Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

NHÌN LẠI LỊCH SỬ BÁCH VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH HÁN HÓA BÁCH VIỆT


Trần Gia Ninh


Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vậy?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Họ đã chất vấn nhau, loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào?Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?
Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC: NHIỀU VIỆC BỊ LẤY CỚ "NHẠY CẢM" ĐỂ KHÔNG MINH BẠCH THÔNG TIN


Vũ Ngọc Hoàng


 "Ở Việt Nam còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó không minh bạch thông tin.
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Trong phần 1, tôi đã nói về lý do phải kiểm soát quyền lực. Trong phần 2 này, tôi xin góp bàn về quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Tham nhũng, Lợi ích nhóm, Tự do ngôn luận, Con ông cháu cha, Tam quyền phân lập
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Nhật Minh/ Vnexpress
Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế.
Bảo đảm việc lập hiến là của toàn dân (thông qua cử tri toàn quốc), nhân dân phải trực tiếp quyết định những vấn đề cơ bản của Hiến pháp (chứ không phải là nhân dân góp ý để Quốc hội xem xét). Phải trưng cầu dân ý đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Tiến tới Chủ tịch nước phải do nhân dân trực tiếp bầu (chứ không phải Quốc hội).

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC: "CÓ NHỮNG NGƯỜI BÁN RẺ TỔ QUỐC VÌ QUYỀN LỢI CÁ NHÂN"


Vũ Ngọc Hoàng



TNc: Tôi phong cho TS Vũ Ngọc Hoàng danh hiệu "Siêu thày thuốc Nhân Dân" vì ông "bắt mạch và kê đơn thuốc" rất chuẩn xác hiện trạng . Buồn mênh mông, lo mênh mông...! 

 "Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là "con dao" hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.
Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.
Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Liên Xô sụp đổ, Diễn biến hòa bình, Tham nhũng, Lợi ích nhóm
TS Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào?

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

NHÀ VĂN LÊ LỰU: GIỌT NƯỚC MẮT CUỐI CHIỀU

Nghiêm Thị Hằng


Kết quả hình ảnh cho LÊ LỰU


Kì IKhông được sống cuộc sống của chính mình

“Sóng ở đáy sông” không phải chỉ theo suốt đời anh chàng Núi, mà theo suốt đời nhà văn Lê Lựu như số phận cuộc đời. Anh chàng Giang Minh Sài trong “Thời xa vắng” tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, nửa đời trước không được sống cuộc sống của chính mình, nửa đời sau trong bi kịch chạy theo cái không phải của mình. Lê Lựu chua chát bảo đời mình cũng vậy…
Mới đấy mà đã hơn 40 năm tôi quen nhà văn Lê Lựu, năm 1974 khi nhà văn đi thực tế ở chiến trường, đầu quân về Báo Trường Sơn - Đoàn 559. Hồi ấy Lê Lựu viết tiểu thuyết “Mở rừng”, viết được chương nào ông đọc thuộc cả chương cho các em ở nhà in nghe . Ngày ấy, tôi (cô gái ở nhà in) thường rang cơm cho nhà văn thêm bữa tối, nhà văn gọi tôi với biệt danh là “Cô bé cơm rang”.
Ở Trường Sơn không lâu, Lê Lựu ra Bắc. Sau chiến tranh, Phòng Tuyên huấn cục Chính trị đoàn 559 của chúng tôi có Ban liên lạc đồng đội cũ, thỉnh thoảng anh em lại gặp nhau. Nhà văn Lê Lựu, nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhiếp ảnh gia Hoàng Kim Đáng, Vương Khánh Hồng, họa sĩ Đức Dụ, Hoàng Đình Tài…là các văn nghệ sĩ thành danh sinh hoạt trong ban liên lạc của phòng Tuyên huấn. Ban liên lạc này đã gắn bó những người lính Trường Sơn chúng tôi đến tận bây giờ, dù có người vẫn còn phong độ, có người đang cuối chiếu dốc nắng, có người đã về thế giới bên kia.
Trước tết năm Ất Mão (2015), khi tôi có dịp đến thăm Lê Lựu, ông tâm sự: “Tôi sống đến chừng này tuổi cũng thuộc dạng xưa nay hiếm, nhất là khi mang trong người rất nhiều trọng bệnh”. Bây giờ nhà văn gắn mình với chiếc xe đẩy. Nhớ lại năm 1986, tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu ra đời, khi ấy sự nghiệp văn chương của Lê Lựu như nắng trưa đỉnh điểm vinh quang. Ông trở thành nhà văn Việt Nam đầu tiên được trung tâm William Joiner của ông Kevin Bowen mời sang thăm nước Mỹ chu du tới 6 tháng trời vào năm 1988.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

AN VỊ TƯỢNG NGUYỄN TRÃI TẠI LỆ CHI VIÊN

Trần Nhương
Chủ nhật ngày 18 tháng 9 năm 2016 8:55 PM


Đúng ngày giỗ lần thứ 574 Nguyễn Trãi 16 tháng 8 Bính Thân ( 16-8 năm Nhâm Tuất, 1442 Nguyễn Trãi bị chu di) , Hội những người yêu Nguyễn Trãi - Nguyễn Thì Lộ và Ban quản lý khu du tích Lê Chi viên đã tổ chức an vị tượng Nguyễn Trãi bên tượng Lễ nghi học sỹ Nuyễn Thị Lộ (đã dựng từ trước).
Rất đông bà con từ khắp miền đất nước về cúng giỗ Đức Ông Nguyễn Trãi xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Tượng đá do gia đình ông Nguyễn Hữu Đường cung tiến trị giá 200 triệu. Tượng đá được dặt tại Đà Nẵng chế tác.
Khu dích tích Lệ Chi viên do nhà giáo Hoàng Đạo Chúc khởi sướng, được bà con khắp nơi phát tâm công đức nên nay thành một quần thể khá nguy nga, bề thế. Cụ Hoàng Đạo Chúc năm nay 84 tuổi đã liên tục hoạt động quên góp hơn 10 năm và hiện nay vẫn cố gắng vận động để xây dựng thêm hạng mục cho khu di tích.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

BIỂU GIÁ...TÙ



Bùi Hoàng Tám




Dân trí) – Mọi sự so sánh vốn đều khập khiễng, nhất là trong chốn pháp đường còn có nhiều yếu tố chi phối như tăng nặng, giảm nhẹ mà ở đây lại ở các vụ án khác nhau. Song, dù lý giải thế nào thì cũng khó có thể thỏa mãn cái bài toán 30.000 đồng = 1 năm tù và 500.000 đồng =1 phút tù vì thời gian đối với mỗi kiếp người đều quý và đáng trân trọng như nhau.

 (Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp) >>>>
Ngày 9/9 vừa qua, sau hơn một tháng xét xử và nghị án, phiên tòa xử vụ án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án.
Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB đã phải chịu hình phạt cao nhất của luật pháp. Theo đó, sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Danh đã bị tòa tuyên phạt 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.
Thử nhẩm tính, 9.000 tỉ đồng cho 30 năm tù tức là 3.000 tỉ cho 10 năm tù, 300 tỉ cho 1 năm tù, 25 tỉ cho 1 tháng tù, 800 triệu đồng cho 1 ngày tù, 30 triệu cho 1 giờ tù và 500.000 đồng cho 1 phút tù.
Năm 2012, khi viết về vụ án “khủng” Phạm Thanh Bình ở Vinashin làm thất thoát 500 tỉ đồng, bị tòa tuyên án 20 năm tù giam, mình đã “tá hỏa” khi làm phép tính thế này. 500 tỉ đồng : 20 năm = 25 tỉ đồng và cũng tức là hơn 2 tỉ đồng/tháng.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

HẮT HIU LÊ LỰU


Trần Hoàng Thiên Kim



Đã lâu rồi, nhà văn Lê Lựu không được ra khỏi khuôn cửa căn nhà này. Thậm chí thói quen ngồi ở cửa nhìn ra đời sống ngoài kia cũng mất dần trong tâm thức của ông.
Đã lâu rồi, nhà văn Lê Lựu không được ra khỏi khuôn cửa căn nhà này. Thậm chí thói quen ngồi ở cửa nhìn ra đời sống ngoài kia cũng mất dần trong tâm thức của ông.
Tết năm Bính Thân này, nhà văn Lê Lựu bị một trận ốm thập tử nhất sinh, bị viêm phổi cấp, phải vào viện cấp cứu. Về nhà thì phải truyền thuốc ngót cả tháng trời chứ không ăn uống được gì.Chỉ đơn giản, trí não của ông đã dần ì ạch, ông mất nhiều phản xạ như nói, cười, trò chuyện, thậm chí cả nuốt nước bọt cũng phải nhắc nhở mới chịu nghe để nuốt, chứ nói gì đến thói quen thưởng thức những va đập của đời sống. Ông không thể đi lại được mà chỉ ngồi trên chiếc xe lăn, tất cả tùy thuộc vào những người giúp việc. Tuổi càng cao, dĩ nhiên, ông càng già hơn, yếu hơn, vốn dĩ như quy luật của tạo hóa.
Nói dại, cứ tưởng ông khó qua khỏi khi chạm ngưỡng cái tết con khỉ, nhưng phúc lớn, ông phục hồi được, lại ngồi trên chiếc xe lăn quen thuộc, lại hằng ngày ngồi bên cạnh chiếc bàn để ăn những bữa cơm đạm bạc theo tiêu chuẩn của người bị nhiều căn bệnh như: tiểu đường, huyết áp, tim mạch… Nhưng sau mỗi trận ốm, cơ thể ông yếu đi nhiều.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

LÀM SAO NGĂN ĐƯỢC ĐÀ SUY THOÁI VỀ VĂN HÓA?



Phan Hồng Giang

Văn hóa chen lấn, xô đẩy của giới trẻ hiện nay. Nguồn: internet
Văn hóa chen lấn, xô đẩy của giới trẻ hiện nay. Nguồn: internet
Văn hóa đã bắt đầu suy thoái từ rất lâu
Tôi nhớ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi miền Bắc đang “vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, người dân Tràng An đã than phiền về nạn càn quấy của đám trai trẻ mặc quần ống tuýp, để tóc dài khiến các quý thanh niên “Cờ đỏ” đông nhan nhản ở Bờ Hồ phải thủ sẵn kéo lăm le cắt ống quần, cắt tóc dài để dạy chúng bài học vỡ lòng về … phép ứng xử văn hóa (!).
Tôi nhớ cũng vào những năm đó, nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện có lần ông đi xem phim ở rạp Bắc Đô, Hàng Giấy. Khi đèn đã tắt, phim đã bắt đầu chiếu, thấy mấy cậu choai choai ngồi hàng phía trên nói chuyện rào rào, phì phèo thuốc lá, ông bèn khẽ khàng nhắc nhở: “Các cháu tắt thuốc đi nhé!”. Bất ngờ ông nghe thấy giọng nạt nộ: “Này thằng già, liệu mà câm mồm đi!”, và các mẩu thuốc cháy dở tới tấp bay vào người ông. Không một ai lên tiếng bênh vực ông. Ông đành phải câm mồm thật, nếu không muốn bị khủng bố tiếp. Nhà văn ngậm ngùi đúc kết: “Thời nay, cái Thiện đã chịu thua cái Ác!”.
Thời ấy người ta cũng đã từng đâm chém nhau vì va chạm … xe đạp. Các vị cán bộ nhà nước mặc đại cán nghiêm chỉnh cũng đã từng không kiêng dè, to tiếng cãi vã so bì nhau từ lạng chè, bao thuốc đến chiếc vành, chiếc lốp hay chục cái nan hoa mua theo sổ căng-tin cơ quan, chưa nói đến cuộc “đại chiến” vì phiếu mua xe đạp phân phối hay những căn phòng nhà tập thể không khép kín…