Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

HÚ HỒN VÌ...THƠ


Trương Tuần



Truyện vui 
Kết quả hình ảnh cho ngày thơ thứ 15



Chương Một
Mười lăm năm nay Ngọc Hoàng thượng đế rất kinh hãi vào ngày Rằm tháng Giêng. Ngài kinh hãi vì cứ ngày ấy trên cung điện, trên vườn thượng uyển đỏ ối những tờ phướn thơ từ sân Văn Miếu nước Việt tung lên. Một phần Ngài ngại ô nhiễm môi trường thượng đế nhưng cái lo nhất của Ngài là bọn tiên nữ hơ hớ nó vớ được thơ rồi gây nghiện sao nhãng việc cầm ca, nâng khăn sửa túi và cả việc giao hoan với Ngài. Kiểu này chả mấy thiên đình biến thành CLB thơ thì chết cha- Ngọc Hoàng nghĩ vậy mà hồn xiêu phách lạc. Không nhẽ chốn thiên đình lại phải treo tòng teng cái biển : “XIN BỎ KHÍ GIỚI VÀ THƠ BÊN NGOÀI”
Ngọc Hoàng đi đi lại lại nghĩ kế. Ngài gọi ngay Thiên Lôi đến:
-    - Bớ Thiên Lôi, chỉ lát nữa thôi mấy thằng Việt Nam nó thả thơ tối tăm mặt mũi lên thiên đình đó. Ta lệnh cho nhà ngươi làm bão cuốn lô thơ này sang thằng Tàu. Đất nước Trung Hoa là đất của thơ ca với những tên tuổi Bạch Cư Dị, Lý Bạch, Đỗ Phủ… lẫy lừng, chắc họ khoái khẩu món này…
-     - Tuân lệnh – Thiên Lôi xá mấy xá lui ra.
Quan hành khiển Trung Hoa vẫn ẩn núp đâu đó nghe được kêu thất thanh, chạy vào:

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

BÁO NGA: XUNG ĐỘT TRUNG - VIỆT 2000 NĂM ĐỀU BẮT ĐẦU TỪ TRUNG QUỐC VÀ LUÔN LUÔN KẾT THÚC TRONG THẤT BẠI


Đinh Tùng


(VTC News) – Trong bài bình luận trên tờ Sputnik đăng sáng nay, nhà báo Alexei Syunnerberg khẳng định lịch sử xung đột 2.000 năm Trung – Việt đều bắt nguồn từ Trung Quốc và nước này luôn chuốc lấy thất bại.

Ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc vượt biên giới Việt Nam, khi đó thậm chí còn chưa có thời gian để chữa lành những vết thương do xâm lược Mỹ gây ra, phát động cuộc tấn công quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của nước cộng hòa. Mục đích của hành động này, theo kế hoạch của Trung Quốc, là “trừng phạt” Việt Nam vì đã tham gia lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia.
Lịch sử cuộc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai nghìn năm. Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại.
1
Ảnh tư liệu thời điểm diễn ra Chiến tranh biên giới 1979. Ảnh: Sputnik

Cuộc xung đột năm 1979 có thời gian ngắn nhất, chỉ trong vòng 30 ngày. Nhưng đó là cuộc tấn công xâm lược mạnh nhất của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam.
Tại thời điểm đó có 85% Quân đội nhân dân Việt Nam hiện diện ở Campuchia. Vì vậy, đáp trả những kẻ xâm lược chỉ có một bộ phận quân thường trực, bộ phận lực lượng quốc phòng địa phương, các đơn vị biên phòng và dân quân tự vệ.

THƠ VIẾT NGÀY ĐÁNH GIẶC NĂM 1979


Trần Nhương

TNc: Những năm chiến tranh biên giới phía Bắc tôi đang là lính và nhiều lần lên Chi Ma, Bản Phiệt..Những bài thơ viết ngày ấy đã qua 38 năm rồi. Ai có thể quên còn những người lính và nhân dân biên giới không thể quên cuộc chiến tranh này...


Bài thơ tình của lính

Anh đi tìm em, anh đi tìm em
Cô gái trồng rừng ở giữa rừng rộng quá
Rừng vẫn quen mà sao thấy lạ
Gió tìm cây lòng anh bỗng rì rào
.
Em ở nơi nào, em ở nơi nào
Rừng lắm suối, suối đâu cũng chảy
Qua rừng quế, rừng hồi chẳng thấy
Đến rừng tre mong một sự tình cờ
.
Người ngẩn ngơ đường cũng ngẩn ngơ
Ơ dáng núi lại làm anh dịu mát
Gặp một nhịp cầu hình như mới bắc
Mối lạt dang ai buộc vẫn chưa khô
.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

VALENTINE


Trần Nhương


Về hưu vẫn valentine
Vẫn yêu em đến phát điên đây này
Như trâu đã xong buổi cày
Cỏ non như thế ai ngây mắt nhìn
Vẫn chưa hưu trí con tim
Vẫn không "lão giả" , vẫn tìm mộng mơ
Vẫn hay ra ngẩn vào ngơ
Vẫn đang vụng dại ngây thơ với tình
Vẫn còn nhiều cái linh tinh
Cà Mau – Móng Cái – Quảng Bình vẫn ngon.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

CHUYỆN BỐ CON ÔNG VUA CHÓ LÀM THƠ


Phạm Ngọc Tiến



Kết quả hình ảnh cho Nhà thơ Bảo Sinh


(Bảo Sinh là vua chó. Nói thế ông không hề giận mà còn thích. Nhưng nói thật, thích hay không chả quan trọng với nhà thơ dân gian này. Thơ Bảo Sinh mới quan trọng. Quan trọng cho tất cả những ai đã “trót” đọc phải Bảo Sinh dù thích hay không thích.).
Dạo này có cái mốt, các nhà văn giữ chuyên mục ở báo hay mời nhau viết bài. Âu cũng là cách hay để thi thoảng luyện bút, vuốt chữ. Thì đây, một bài chừng hai ngàn từ. Về cái gì? Gì cũng được, đề tài mở nhưng tốt nhất là một cái gì đó gắn với đô thị, về những tiếng rao phố, những chuyện vỉa hè chẳng hạn. Trời ạ, đô thị thì ti tỉ thứ viết nhất là vào đúng thời kỳ người ta mang nhập làng vào phố, Hà Nội bây giờ là đô thị lớn vào hàng nhất nhì thế giới, tiếng rao đã thành hoài niệm kia phỏng nước non gì mà viết với chả lách. Cái làm nên Hà Nội xưa và nay phải là chủ nhân của chúng, người Hà Nội. Nghĩ đại như thế bỗng thấy phấn chấn. Bảo Sinh, phải rồi, một người Hà Nội chẳng giống ai. Bố của Bảo Sinh nữa. Thì viết. Chuyện hai cha con Bảo Sinh làm thơ có vô khối thứ để kể.