Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

KÊ MINH THẬP SÁCH – MINH TRIẾT BÍCH CHÂU

Trần Nhương




Trong chuyến đi thâm nhập thực tế khu Formosa – Kỳ Anh, đoàn nhà văn chúng tôi đã đến viếng Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.


Ngôi đền không tòa ngang dẫy dọc chỉ khiêm nhường nép dưới bóng những cây thị gần 300 năm tuổi. Đang trời nắng, nhiệt độ lên tới 40 độ mà vào đền rợp bóng cây thấy như vừa có mưa.
Đọc văn bia và các tài liệu cho biết: Bà Nguyễn Thị Bích Châu quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Địnhcon gái đại thần Nguyễn Tướng Công. Bà được cha mẹ nâng niu đặt tên Bích Châu tự là Bích Lưu .Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, lại có khuôn dung xinh đẹp, nên rất nổi tiếng trong vùng.
Năm 1373, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung nhân, được nhà vua rất đỗi thương yêu, gọi là Nguyễn Cơ, ái phi Bích Lưu hay ái phi Bích Châu.Năm 1376, đất nước ta bị chúa Chiêm Thành Chế Bồng Nga thường sang gây hấn quấy rối. Mùa Đông năm đó giặc lại tràn sâu vào lãnh địa của ta phá phách rất hung bạo. Vua Trần Duệ Tôngngự giá thân chinh đi dẹp giặc. bà Bích Châu bồn chồn lo lắng dâng biểu khuyên can.
"…Việc trị đạo nước trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên hàn. Trị cái rắn nên dùng cái mềm, phục rợ xa cốt lấy đức… Đó là thượng sách, xin minh quân xét đoán cho minh."

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

GẶP NGƯỜI DÂN XÃ KỲ LỢI, KỲ ANH, HÀ TĨNH



TNc: Sau khi vào khu Formosa, đoàn nhà văn chúng tôi đi thăm bà con ngư dân hai xã Kỳ Lợi của huyện Kỳ Anh và xã Cẩm Nhượng của huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Khi thực hiện quay clip bà con Kỳ Lợi nói gạo tài trợ bị mốc, chúng tôi kiểm chứng lại thì chỉ cá biệt chứ không toàn bộ. Trong khi bức xúc có thể người dân nói chưa chuẩn. Xin nói cho rõ. TN 

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

FORMOSA NHÌN GẦN


TNc: Chuyến đi Kỳ Anh - Formosa của các nhà văn chúng tôi, gồm Hoàng Quốc Hải, 78 tuổi, Trần Nhương, 76 tuổi và Văn Chinh, Bùi Việt Thắng cỡ 70 tuổi. Đến Nghệ An thêm Đàm Quỳnh Ngọc U 60, Hà Tĩnh thêm Nguyễn Ngọc Phú cũng vậy, ngoài ra có nhà báo trẻ Kiều Mai Sơn. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của Hội Nhà văn VN, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Chi hội Nhà văn tại Hà Tĩnh nên chuyến đi thành công tốt đẹp.
 
Dưới nắng 40 độ, Kỳ Anh như chiếc bánh cu đơ cong vênh vì nóng. Chúng tôi đã vào khu Formosa, chủ yếu theo cửa phía Tây, ngồi trên ô tô chạy qua nhiều hạng mục đã có đoạn đường 16 km. Một khu mênh mông chiếm đến 9 xã của Thị xã Kỳ Anh, rộng tới hơn 20 km vuông đất liền và hơn 10 km mặt biển, vị chi trên 30 km vuông chốt ngay thị xã Kỳ Anh. BQL khu công nghiệp cho phép chúng tôi ngồi ô tô ngắm nhìn, những chỗ hiểm địa thì không được tiếp cận. Với chiếc máy ảnh tôi quay những clip này chất lượng không cao, nhiều lúc lập cập hình đổ ngổn ngang. Xin các bạn xem và hình dung ra một khu nhượng địa chiếm hơn 10% thì xã Kỳ Anh. Toàn bộ diện tích thị xã Kỳ Anh có 28.000 ha, thì Formosa chiếm hơn 3000 ha. Chưa viết xong bài cho chuyến đi nên chúng tôi đưa dần các clip trước để các bạn có thể hình dung phần nào...

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

FORMOSA CỬA PHÍA TÂY



Đoàn nhà văn gồm Hoàng Quốc Hải, Trần Nhương, Văn Chinh, Bùi Việt Thắng và nhà báo Kiều Mai Sơn cùng Nguyễn Ngọc Phú (Hà Tĩnh), Đàm Quỳnh Ngọc (Nghệ An) đã vào khu phía Tây của Formosa. Toàn bộ công trình này trên 20 km vuông và 10 km mặt biển. Chúng tôi chỉ được ngồi trên ô tô đi 16 km góc phia Tây. Các bạn hình dung công trình khổng lồ này qua đoạn clip quay bằng máy ảnh.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG, TỪ THAM VỌNG ĐẾN CUỒNG VỌNG CỦA TRUNG QUỐC


Hoàng Quốc Hải


TIẾNG NÓI NHÀ VĂN


TNc:Nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả hai bộ tiểu thuyết lịch sử “ Tám triều vua Lý’ và “ Bão táp triều Trần”, gồm 10 tập, 6.500 trang. Chúng ta có thể “gặp” tại đây những sử liệu phong phú ở rất xa nhau, trong chính sử và sử ký Trung Quốc/ Việt Nam; sách thực lục mỗi thời, lịch triều loại chí hay dẫu chỉ là dã sử nằm rải rác trong ký ức dân tộc, ký ức kẻ thù. Có thể hình dung, với một nhãn quan sắc sảo trời cho, với một tấm lòng yêu nước sâu nặng và mẫn tiệp, mọi kho sử liệu Việt – Trung đã bị ông lục tung,chọn lựa rồi sắp đặt dưới ánh sáng lương trí; Ông trở thành một thẩm quyền khả dĩ bàn bạc, cắt nghĩa thấu đáo về việc Việt Nam nắm giữ chủ quyền liên tục xuyên 3 thế kỷ trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, đồng thời chứng minh một cách thuyết phục “đường 9 đoạn” do Trung Quốc tự vẽ là hoàn toàn phi lịch sử, phi lý,phi pháp và phi đạo đức cùng những hành xử hung hăng, côn đồ của Trung Quốc tại Biển Đông mấy năm vừa qua.
Nhân sự kiện Tòa Trọng tài Thường trực (PCA ) Liên Hiệp Quốc vừa tuyên xử vụ Nhà nước Philippines kiện Trung Quốc, chúng tôi đăng lại bài viết còn nguyên giá trị so với tình hình thời sự hiện nay của nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhằm giúp bạn đọc theo dõi sự kiện lịch sử này một cách có hệ thống.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM PHỎNG VẤN CHỦ TRANG TRANNHUONG.COM


Vũ Hà (thực hiện)

TNc: Tôi vô cùng xúc động vì báo Phụ nữ Việt Nam đã cho một chủ trang cá nhân là tôi lên tờ báo danh giá này. Xin cám ơn Báo Phụ nữ Việt Nam và bạn Vũ Hà.


CÁI TÂM QUYẾT ĐINH KHẨU KHÍ


9 năm với số lượng truy cập gần 25 triệu lượt cho một trang cá nhân trannhuong.net/trannhuong.com, được đánh giá là trang tin có bản sắc, kỳ công. PNVN có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Nhương (ảnh) về "bí kíp câu view" của ông.



KHÔNG NÊN "MŨ NI CHE TAI"


  • PV: Hiện trang mạng của ông được đánh giá là thể hiện tiếng nói phản biện xã hội, thu hút sự đồng tình chia sẻ của bạn đọc. Chắc chắn ông phải có dụng ý này ngay từ khi có ý tưởng xây dựng trang cá nhân ?

  • TN: Thời đại thông tin bùng nổ, việc lập một trang web cá nhân trước hết giúp phổ biến các sáng tác cá nhân, đồng thời thể hiện tiếng nói của một công dân quan tâm tới các vấn đề xã hội trên tinh thần xây dựng. Trang web của tôi đã đưa ra những đề xuất được sự đồng thuận của chính quyền. Nhưng tiếng nói như thế rất cần trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Nhà văn ngoài việc sáng tác cũng cần có ý  thức trách nhiệm làm cho dân trí ngày càng phát triển.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

"KIỆN TRUNG QUỐC, ĐẾN LÚC NÀY, KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC"

Hồng Chuyên- Lại Hà (thực hiện)





GS.TS sử học Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định khi trả lời câu hỏi của PV Infonet.

Để hiểu về ý nghĩa, giá trị của bộ tư liệu, bản đồ và câu chuyện Trung Quốc phát động chiến tranh bản đồ, cũng như quan điểm của nhà khoa học về việc Việt Nam có nên kiện Trung Quốc bây giờ, PV Infonet đã có cuộc trao đổi vớiGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

CÁI ÁC TRỖI DẬY VÌ NGƯỜI VIỆT KHÔNG CÒN NIỀM TIN


NS Tuấn Khanh


Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Trong một lần được chất vấn về thế nào là sức mạnh, Đức Phật đã trả lời rằng “hiền lương mạnh nhất”. Bởi hiền lương không tạo ra kẻ thù, và cũng không thể có kẻ thù. Hiền lương sống và tồn tại với thế gian trong tâm thế hợp nhất, không gì có thể đổi dời được. Dân tộc Việt Nam trãi qua hàng ngàn năm luôn chiến thắng mọi sức mạnh bên ngoài bởi không có ham muốn dùng sức mạnh nào để cướp đoạt hay thống trị. Mà chính sự hiền lương của một dân tộc biết nhớ thương mái đình, ngôi làng, con trâu, mảnh lưới… của mình khiến họ cuỡng lại được mọi loại cường quyền. Người Việt hôm nay rất mạnh và khác biệt. Người Việt thích khoe sức mạnh, thích giới thiệu đẳng cấp và vượt lên hào nhoáng trên đám đông. Người Việt đang trong một quá trình lọc máu tim mình, học đòi theo những hình mẫu khác và đánh mất dần sức mạnh thật sự của mình là sự hiền lương.
Vì sao đánh mất sự hiền lương? Cuộc sống hôm nay quá đỗi eo sèo, đang hối thúc những con người chân chất nhất phải nhìn lại mình, rằng mình có đang rất ngu ngốc không giữa cuộc đời đang ngày càng ích kỷ và vô tâm này. Vài năm trước, người ta đọc tin một đôi vợ chồng trẻ ở Bắc Kinh bán đứa con nhỏ để mua iphone đời mới. Ít lâu sau ở Việt Nam đã có người giết ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Ở Thượng Hải từng có video đường phố, ghi lại cảnh đứa con khỏe mạnh đánh đập cha mẹ già giữa đường vì tức giận phải mang vác chữ hiếu trong khi muốn tận hưởng đời riêng. Không lâu sau, Việt Nam cũng nổi lên những câu chuyện tương tự, làm nát lòng những người tử tế trên đất nước mình, với câu hỏi vì sao?

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÀI LOAN !

Trần Nhương




















Tôi là một công dân
Tuổi ngoại 70
Bình thường như nhiều ông lão
Tôi chỉ đại diện cho tôi
Xin gửi lời cám ơn nhân dân Đài Loan
Cám ơn Chính phủ Đài Loan
Cũng là người Tầu nhưng rất tốt !
Đã gây áp lực để Formosa nhận tội
Nên nguyên nhân cá chết được tìm ra
Nên nước tôi công bố...

Các bạn không cục bộ
Không vì lợi ích riêng mình
Mà lươn lẹo bao che tội ác
Đài Loan
Đài Bắc
Nỉ hảo
Cho tôi hôn tất cả bà con....

KIM KỔ KỲ KUẶC KÝ - KỲ KUẶC MÀ THÚ VỊ

Trần Ngọc Sơn


TNc: Bạn trẻ Trần Ngọc Sơn từ làng Hà Thạch trên Phú Thọ, sau khi đọc Kim kổ kỳ kuặc ký đã viết bài này gửi cho tác giả. Xin giới thiệu cảm nhận của Trần Ngọc Sơn với "cậu bé" tinh thần của Trần Nhương...Cám ơn người đồng hương đất Tổ !


Với văn chương, tôi là người ngoại đạo. Và, với tiểu thuyết hiện đại thì từ lâu, tôi cũng chỉ đọc cuốn Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường, mặc dù tôi rất thích đọc sách. Nhưng với tiểu thuyếtKim kổ kỳ kuặc ký của nhà văn Trần Nhương (do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành quý I năm 2016) thì lại có một sức hút kỳ lạ đối với tôi.
Có thể là thể loại tiểu thuyết “hoạt kê” (như tác giải tự nhận) nó rất hợp tạng với một kẻ thích hài hước như tôi. Có thể là do nội dung câu chuyện hấp dẫn và cả cách viết “kỳ quặc” của tác giả đã lôi cuốn tôi vào cuộc bôn tẩu của nhân vật chính Mao Tôn Úc với bao nhiêu hỉ, nộ, ái, ố trên cuộc hành trình nhiều ngả rẽ bất ngờ của ông ta.
Chính vì vậy, tôi đã đọc liền một mạch cuốn sách 234 trang (trừ phần phụ lục Bầu bạn cổ phần, vì phần này tôi đã đọc trên Trannhuong.com) từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm.