Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

CÁI ÁC TRỖI DẬY VÌ NGƯỜI VIỆT KHÔNG CÒN NIỀM TIN


NS Tuấn Khanh


Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Trong một lần được chất vấn về thế nào là sức mạnh, Đức Phật đã trả lời rằng “hiền lương mạnh nhất”. Bởi hiền lương không tạo ra kẻ thù, và cũng không thể có kẻ thù. Hiền lương sống và tồn tại với thế gian trong tâm thế hợp nhất, không gì có thể đổi dời được. Dân tộc Việt Nam trãi qua hàng ngàn năm luôn chiến thắng mọi sức mạnh bên ngoài bởi không có ham muốn dùng sức mạnh nào để cướp đoạt hay thống trị. Mà chính sự hiền lương của một dân tộc biết nhớ thương mái đình, ngôi làng, con trâu, mảnh lưới… của mình khiến họ cuỡng lại được mọi loại cường quyền. Người Việt hôm nay rất mạnh và khác biệt. Người Việt thích khoe sức mạnh, thích giới thiệu đẳng cấp và vượt lên hào nhoáng trên đám đông. Người Việt đang trong một quá trình lọc máu tim mình, học đòi theo những hình mẫu khác và đánh mất dần sức mạnh thật sự của mình là sự hiền lương.
Vì sao đánh mất sự hiền lương? Cuộc sống hôm nay quá đỗi eo sèo, đang hối thúc những con người chân chất nhất phải nhìn lại mình, rằng mình có đang rất ngu ngốc không giữa cuộc đời đang ngày càng ích kỷ và vô tâm này. Vài năm trước, người ta đọc tin một đôi vợ chồng trẻ ở Bắc Kinh bán đứa con nhỏ để mua iphone đời mới. Ít lâu sau ở Việt Nam đã có người giết ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Ở Thượng Hải từng có video đường phố, ghi lại cảnh đứa con khỏe mạnh đánh đập cha mẹ già giữa đường vì tức giận phải mang vác chữ hiếu trong khi muốn tận hưởng đời riêng. Không lâu sau, Việt Nam cũng nổi lên những câu chuyện tương tự, làm nát lòng những người tử tế trên đất nước mình, với câu hỏi vì sao?

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÀI LOAN !

Trần Nhương




















Tôi là một công dân
Tuổi ngoại 70
Bình thường như nhiều ông lão
Tôi chỉ đại diện cho tôi
Xin gửi lời cám ơn nhân dân Đài Loan
Cám ơn Chính phủ Đài Loan
Cũng là người Tầu nhưng rất tốt !
Đã gây áp lực để Formosa nhận tội
Nên nguyên nhân cá chết được tìm ra
Nên nước tôi công bố...

Các bạn không cục bộ
Không vì lợi ích riêng mình
Mà lươn lẹo bao che tội ác
Đài Loan
Đài Bắc
Nỉ hảo
Cho tôi hôn tất cả bà con....

KIM KỔ KỲ KUẶC KÝ - KỲ KUẶC MÀ THÚ VỊ

Trần Ngọc Sơn


TNc: Bạn trẻ Trần Ngọc Sơn từ làng Hà Thạch trên Phú Thọ, sau khi đọc Kim kổ kỳ kuặc ký đã viết bài này gửi cho tác giả. Xin giới thiệu cảm nhận của Trần Ngọc Sơn với "cậu bé" tinh thần của Trần Nhương...Cám ơn người đồng hương đất Tổ !


Với văn chương, tôi là người ngoại đạo. Và, với tiểu thuyết hiện đại thì từ lâu, tôi cũng chỉ đọc cuốn Thời của thánh thần của nhà văn Hoàng Minh Tường, mặc dù tôi rất thích đọc sách. Nhưng với tiểu thuyếtKim kổ kỳ kuặc ký của nhà văn Trần Nhương (do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành quý I năm 2016) thì lại có một sức hút kỳ lạ đối với tôi.
Có thể là thể loại tiểu thuyết “hoạt kê” (như tác giải tự nhận) nó rất hợp tạng với một kẻ thích hài hước như tôi. Có thể là do nội dung câu chuyện hấp dẫn và cả cách viết “kỳ quặc” của tác giả đã lôi cuốn tôi vào cuộc bôn tẩu của nhân vật chính Mao Tôn Úc với bao nhiêu hỉ, nộ, ái, ố trên cuộc hành trình nhiều ngả rẽ bất ngờ của ông ta.
Chính vì vậy, tôi đã đọc liền một mạch cuốn sách 234 trang (trừ phần phụ lục Bầu bạn cổ phần, vì phần này tôi đã đọc trên Trannhuong.com) từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm.