Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

LẶNG THẦM NHÂN DÂN


Trần Nhương




TNc: Nhân Ngày nhà báo VN, nhà báo già Trần Nhương xin tặng Nhân dân bài thơ ngẫu hứng trên bàn phím lúc 10 giờ ngày 20-6-2016.


Lặng thầm chẳng nhiều lời vĩ đại, anh minh
Chân thật như khoai như lúa
Nuôi Đảng từ trong trứng nước
Chết thay cán bộ khi giặc truy lùng
Bao cuộc chiến tranh dồn người dồn của
"Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"
Khăn tang trắng mỗi mùa báo tử
Hiến đất hiến nhà
Ăn khoai ăn củ
Dành cơm cho cán bộ nằm vùng
Nhân dân là hậu phương
Là thành lũy để làm nên chiến thắng
.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

DÂN TỘC VÀ DẤU HIỆU MỘT CƠN BÃO TỐ

Nguyễn Quang Dy
Thứ tư ngày 15 tháng 6 năm 2016 9:52 AM

Image copyrightFB TRINH MINH HIEN
Image captionNhiều đợt biểu tình về việc cá chết hàng loạt tại miền Trung đã nổ ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác trên cả nước hồi tháng 5/2016




“Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc - Life begins where fear ends” (Osho).


Gần đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu bất thường về tâm trạng của cộng đồng dân tộc. Nó giống như những dấu hiệu của một cơn bão tố hay sóng thần.
Nếu đúng vậy, thì đây là một vấn đề lớn chứ không nhỏ. Phủ nhận hay bưng bít thông tin về một cơn bão tố hay sóng thần là dại dột như tự sát tập thể. Không phải chỉ các chính khách hay thương gia mà cả các nhà tâm lý xã hội học cũng cần quan tâm, vì hệ quả khôn lường của nó.
Người ta có thể tháo ngòi một quả bom nổ chậm chứ không thể tháo ngòi một cơn bão tố hay sóng thần. Đài Khí tượng Thủy văn (như Ban Tuyên giáo) chỉ có thể dự báo hay cảnh báo, chứ không thể ngăn chặn hay đối phó được với thảm họa môi trường hay khủng hoảng xã hội.
Hãy thử điểm lại vài dấu hiệu điển hình gần đây.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

NHỮNG CẢNH BÁO NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY PHẢI BIẾT ĐỂ GIỮ GÌN BẢN SẮC


Nguyễn Quang Thiều




TNc: Chương trình "60 phút mở" của VTV về làm từ thiện để làm gì, TS Đặng Hoàng Giang nói rằng việc đem quần áo của người miền xuôi tặng cho người miền núi là không hợp lý, góp phần làm mất đi thứ bản sắc quần áo thổ cẩm, nét văn hoá lâu đời của người miền núi.. Theo đó mà suy thì VN không nên cho con em đi du học các nước tư bổn kẻo đánh mất bản sắc XHCN, cũng không nên vay ODA mà bị "oẳn tà roằn". Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cảnh báo mọi người nên chú ý kẻo teo dần bản sắc dân tộc Việt.




Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm các “ tiền giáo sư và hậu tiến sỹ” Việt Nam, thì để không đánh mất bản sắc dân tộc, mỗi người Việt Nam phải biết rõ những việc sau :
1/ Khi đem quần áo của người dưới xuôi hoặc thiết kế của người nước ngoài cho người dân tộc thì về lâu dài người dân tộc sẽ đánh mất bản sắc
2/ Dạy các cháu dân tộc học tiếng Kinh sẽ biến các cháu thành rất ....kinh
3/ Đưa giáo viên dưới xuôi lên miền núi dạy dọc là dần dần biến miền núi thành miền xuôi và để miền xuôi thành miền núi.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

QUANH CHUYỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM


Hoàng Quốc Hải






Tự nhiên dấy lên nhiều ý kiến khác nhau về việc ông Bob Kerrey là Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.
Ý kiến được chia làm hai luồng:


- Hoan nghênh việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.


- Không đồng ý ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.


Điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng, số người ủng hộ ông Bob Kerrey nhiều hơn số không ủng hộ ông làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.
Trước hết phải ghi nhận tình cảm của Bob đối với sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Ông đã bỏ ra 25 năm vận động giới tinh hoa trong Quốc hội Hoa Kỳ, để thành lập một trường Đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam. Và ông đã thành công.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

TẠI CỤ TỔ NĂM ĐỜI


Vương Đình Trung





Hắn được nhận vào cơ quan không hề mất một đồng chạy chọt, không phải nhờ vả ai cả , mà hoàn toàn do trình độ , khả năng chuyên môn của hắn . Chả là thành phố có dịp mở cửa trọng dụng nhân tài mà .
Sếp của hắn vốn có thói quen chọn người kỹ lắm . Người nào vào vị trí nào đều được sếp nghiên cứu hồ sơ lý lịch , với lại trình độ chuyên môn thật cẩn thận . Nhất là sếp phải xem tử vi của người ấy có hạp với sếp không , ngay như bàn làm việc của các nhân viên, sếp cũng phải đặt theo đúng hướng phong thủy hợp với người ấy. Sếp cẩn thận thế đấy. Vậy mà hắn về dưới trướng sếp , sếp chưa kịp nghiên cứu, với xem tử vi, phong thủy gì cho hắn cả , bởi hắn được cấp trên bố trí thẳng về . Tuy nhiên , ngay sau đấy sếp cho lập tử vi của hắn ngay. Mọi thông số tử vi của hắn đều không hợp với sếp . Sếp không hài lòng ra mặt , nhưng hắn thì không hay biết gì chuyện số má , tử vi cả .
Hắn hăng hái nhận nhiệm vụ và thể hiện năng lực của mình ngay từ ngày đầu tiên. Cậu nhân viên về trước hắn , đang định bàn giao sứ mạng rửa ấm chén với pha trà cho hắn , hắn thẳng thừng từ chối : Tôi đến làm việc chứ không phải là làm long toong.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

MỘT CÂU HỎI LỚN KHÔNG LỜI ĐÁP



Đặng Văn Sinh

Điều dễ nhận thấy là bài thơ ra đời vào thời điểm những bất cập xã hội đã vượt quá giới hạn chịu đựng của con người. Đó là những dòng cảm xúc bất chợt dâng trào mà điểm nhấn của nó là hàng loạt câu hỏi như những dòng cảm thán được hình thành từ tâm thức của một công dân quá yêu đất nước mình.
Bố cục bài thơ gồm năm khổ, trong đó, mỗi khổ đều mở đầu bằng một câu hỏi tu từ được thiết lập trong mối quan hệ đồng đẳng. Câu hỏi tu từ, nghĩa là, hỏi chỉ để tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ, không cần phải trả lời, bởi câu trả lời đã nằm sẵn trong cấu trúc nội tại văn bản. Đây chính là nét đặc trưng của thi pháp thơ truyền thống, không chỉ với người Việt mà cả với cộng đồng nhân loại.
Các câu hỏi mở đầu cho mỗi khổ thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”, “Đất nước mình lạ quá phải không anh”, “Đất nước mình buồn quá phải không anh”, “Đất nước mình thương quá phải không anh”, “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?”, được xem như cùng một cấu trúc ngữ pháp, sử dụng nhuần nhuyễn lớp từ vựng thông tục, rất gần gũi với đời sống thường nhật, không chú ý đến các biện pháp tu sức nhưng lại có khả năng biến thái linh hoạt, tạo nên giá trị biểu cảm không giới hạn. Thông thường, với thể loại thơ thế sự cảm thán, những câu hỏi tu từ, luôn được bố trí theo trình tự từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát (hoặc ngược lại) để diễn tả một hiện tượng xã hội, lịch sử hay văn hóa, cuối cùng, ý tưởng được “gói” lại trong câu kết làm bài thơ bỗng sáng lên, tạo ấn tượng mạnh với người tiếp nhận gọi là thủ pháp nghệ thuật ngôn từ. Ta có thể kiểm chứng đặc điểm này qua bài “Chợ” của Nguyễn Duy với lời đề từ khá hài hước “Kính tặng vợ nhân đầu năm Con Khỉ”. Bài có bốn khổ thì ba khổ đầu sử dụng câu hỏi tu từ ở cấp độ phi đồng đẳng tăng tiến theo trình tự từ cụ thể đến trừu tượng tạo ra không gian cảm xúc đa chiều với nhiều cung bậc tâm trạng: “Có món ngon nào giá rẻ không em?”, “Có đam mê nào giá rẻ không em?”, “Có yêu thương nào giá rẻ không em”, “Có hạnh phúc nào giá rẻ không em?”.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

BÙI VIỆT THẮNG VIẾT VỀ TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN NHƯƠNG


Bùi Việt Thắng


Bài in trên Người Hà Nội

XÃ HỘI BA ĐÀO KÝ MỚI

(Tản mạn về Kim cổ kỳ quặc ký, tiểu thuyết của Trần Nhương,
Nxb Hội Nhà văn, 2016)

Trong tình trạng bão hòa của văn hóa đọc hiện nay bởi nhiều lí do (vì thiếu thời gian nhàn rỗi, vì sự cũ kỹ và nhàm chán của sách văn chương, vì sự cạnh tranh quyết liệt của văn hóa nghe nhìn, vì sự bành trướng của công nghiệp giải trí,…), mà vẫn nhiều người vồ vập đọc Kim cổ kỳ quặc ký, thì theo tôi, là một thắng lợi để xua tan cái mặc cảm “văn chương lâm nguy”. Phải thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng văn chương của ta lâu nay nghiêm trang, nghiêm nghị, nghiêm chỉnh, nghiêm túc quá. Có lẽ nó là cái quán tính của một nền văn chương sinh ra trong tranh đấu cách mạng, những vấn đề lợi ích dân tộc và giai cấp luôn bao trùm và chi phối, hướng dẫn sáng tác. Văn chương vắng bóng tiếng cười nên thiếu hẳn cái phóng khoáng, phiêu bồng. Tuy nhiên phải nói lại cho đúng thực tiễn sáng tác văn chương rằng, cũng đã có những cố gắng bù đắp cái khiếm khuyết như đã nói ở trên qua sáng tác của Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Y Ban,… Nay thêm lão tướng Trần Nhương. Nhưng có lẽ còn thiểu số quá.