Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

TRANNHUONG.COM 11 TUỔI (12-12-2006 - 12-12-2017)


TN


Cảm ơn bầu bạn xa gần
11 năm ấy tình thân mặn mà
Đồng hành với một lão già
Câu thơ, bức họa chan hòa buồn vui
Đòi khi sóng gió dập vùi
Ngộ ra ta lấy tiếng cười mà khuây...

Chủ trang Trần Nhương

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT


Cầm Sơn


TNc: Xin đưa lại bài phát biểu của tôi tại lễ kỉ niệm 10 năm ngày mất Phạm Tiến Duật do nhà văn Cầm Sơn thực hiện trên trang vannghecongnhan.com.



Ngày 04 tháng 12 năm 2017, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức 10 năm ngày mất nhà thơ Phạm Tiến Duật tại Hội trường Văn phòng Trụ sở Hội số 9 Nguyễn Đình Chiểu. Đến dự buổi lễ gồm có:
- Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Bà Tình chị ruột nhà thơ, bà Vân vợ nhà thơ cùng nhiều người nhà, con cháu nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Nhiều bạn bè, người thân của nhà thơ cùng nhiều nhà thơ, nhà văn đã đến dự kín chật hội trường.
Mở đầu chương trình , Các nhà văn, nhà thơ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng các thành viên gia đình nhà thơ dâng hương tưởng niệm nhà thơ Phạm Tiến Duật. Sau đó là phát biểu của các nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Chu, Trần Đăng Khoa, Trần Ninh Hồ, Trần Nhương, phát biểu lời cám ơn của bà Thu chị ruột và bà Vân vợ nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cuối cùng là phát biểu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Văn nghệ Công nhân online sẽ lần lượt giới thiệu từng bài phát biểu của các nhà thơ. Trong chương trình này, chúng tôi xin giới thiệu lời phát biểu của nhà thơ Trần Nhương trước mặc dù theo thứ tự chương trình thì bài phát biểu của ông xếp ở hàng thứ năm sau các nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Chu, Trần Đăng Khoa, Trần Ninh Hồ. Việc ưu tiên giới thiệu trước bởi nhà thơ Trần Nhương là người bạn đồng hương, đồng tuế...và theo cách nói của ông thì ông có những 5 cái “đồng” với nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cùng với việc giới thiệu trên trang nhà, chúng tôi cũng sẽ chuyển đoạn Video này sang cho nhà thơ Trần Nhương để ông giới thiệu trên trang cá nhân của ông (trannhuong.net) Những mong quảng bá được hình ảnh cho nhiều người cùng xem. Xin trân trọng giới thiệu!
C.S

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

KỈ NIỆM 10 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ CHÍNH HỮU (tin video)


TN và You tube


TNc: Sáng nay 27-11-2017, tại hội trường Hội Nhà văn VN đã tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm mất nhà thơ Chính Hữu. Đông đảo các nhà văn đa đến dự. Sau lễ dâng hương, nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát biểu về sự cống hiến và nhân cách nhà thơ Chính Hữu. Nhiều tham luận của các nhà văn tưởng nhớ đến một nhà thơ lớn Chính Hữu. Tôi có thời gian công tác cùng ông tại Cơ quan Hội Nhà văn VN. Vẫn nhớ một người Phó TTK kiêm Trưởng ban Đối ngoại giản dị, trầm tĩnh và tâm sáng...

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

CÓ MỘT THỜI SÔI ĐỘNG NỮA KHÔNG?


Trần Huy Quang

Kết quả hình ảnh cho Trần Huy Quang

(Lời tác giả)

Có lẽ trong giới báo chí cũng như mọi người còn nhớ có một thời báo chí sôi động bởi những phóng sự văn học nói về những bức bách, nghịch lí, bất công của cuộc sống với tinh thần nhập cuộc và trách nhiệm công dân của các nhà báo. Đó không phải là những vụ việc có tính hình sự hay khêu gợi sự tò mò giết, hiếp hay hotgirl lộ hàng như thị hiếu hôm nay. Mà là những vấn đề sống còn của sự phát triển, độ vênh của lí thuyết và cuộc sống thực tại, những chính sách lỗi thời trở thành sự cản trở sự đi lên của xã hội mà chưa tháo gỡ…Phải nhớ răng thời đó, thực tiễn cuộc sống đã đặt ra những vân đè của sự phát triển xã hội mà các chính sách không theo kịp, không cập nhật được đã là mối quan tâm hàng đầu của dư luận. Yêu cầu đó buộc trí thức và giới truyền thông phải dũng cảm dấn thân với trách nhiệm công dân cao cả. Hơn nữa với tinh thần “cởi trói”, báo chí cũng như văn học nghệ thuật nói chung, đã tiệm cận được đến tính Chân Thiện Mĩ như trong Nghị Quyết 05 của Bộ chính tr (khóa 6)ị…
Làm nên một thời kì sôi động ấy, phải là nhiều tiếng nói với âm tầng cao thấp nóng lạnh khác nhau, đa thanh, đa âm, không riêng của một giai điệu nào dù nó có là giai điệu. Ở đây với sự quan sát hạn hẹp chủ quan, người viết chỉ đề cập đến sự nhập cuộc hăng hái và trách nhiệm của tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, dường như chính nó, với đặc thù vừa là văn chương vừa là báo chí, đã làm sống lại một thể loại văn học mà Văn hào Vũ Trọng Phụng khởi xướng cách đây hơn nửa thế kỉ, thể loại Phóng sự điều tra đầy chất văn học. Nhất là khi nhà văn Nguyên Ngọc về làm tổng biên tập thì nó là sự cộng hưởng của nhiều đòi hỏi đổi mới và phát triển.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

TIN BUỒN: NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ TẠ THẾ



Kết quả hình ảnh cho nhà văn Đoàn Lê



Nhà văn Đoàn Lê (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943), còn có bút danh Hạ Thảo, tên thật là Đoàn Thị Lê, là một nhà vănhọa sĩ,diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn. Bà nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật thành phố Hải Phòng. Do bênh lâu ngày, nhà văn Đoàn Lê đã tạ thế hồi 15 giờ 28 ngày 6-11-2017, hưởng thọ 75 tuổi
Lễ viếng cử hành từ 12h00 đến 13h30 ngày 10-11-2017 tại Nhà tang lễ TP Hà Nội, 125 Phùng Hưng, HN.
Sau lễ truy điệu, Nữ sĩ tiếp tục hành trình, hóa thân về cõi vĩnh hằng tại Đài Hóa thân Hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội.



Trang trannhuong.com và cá nhân xin được chia buồn với gia quyến và cầu cho hương hồn nhà văn Đoàn Lê thanh thản về cõi Phật
Khi còn là một nữ sinh lớp chín Trường cấp ba Phan Chu Trinh ở Hải Phòng, Đoàn Lê đã có thơ đăng báo. Năm mười tám tuổi, Đoàn Lê viết bài thơ Bói hoa được bạn yêu thơ hồ hởi đón nhận. Sau đó thi vào học Khoa Điện ảnh, Trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

CUỘC GẶP GỠ "NHÀ VĂN VÌ SỨ MỆNH ĐOÀN KẾT.."

 

TN và Youtube


 
TNc: Sáng nay 20-10-2017, cuộc gặp gỡ các nhà văn Việt Nam trên toàn cầu đã được tổ chức tại khu biệt thự Hồ Tây. Gần 40 nhà văn từ Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Tiệp, Hung, Áo... đã có mặt. Các nhà văn Việt Nam gặp nhau tay bắt mặt mừng, tặng sách cho nhau.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN đọc bài đề dẫn như một lời tâm sự gan ruột chào mừng các bạn đồng nghiệp. Ông nói đến sự cần phải lấp đầy hố ngăn cách những nhà văn và dân tộc ta. Sau 42 năm hãy chung tay để xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh. Ông nhân mạnh ngôn ngữ lớn nhất là hành động và chính cuộc gặp này là một hành động để hoá giải những khác biệt..

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

TÔI ĐỌC XONG "MỐI CHÚA"

Trần Nhương


Kết quả hình ảnh cho Tiểu thuyết Mối chúa



Tuổi U80 đọc điếc mọi thứ đều chậm. May nhân có chuyến nhông tầu hoả về quê Phú Thọ nên đọc xong. Nhẹ cả người. Đọc đến trang cuối thì mừng vì gã Tạ Duy Anh còn yêu dân yêu nước lắm, gã chưa hề thoái hoá biến chất !
Gã vốn thông minh, tôi đọc gã những Mr Ban, Gã lộn ngược, Đi tìm nhân vật...thấy gã vẫn phong độ. Gã viết Mối Chúa sắc nước hơn, hóm hỉnh và cả sex cũng hay hơn.
Gã có tài dẫn dụ người đọc không bỏ được, cứ phải đọc cho hết. Văn lão như có ma và gã tung hoả mù khiến người đọc lạc vào mê trận. Lại có lúc rất kiến hiệp, hình sự như kiểu bộ phim truyền hình vừa chiếu "Người phán xử".
Không gian trong tiểu thuyết là một làng quê yên ả, bờ sôi ruộng mật rồi rối tung lên vì dự án sân gôn. Việt con giai Mr Nam tiếp tục công việc của bố làm dự án và gặp bao chắc trở với dân làng, với hàng ngũ quan chức đủ cấp mà tiêu biểu là Huyện quan. Chuyện trong tiểu thuyết so với đời sống hôm nay chỉ đáng là con tôm con tép so với kình ngư.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

PGS VĂN NHƯ CƯƠNG, NGƯỜI TẬN HIẾN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC


Thiên Sơn
Kết quả hình ảnh cho Thày Văn Như Cương

Mỗi sớm mai tỉnh dậy, nghĩ về những gương mặt rạng rỡ, những nụ cười tươi rói của lớp lớp học trò, PGS Văn Như Cương lại thấy lòng yên tĩnh, một niềm vui dịu dàng thức dậy trong tâm hồn. Ở tuổi 80, không còn khỏe như xưa, nhưng chính các em, những lớp học trò thân yêu ấy đã làm cho ông thấy cuộc sống này thật là đẹp đẽ và ngập tràn hạnh phúc. “Không có điều kỳ diệu nào hơn là tuổi trẻ, các trò hãy nghe thầy nói, tuổi trẻ là khởi đầu của cuộc đời, không được để phí dù chỉ là một phút nào vào những việc vô bổ, hãy học thật tốt và hãy vui chơi lành mạnh, hãy biết ước mơ và phấn đấu vì ước mơ của chính mình”.
PGS Văn Như Cương yêu học trò như con, như cháu mình. Ấy là một tình yêu đã thấm vào xương tủy, cả cuộc đời, không lúc nào ông không nghĩ về nghề giáo, tận tâm, tận lực với nghề nghiệp của mình. Và tình cảm ấy đã dành được sự đến đáp xứng đáng bằng tấm lòng tôn kính của nhiều thế hệ học trò. Mỗi lần ông xuất hiện ở trường Lương Thế Vinh thì hàng chục, hàng trăm học trò chạy ùa ra, vây quanh thầy. Có em sà vào lòng thầy, có em đứng bên thầy im lặng ngắm dáng hạc mảnh mai, bộ râu dài, trắng muốt và gương mặt hồn hậu như một tiên ông hiện ra từ cổ tích. Những lần như vậy, PGS ân cần hỏi các em: “Các con ăn có ngon không?” “Các con học có hiểu bài không?” “Các con đến trường có vui không?” “Có điều gì khiến các con băn khoăn hoặc không hiểu thì hãy nói với thầy?” Những lời ấy đã lay động tâm hồn các em. Có em rưng rưng nước mắt...

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

HÁ MIỆNG MẮC TẦU

Trương Tuần


Đường sắt trên cao tiền rất cao
Kéo dài không biết tại về sao
Các bác anh minh giờ đâu tá ?
Hay đang khoái khẩu món đầu vào ?

Trương Tuần

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

NGHĨ VỀ THƯ CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH VÀ THƯ TRẢ LỜI CỦA NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM.


Nguyễn Trọng Tạo

Kết quả hình ảnh cho Phan Nhật Nam

Câu chuyện này đang gây sự chú ý của giới văn chương cả trong nước và hải ngoại. Lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh với tư cách là Chủ tịch hội Nhà Văn VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước giao lưu với các nhà văn nhân dịp tổ chức “Cuộc gặp mặt Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt… trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài”; và lá thư từ chối lời mời này của nhà văn Phan Nhật Nam.

Theo tôi nghĩ, Hữu Thỉnh (1942) và Phan Nhật Nam (1943) là hai nhà văn lính cùng thời, cùng thế hệ ở 2 trận tuyến đối lập trong chiến tranh. Trong cuộc chiến, tất nhiên là hai bên mang 2 ý thức hệ khác nhau, 2 lý tưởng khác nhau. Và cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra. Văn chương cũng vậy, cả 2 văn tài đều viết theo lý tưởng của mình. Và cả 2 người đều nổi tiếng. Chiến tranh kết thúc, cả 2 văn tài này cũng có những số phận khác nhau. Hữu Thỉnh được đi học tiếp và trở thành người lãnh đạo hội Nhà văn VN. Phan Nhật Nam bị cầm tù 9 năm rồi sang Mỹ theo diện HO, thành công dân Mỹ và vẫn tiếp tục viết văn. Mỗi người đều đeo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.
Cái đau nhất là sau thống nhất đất nước, dân tộc chưa hòa giải được để lòng người Việt trên khắp thế giới này “qui về một mối”. Lỗi ở đâu, lỗi ở ai, sau hơn 4 thập niên, các nhà văn đều biết. Và dù hận thù có kinh hoàng đến đâu từ cả 2 phía, thì điều lớn hơn là đều mong cho “nước nhà thống nhất lòng người”.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

GẶP NHÀ THƠ THỜI HOA ĐỎ TẠI SÀI GÒN


Phùng Văn Khai

Phơ phơ đầu tóc bạc/ Lừng lẫy danh tiếng vang/ Nghĩa khí mây cao ngất/ Trời thu trăng sáng choang... Không hiểu sao, khi gần sáng tỉnh dậy, trong tiếng gà nhu nhơ gáy nơi cây bông gòn của nhà khách số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm TP.HCM trong đêm Noel thì những câu thơ cổ trên trong Tam Quốc Chí cứ ngân nga trong tâm trí tôi. Chiều hôm trước, tôi đã có buổi trò chuyện say sưa với lão nhà thơ Thanh Tùng đến tận khuya.
Lứa chúng tôi cách sau nhà thơ Thanh Tùng ngót nửa thế kỷ nên mọi thứ, tất nhiên kể cả văn chương đã là khác lắm. Nhưng ông quá dễ gần, đến nỗi, tôi, lần đầu tiên được hầu chuyện và hầu rượu đã thấy mình như hoàn toàn có thể nói thẳng băng những suy nghĩ, chuyện văn chương, nhất là những “kị húy” trong làng văn nghệ với ông mà không cần phải rào đón, e dè.
Hôm ấy, nhà thơ Thanh Tùng đến vào buổi trưa bằng xe máy khi chúng tôi đã bắt đầu cuộc nhậu. Các bạn văn nghệ có mặt đều rất trân trọng ông nhưng dường như không phải ai cũng hiểu được nỗi lòng của nhà thơ, cho dù thực ra Thanh Tùng là một người hết sức dễ hiểu. Tôi không dám hỏi ông cơn cớ gì phiêu bạt phương Nam, bởi một người ưa hải hồ sông biển như ông thì điều đó dường như là một lẽ đương nhiên. Câu trả lời đã có từ những bài thơ của Thanh Tùng, từ cách sống và cách tổ chức gia đình rất đặc thù và trên hết là tấm lòng của ông với thơ ca, với đời sống. Thời gian đã ưu ái hoặc bất lực trước ông, một lão phu phơ đầu tóc bạc ở vào tuổi bảy bảy vẫn vững vàng như trái núi. Ông như một khoang tàu lừ lừ xuôi ngược trong mịt mùng vần xoay của tạo hóa.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

KIM KỔ KỲ KUẶC KÝ (chương 11)

Trần Nhương







TNc: Tiểu thuyết "Kim kổ kỳ kuặc ký" của Trần Nhương được NXB Hội Nhà văn xuất bản năm 2016. Ơn giời cũng được bạn đọc yêu mến và nhiều nhà phê bình văn học viết bài giới thiệu. Nhân vật chính là nhà phẩm bình văn chương Mao Tôn Úc từ phương Bắc dạt vào An Nam, do phạm húy nên ông bị truy đuổi và gặp bao cảnh trớ trêu. Chương 11 nói đến việc ông bị câu lưu ở dinh tri phủ và trốn thoát cùng cô thôn nữ.


CHƯƠNG 11

Đám đòn tìm đến suýt vong thân
 
Lều cỏ đêm trường đôi ngọc nhũ

Mao Tôn Úc rời làng Bùng với tâm trạng rối bời vừa thở phào thoát được tên lý trưởng khốn nạn vừa tiếc con ngựa do Trần tiên sinh trao tặng. Úc vừa đi vừa ngoái lại chỉ e đám trương tuần bám đuôi bắt quay về.
Buổi sáng thôn trang thật yên ả. Lúa đang ngả vàng dưới nắng rộm lên màu no ấm. Đôi hài cỏ của Mao đã sờn tướp ra, mấy ngón chân lòi ra ngoài. Đường đồng mấp mô những hố chân trâu khiến Mao vấp ngã mấy lần. Đi chừng hai dặm Mao tiên sinh thấy một đám đông người nón mê, người áo tơi đang kêu khóc thất thanh. Chà, có chuyện gì đây giữa nơi thôn ổ yên lành này ? Mao Tôn Úc đưa tay chụm vào vành tai để nghe cho rõ. Tiếng lính lệ, trương tuần quát nạt, tay họ lăm lăm mã tấu, gậy đoản. Mao đi chậm lại nhưng rồi cứ bước đến. Làm người quân tử thấy chuyện bất bằng không thể bỏ qua. Vừa lúc ấy một cụ già ôm đầu máu chạy về phía Úc. Mao tiên sinh đỡ cụ ngồi xuống bờ ruộng rồi xé mảnh áo cũ buộc chặt vết thương cho ông già.
- Chẳng hay có chuyện gì đến nông nỗi này lão trượng ?
- Thưa thày chùa, dân chúng tôi bị cướp ruộng. Quan tri huyện
phái lính lệ, trương tuần về cắt đất của dân làm công thổ.

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

CHUYỆN PHIẾM VỀ GIẢI MEKONG

CHUYỆN PHIẾM VỀ GIẢI MEKONG

Đào Nguyên


























TP - Trần Nhương vừa trở về từ lễ trao “Giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ 8” (Mekong River Literature Award 2017). Nhiều người ngỡ ngàng không hiểu lão “Trần Ham Vui” (nickname của lão) viết gì mà “ẵm” giải dễ dàng thế. Thì ra, lão lục tìm trong “gia tài cũ”, lấy một cuốn tiểu thuyết có cái tên rõ “sến”: “Bến đỗ đời anh”, để tham dự giải.




“Trần Ham Vui” với những bức chân dung vẽ tặng bạn văn các nước láng giềng.
“Trần Ham Vui” với những bức chân dung vẽ tặng bạn văn các nước láng giềng.


Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

NHỮNG NHÂN TÀI NGƯỜI VIỆT NỔI TIẾNG Ở NƯỚC NGOÀI


Quang Lâm


Dải đất Việt Nam cong cong hình chữ S giống như một Con Rồng uốn lượn: Trên “đầu rồng” là những dãy núi cao hiểm trở phía bắc. Phần “mặt rồng” đất đai bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt là đồng bằng Bắc Bộ. Chạy dọc theo “thân rồng”, kéo dài từ phía bắc tới cực nam Trung Bộ là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là dải duyên hải miền Trung dài và hẹp. Cuối cùng là “bụng” và “đuôi rồng”, chính là Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu, hoa trái quanh năm.
Và ở đây ta bắt gặp một sự tương đồng đến lạ kỳ khi đặt tấm bản đồ Việt Nam bên cạnh Nội kinh đồ - bức đồ hình cổ xưa và bí ẩn trong Đạo gia mô tả về cơ thể con người trong lý thuyết dưỡng sinh.
http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/04/noi-kinh-do-ban-do-viet-nam-2.jpg
Nội kinh đồ và Bản đồ Việt Nam

Xét từ góc độ phong thủy, ta sẽ thấy địa hình Việt Nam cũng giống như một cơ thể hoàn chỉnh, được tạo hoá có ý sắp đặt một cách thần kỳ. Bởi thế mà cổ nhân vẫn thường nói: đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, văn hiến ngàn đời.
Bài viết dưới đây muốn giới thiệu cùng bạn đọc một số danh nhân người Việt nổi tiếng sống ở nước ngoài mà không nhiều người biết đến.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

NGUYÊN KHÍ" VÀ THÂN PHẬN KẺ SỸ...


Đặng Văn Sinh



nguyen-khi-hoang-minh-tuong



Mở đầu tác phẩm, Hoàng Minh Tường dẫn lời Thân Nhân Trung soạn cho văn bia tiến sĩ đề danh khoa thi năm Nhâm Tuất (1442), trong đó có đoạn “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Hoàng Minh Tường lấy Nguyên Khí làm tựa đề, người đọc không mấy khó khăn cũng hiểu được tư tưởng chủ đạo của nhà văn khi ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử này. Nói cách khác, Nguyên khí chính là hồ sơ tổng hợp dưới dạng văn chương của giới trí thức Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến thông qua hình tượng điển hình: Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ.
Qua tư liệu lịch sử từ các văn bản chính thống còn lại, người ta nhận ra, có một sự khác biệt căn bản nếu so với các vương triều phong kiến chuyên chế trước và sau nó. Đó là việc sát hại hoặc vô hiệu hóa hàng loạt công thần khai quốc ngay khi chính quyền vừa mới được kiến lập theo phương thức “điểu tận cung tàng”, dẫn đến khủng hoảng chính trị mà mãi mấy chục năm sau Lê Thánh Tông mới khắc phục được.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

GIÁO SƯ THƠ VIỆT


Trương Tuần
Thứ ba ngày 22 tháng 8 năm 2017 11:17 AM



- Cụ ơi, cái B.O.T. đang sốt xình xịch.
- Sốt gì, không có mấy ông tài xế và mạng xã hội có mà còn lâu mới sốt.
- BOT là BÒN TIỀN ÔNG hả cụ ?
- Vừa ngẫu hứng mấy câu thơ về BOT đây. Cụ có nghe không ?
- Thơ thì tôi nghiện lâu rồi, cụ đọc đi
- Phải có gì mới được nghe chứ, no free, no free !
- Chết chết tiếng Anh làu làu. Được rồi mời cụ chầu gội đầu thư giãn...
- Được đó. Tôi đọc nhé:
BÊ Ô TÊ
Bon Ô Trọc
Có người bọc
Bởi Ông To
Quan thì no
Dân kiết xác
Nhất các bác
Bố Ông Trời
- Good, Hảo hảo, cụ xứng là thánh thi, phong cho cụ Giáo sư thơ Việt !
- Thì VƯỠN...

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

ÔNG NHỊ LÊ: TRONG ĐẢNG MÀ NẢY NÒI NHIỀU "SỨ QUÂN" THÌ NGUY CƠ KHÓ CÒN LÀ ĐẢNG CỘNG SẢN


Lưu Thủy

(VTC News) - Nhà báo Nhị Lê - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đưa ra những phân tích tâm huyết vể cuộc chiến chống tham nhũng được xem là đến hồi quyết liệt nhất.
tt8-16_53_21_159

Tại Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu "lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy".
Điều đó khẳng định công tác phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư chỉ đạo đã đi vào giai đoạn khẩn trương nhất, gấp rút nhất. Vì vậy, tất cả các cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng phải cùng vào cuộc và không thể đứng ngoài được nữa.
Tổng Bí thư đã từng khẳng định “cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được và thế mới thành công”.
Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News xung quanh vấn đề này, nhà báo Nhị Lê – Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản nói:
Đâu phải bây giờ, đối với chúng ta, tham nhũng mới được xem là vấn nạn lớn như vậy. Nghìn năm trước, ông cha ta nói đủ đầy rồi.
Hơn hai mươi năm trước, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nghiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994, chứ đâu phải chỉ tới hiện nay, Đảng ta đã cảnh báo cái nguy cơ đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ, của Đảng và là thủ phạm làm yếu hèn dân tộc và suy tàn đất nước ấy rồi. Tham nhũng được cảnh báo là “quốc nạn”.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN NÓNG NHƯ TRỜI HÀ NỘI HÔM NAY


Trân Nhương




Chậm chạp lỡ nhịp gần 2 năm, Đai hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ 12 đã nhóm họp sang nay 8-8-2017 tại Hội trường nhà hát Đài tiếng nói VN, 58 Quán Sứ. Có 335 hội viên có mặt trên tổng số 640 hội viên.
Qua con số thống kê ta thấy sự già hóa các nhà văn thủ đô:
- Độ tuổi 30 trở xuống có 1 hội viên. (Lữ Thị Mai)
- Độ tuổi 31 đến 55 có 69 hội viên.
- Độ tuổi 55 trở lên có 530 hội viên, chiếm 88,3%
- Hội viên cao tuổi nhất 97 tuổi là nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
Hôm nay Hà Nội nóng 37 độ nhưng hội trường Đại hội còn nóng hơn. Một số dự định của BTC đại hội đã điểu chỉnh lại. Ý kiến sôi nổi và có cả tiếng vỗ tay mời xuống khi phát biểu dài dòng. Khổ cho cái nước mình đại hội nào cũng chỉ chăm chăm bầu bán chứ không bàn luận văn chương là bao.
Báo cáo tổng kết cũng giống như các kì đại hội trước. Đặc biệt là quy chế Đại hội dài dòng cặn kẽ nhiều biện pháp ngăn chặn như một bộ luật nào đó. Điều đó BTC hình như lo sợ các nhà văn quá chớn chăng.

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU CÓ XÚC PHẠM HỒ CHỦ TỊCH KHÔNG?


gs Trần Đình Sử



Ông Nguyễn Trọng Bình phân tích: "Năm2016, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên trang cá nhân, GS Châu có nói rằng: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Bình tĩnh phân tích cặn kẽ từng chữ trong câu nói trên sẽ thấy không có một chi tiết nào, cơ sở nào để nói rằng GS Châu xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời của những kẻ đã cố tình “chụp mũ” cho ông. Câu nói trên chỉ có thể hiểu ở hai tầng nghĩa sau đây nếu người đọc có một sự hiểu biết ở mức trung bình:
Một, câu nói trên trước hết cho thấy quan điểm riêng của GS Ngô Bảo Châu trong vấn đề thể hiện sự tôn kính của cá nhân này với một cá nhân nào đó (mà mình thần tượng). Nói khác đi, kính trọng và nhớ ơn ai đó là một chuyện còn cách thức thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn đó ra bên ngoài là một chuyện khác. “Có yêu mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi” – ý này nếu là người có hiểu biết nhất định về tư tưởng và giáo lý nhà Phật sẽ biết con người sau khi mất đi nếu “thoát khỏi vòng luân hồi” cũng đồng nghĩa với việc được “về” với cõi “niết bàn”, hay xứ “tiên cảnh”; và chỉ có những người với phẩm hạnh cao vời - những bậc chân tu đắc đạo mới mong “về” được cõi ấy. Như thế, ý của GS Châu ở đây là nếu chúng ta cầu mong cho thần tượng mình “thoát khỏi vòng luân hồi” chính là chúng ta đang thể hiện lòng tôn kính cao nhất và thánh thiện nhất dành cho họ; còn để họ “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” nghĩa là họ mãi mãi không được “siêu thoát”, vẫn trong bể trầm luân của kiếp người.
Hai, đặt trong bối cảnh và thời điểm xuất hiện câu nói trên, cùng với sự liên tưởng với xã hội và đất nước Việt Nam hôm nay, cho phép chúng ta suy luận thêm một tầng nghĩa khác trong câu nói trên của GS Ngô Bảo Châu là: ông muốn ngầm phê phán, đả kích những kẻ nào nhân danh lợi dụng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để che đậy những việc làm tệ hại của mình; những kẻ tuy ngoài miệng nói “học tập theo Bác” nhưng thực chất là mang Bác ra làm tấm bình phong và nhất là qua đó phỉnh lừa đám đông dân chúng vốn cuồng tính và mê muội.
Tóm lại, với câu nói trên Ngô Bảo Châu hoàn toàn không có một ý nào xúc phạm mà ngược lại còn rất tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh theo góc nhìn và quan điểm của cá nhân ông trên tinh thần giáo lý nhà Phật" (Bài trên trang Viet -study của THD, xin phép ông Dũng).
.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

MƯỢN ĐỒNG DAO TRONG TẬP THƠ “CHI CHI CHÀNH CHÀNH” CỦA TÔ THI VÂN


Đỗ Tiến Bảng

Lấy tên bài thơ số 42, “Chi chi chành chành”, làm tên tập thơ thứ bảy của anh, khi vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, là một cách nhấn vào ‘thông điệp’ của tập thơ . Ấy là, tìm về cảm hứng tuổi bé thơ với trò chơi dân gian, giờ đâu còn khi các miền thôn quê đã ‘đô thị hóa’. Tìm lại ‘tuổi thơ’ bởi các thế hệ trẻ em hiện nay đang sống trong những trò chơi ảo.
Trò chơi xưa vừa chơi vừa hát, mà lời ‘ta thán’ như vận vào kiếp người… “Đổ mắm đổ muối” ra đường/ Lắt lay cơm áo gió sương kiếp người/…Bồi hồi sao đêm trăng ấy. “Sân nhà trăng náu …trăng liềm/ Bạ bè ơi ! Lặng bên thềm một ta/ Đâu rồi…tuổi nụ tuổi hoa/ Nhắm con mắt mở …ù… òa…ngón trăng”. Nhưng có lẽ, từ cái nhìn thơ trẻ này mới dễ phát hiện cái đẹp, những quy luật của tạo hóa, của nhân sinh, tồn tại.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP NĂM 1932?


Ngọc Tô


.
Tuần trước có thằng cháu ngoại đến nhà chơi, thấy tôi đang “buôn” về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Văn Ngọ, cháu liền hỏi:
- Đố ông biết Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào năm nào?
- 1930. Tôi trả lời!
Thế thì ông sai rồi, tài liệu mới nhất (2016) ghi chính xác là năm 1932. Rồi
cháu đưa ra dẫn chứng bằng tờ lịch mồng 03 tháng 02 năm 2016. Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam(1932). Thấy hay hay, dòng dưới lại ghi:
“Dối trá lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực” (Benjamin Frankmin).
Cháu bảo tôi cho mượn iphone và trong nháy mắt cháu liền cho tôi xem bách khoa toàn thư mở (google), ngoài ra còn một loạt lịch khác đều ghi ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1932), làm tôi tâm phục khẩu phục và dòng dưới còn ghi nhiều câu châm ngôn, ca dao “bất hủ” hơn như:

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

TRÙNG KHÁNH, NIỀM VUI VÀ NỖI ĐAU KHÔNG NGUÔI


Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời, thiên nhiên và nước
TN và Vũ Bình Lục







TNc: Bài thơ này tôi viết năm 2011 khi đi trại sáng tác tại Cao Bằng. Nhà thơ Vũ Bình Lục hiểu lòng nhau và viết baifbinhf rất hay. Xin giới thiệu lại bài viết này...
TRÙNG KHÁNH
Nghiêng ngả Trùng Khánh
Hạt dẻ bùi điệu hát Dá Hai (*)
Em gái Tày ơi
Cho anh về Bản Giốc
Nước Quây Sơn trong như nước mắt
Khóc những ngày bão giông…
Trùng Khánh
Ai mời “quả cả cây
Rượu cả chum” (**)
Nụ cười mời người ở lại
Ngô mía mát đồng con gái
Em mùa phơi mầu
Trùng Khánh
Đàn tính với điệu then
Như hạt dẻ trộn nếp nương
Ăn một lần cả đời chỉ nhớ

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

MẤT LÒNG DÂN THÌ CÒN GÌ ?


Vũ Bình Lục


Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Trãi

(Về bài thơ QUAN HẢI của Nguyễn Trãi)
Phiên âm:
QUAN HẢI
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền,
Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên.
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

THANH THẢO, TÔI CHÀO ĐẤT NƯỚC TÔI


Nguyễn Đức Tùng



Kết quả hình ảnh cho Nhà thơ Thanh Thảo



Thanh Thảo là một trong những người đi tìm đường của thế hệ mình.
Anh có nhiều chất liệu thơ ca, giàu sự quan sát, nhưng giàu hơn ở chất trầm tư. Vẻ đẹp của đời sống, sự quyến rũ, những động lực về tâm lý, nỗi đau thầm lặng, sự mất mát của chiến tranh, niềm tin vào chân lý, một thứ chân lý mà anh không dễ dàng nói ra, và không hẳn là đồng nhất với thứ được ca tụng công khai, nhưng niềm tin ấy rõ ràng. Anh là người dùng chữ cẩn trọng, tiết kiệm, nhưng không giản lược. Việc sử dụng tiểu sử rất phổ biến ở các nhà thơ, nhưng nổi bật trong trường hợp Thanh Thảo. Khi đọc kỹ, bạn bắt gặp ở đó con người thật, tức là con người mà bạn nghĩ là thật, những suy nghĩ ấu thơ, sự xem xét lại quá khứ, gần như một sự tự minh bạch, nhưng không phải là thứ xưng tội theo truyền thống phương Tây như của R. Lowell.

lâu về nghe quê nhà khắc khoải
bìm bịp kêu giọng trầm
con chim khiếp mọi trò đe nẹt
từ lời hứa suông tới hũ rượu ngâm
Friedrich Holderlin nói: khi sự nguy hiểm tới gần, năng lượng bảo vệ bạn cũng tăng lên. Một dân tộc lớn lên trong chiến tranh, vẫn có thể tàn lụi trong hòa bình. Những người dũng cảm trong lửa đạn hoàn toàn có thể trở thành bọn hèn nhát trong đời sống dân sự.
Bởi vì dũng cảm và trung thực là hai đức tính khác nhau.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

VỀ "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA"


: Vũ Ngọc Hoàng


Kết quả hình ảnh cho Vũ Ngọc Hoàng

Một số năm gần đây, nhiều văn bản của Trung ương, và gần nhất là nghị quyết TW 4 khóa XII, khi nói về vấn đề suy thoái của một bộ phận cán bộ đảng viên, đã nhấn mạnh cụm từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng còn các cách hiểu không giống nhau. Đó là lý do khiến tôi muốn tiếp cận vấn đề này, mong góp vài ý kiến để bạn đọc tham khảo.
“Tự” là tự mình, do mình, chứ không phải do ai bắt mình phải thế. Tự mình thì mình phải chịu trách nhiệm chứ không đổ lỗi cho ai, tức là loại trừ nguyên nhân kẻ khác phá ta. Phá là việc của họ, còn tự diễn biến, tự chuyển hóa là việc của chính ta, tự ta, do ta. Nhưng “tự diễn biến” muốn nói ở đây là “tự” của ai? Theo tôi, không phải là của nhân dân. Nhân dân không có “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trách nhiệm trực tiếp trong việc này nếu để xảy ra sẽ thuộc về nhà nước và đảng cầm quyền, chứ không phải do nhân dân.
Trước đây ít năm ta hay nói về việc phải cảnh giác các âm mưu của thế lực thù địch và cơ hội chính trị tác động lôi kéo nhân dân theo hướng “diễn biến hòa bình” nhằm thay đổi chế độ chính trị. Nhưng đó là nói về “diễn biến hòa bình”. Còn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo tôi hiểu là nói về hệ thống chính trị, trước nhất là cán bộ của hệ thống chính trị ấy. Mà cán bộ không có chức vụ quan trọng thì dù cá nhân người ấy có thay đổi cũng không dễ gì chuyển hóa được ai. Đáng lo và đáng đề phòng nhiều, chính là cán bộ có chức quyền, nhất là cấp chiến lược.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

RỖNG ĐÊM THƯƠNG NHỮNG LẮT LAY TA - NGƯỜI

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, cận cảnh


Với chùm lục bát của Quách Lan Anh

Lục bát, vốn là một thể thơ khó để hay, phân định ngay gianh giới, đẳng cấp của người làm thơ, những con chữ bắt quện nhau như em với anh, như tình đã lẫn trong mắt trong môi...
Là em đấy, người thơ, em gieo nhớ vào đâu, gieo nhớ vào kỷ niệm, kỷ niệm tua tủa mọc nhành, những dại khờ mởn nhú, rỗng đêm thương những lắt lay ta - người bằng những câu thơ rút ruột. 
Mắt lá nằm nghiêng trên triền nhớ, từng giọt mắt xanh rơi...
Cô đơn đang hò hẹn cô đơn đang tỏa hương...
Có ai đó không, có ai nghe thấy không...
HÒ HẸN VỚI CÔ ĐƠN - tập thơ thứ 3 của cô giáo Quách Lan Anh, tỉnh Thanh Hóa, bản thảo đã xuống nhà in, nay ngồi đọc lại xem còn gì sai sót không lại chạm lại những câu lục bát nhói lòng. Sẽ giới thiệu kỹ hơn khi cuốn thơ in xong, bây giờ chia sẻ 5 bài lục bát của nàng thơ ấy, mời mọi người đọc nhé.

1. TỰ RU
À ơi... cái nhớ ngủ yên
Xin đừng đánh thức
những phên dậu đời
Bơ phờ ru giấc mơ tôi
Mà sao cơn nhớ nén rồi…
bùng lên

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

CHỌI TRÂU




Trần Nhương



Thấy chuyện chọi trâu Đồ Sơn, ông chủ trâu bị trâu húc chết. Tôi nhớ bài thơ này viết năm 2005. Đưa lên đây như lời tâm sự

Kết quả hình ảnh cho Chọi trâu
Đồ Sơn có hội chọi trâu
Người từ nơi đẩu nơi đâu đổ về
Biển như một mảnh ao quê
Tiếng cười tiếng nói tiếng xe khê nồng
Đầy đường lục lục, hồng hồng
Hung hăng với bước trâu lồng chọi nhau
Nào thù nào oán gì đâu
Kéo cày là phận, dãi dầu là thân
Chia nhau vạt cỏ xanh ngần
Sớm cười toét miệng, trưa nằm cọ lưng
Kiếp trâu sỏ mũi buộc thừng
Thương nhau cùng cảnh quây quần bên nhau!

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

ALO ALO CHỦ TRANG TRANNHUONG.COM THÔNG BÁO




Chủ trang trannhuong.com xin thông báo:

Trang trannhuong.com có thêm tên miền mới TRANNHUONG.TOP
Như vậy trang của tôi có 3 tên miền: trannhuong.net /trannhuong.com / trannhuong.top
Các bạn truy cập tên miền nào cũng vào đọc trang TRANNHUONG.COM.
Ngoài ra Trần Nhương còn có các trang đồng hành cùng trannhuong.com là:
tran-nhuong.com / tranlao.blogspot.com / thotramnha.blogspot.com.

Hiện nay trên mạng có trang TRANNHUONG.COM.VN, Đây là trang không phải của nhà thơ Trần Nhương.
Xin được thông báo cùng bạn đọc
TRẦN NHƯƠNG

NHÀ THƠ HẢI NHƯ TẠ THẾ

TN




TNc: Nhà thơ Hải Như (tên thật Vũ Như Hải), vừa trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng lúc 7g23 sáng nay, 30-6-2017. Ông hưởng thọ 95 tuổi.Nhà thơ Hải Như (tên thật là Vũ Hải Như), sinh ngày 28/3/1923, quê ở làng Bái Dương, xã Nam Dương (Nam Trực, Nam Định). Ông thuộc lớp nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, từng làm phóng viên, biên tập viên các báo Vệ quốc quân, Cứu quốc, Giác ngộ.

Lễ viếng bắt đầu lúc 9g30 ngày thứ Bảy 1-7-2017 (nhằm 8-6 năm Đinh Dậu) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 đường Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp.Lễ động quan lúc 7h thứ Hai ngày 3-7-2017 (tức 10-6 âm lịch).An táng tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương.Trang trannhuong.com xin chia buồn cùng gia quyến, Cầu mong anh linh nhà thơ Hải Như thanh thản về Trời


BỎ TIỀN IN THƠ CHO BẠN


Vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên.



Vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy-Lý Phương Liên:
Bỏ tiền túi in thơ cho bạn.
vandanbnn: Trân trọng cảm ơn bạn Thanh Kiều và baodongnai.com.vn/ Thành thực, bây giờ mới được đọc bài đăng/ Copy nguyên trang bài và ảnh theo link.


Gần nửa thế kỷ gắn bó, vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên đã cùng nhau nếm trải không ít thăng trầm. Giờ đây con cháu thành đạt, tình yêu văn chương luôn ủ lửa trong trái tim họ lại được khơi dậy mạnh mẽ.
Năm 2012, vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên nảy sinh ý tưởng làm bộ sách Thơ bạn thơ để vinh danh thơ của… bạn bè. 4 nhà thơ đồng cảm đã nhiệt tình ủng hộ giai đoạn khởi đầu là: Thanh Tùng, Lê Xuân Đố, Nguyễn Thái Sơn, Lê Thiếu Nhơn. Bộ sách Thơ bạn thơ tập 1 ra mắt, nhận được nhiều sự hưởng ứng, đã tạo động lực để Thơ bạn thơ tập 2 nối gót.