bật nút. Chả hiểu sao lại nhằm đề tài chân dài. Nguyễn Trọng Tân nổ phát đầu như một phương châm hành động:

… Ngu gì dính đến chân dài
Công năng sử dụng chỉ vài… xăng ti
Đã kênh kiệu lại bội chi
Cứ theo chân ngắn giảm chi, dễ tìm”.

PHIẾM KHỈ PHÚ




Cao Bồi Già




Bài phú vui chào đón năm Khỉ, bác Cao Bồi Già gửi Tuấn Công Thư Phòng và độc giả . Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Tiễn biệt cụ Dê;
Nghinh chào anh Khỉ.
Mừng năm mới, kẻ kẻ tươi vui;
Đón Xuân sang, người người hoan hỷ.
Lai rai nhấm nháp:
Hương vị Tết, lắm thú mê say ;
Chuyện chàng Thân, muôn màu thú vị.
Hẳn tài cán lắm, mới ngồi chung chiếu lão “Ba Mươi”;
Chắc công lao nhiều, nên đứng sánh vai hàng“thập nhị” ?.(1)
Khỉ nào ai có lạ :
Cả hàng cả họ trèo cây đu nhánh, kẻ kẻ giỏi giang;
Toàn quyến toàn gia bắt chí bới lông, ngày ngày chăm chỉ.
Cũng mày cũng mặt, ngồi ngồi đứng đứng nào khác dáng người;
Nhưng tính nhưng tình, nhảy nhảy đu đu rõ là trò khỉ .
Dẫu đôi hàm vẩu, buồn tủi tênh tênh;
Có cái trôn son, sướng vui tí tỉ.
Tinh khôn nghịch ngợm như ma;
Ranh mãnh lẹ nhanh tựa quỷ.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

QUYỀN LỰC THUỘC VỀ DÂN


Ngọc Việt


(GDVN) - Khi lòng dân dậy sóng, sức dân có thể cuốn phăng tất cả những gì được xem là rào cản của quyền lực nhân dân. Sức mạnh của lòng dân là sức mạnh của quy luật

Truyền thông quốc tế ngày 1/2 đưa tin, Quốc hội mới của Myanmar được bầu ngày 8/11/2015 đã nhóm họp lần đầu tại thủ đô Naypyidaw hôm qua. Đây là lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua tại đất nước này có một Quốc hội được dân bầu và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của lãnh tụ Aung San Suu Kyi chiếm đa số ghế tại cơ quan lập pháp Myanmar.
Nền chính trị tại Myanmar đã đổi thay theo nguyên tắc dân chủ, quyền lực đã thuộc về những người được nhân dân Myanmar lựa chọn để trao gửi niềm tin và khát vọng của họ. Đất nước Myanmar đã thật sự chuyển mình sau chiến thắng lịch sử của NLD trong một cuộc bầu cử tự do.
Dư luận thế giới hướng về Myanmar với những kỳ vọng tích cực và hy vọng yên bình ở nơi mà chế độ quân phiệt được thay thế bằng nền dân chủ một cách hòa bình với đầy những nghĩa cử nhân văn. Nơi mà lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia được tôn trọng và là nền tảng cho mọi quyết định đổi thay.
Lãnh tụ NLD Aung San Suu Kyi tham dự phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới Myanmar. Ảnh: EPA.