Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

TRẦN NHƯƠNG KHÚC KHÍCH


Lê Trung Nguyệt
Thứ hai ngày 15 tháng 5 năm 2017 4:30 PM



Kể lại chuyện vu vơ cũ quá nghe buồn cười. Nhưng mọi sự đều bắt đầu từ “cái cũ”. Qủa thật, tôi “quên mất” Trần Nhương rồi, vì đã từ lâu tôi không gặp anh.
Có một lần, cách đây khoàng 7,8 năm gì đó, ngẫu nhiên gặp Trần Nhương, anh hỏi tôi: “Nguyệt có đọc trang Web Trannhuong.com không”. Tôi trả lời: “Em không đọc mạng, trang web nào em cũng không biết!”. Thế là ngay lập tức anh “nổ” cho một tràng liên thanh, giới thiệu về nó, và bảo tôi là lạc hậu, bảo thủ, bây giờ mà không biết sử dụng những công nghệ thông tin tiên tiến…thế thì đi đến đâu, biết được gì, chơi được với ai kia chứ…Tôi nghe ù hết cả tai, váng cả đầu và tôi nói luôn “Anh nói gì đấy, em chơi với ai còn lạc hậu như em thì em chơi, tiên tiến như anh thì em nghỉ luôn cho lành”. Anh đỏ mặt tía tai lên và còn nói gì đó ầm ĩ như nói cho kẻ “điếc đặc” là tôi. Tôi bảo “Anh điên thế, không nói chuyện được đâu, sao lại muốn ai cũng phải chấp nhận mình thế. Thích đọc, không thì thôi chứ. Mệt quá". Và tôi biến mất luôn.
Nhà thơ Trần Nhương và tác phẩm Khúc khích văn nhân

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

TANG LỄ NHÀ THƠ VIỆT PHƯƠNG


TNc: Trưa ngày 10-5-2017, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng tang lễ nhà thơ Việt Viêt đã cử hành trang trọng. Đông đảo các trí thức, văn nghệ sỹ và chính khách đã đến đưa tiễn nhà thơ

ÂM MƯU ĐÀO PHÁ MỘ TỔ CỦA THẦN ĐỒNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ CÁI CHẾT RÙNG RỢN CỦA NHỮNG KẺ PHÁ MỘ


Hoàng Anh Sướng


Kết quả hình ảnh cho Trần đăng khoa


Vụ tai nạn tàn khốc, rùng rợn
5 năm sau vụ tai nạn lạ lùng, đầy bí hiểm và liêu trai của nhà thơ Trần Đăng Khoa trên đường quốc lộ 5 thuộc địa phận cầu Ghẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đêm ngày 5 tháng 8 năm 2001, cũng tại chính đoạn đường này, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra với nhà thơ Trần Nhuận Minh, anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa. Vụ tai nạn đã gây chấn động huyện Cẩm Giàng không chỉ bởi độ tàn khốc của nó mà còn bởi sự thoát chết kỳ lạ của nhà thơ Trần Nhuận Minh. Cách đây ít hôm, ngồi kể lại cho tôi nghe toàn bộ vụ việc, chìa cánh tay săn chắc ra trước mặt tôi, ông bảo: “Đến tận bây giờ, nhắc lại vụ tai nạn rùng rợn ấy, anh vẫn còn sởn hết da gà lên đây này. Quả thực, anh không thể hiểu nổi, tại sao mình vẫn còn sống sót sau cú đâm xe tàn khốc ấy. Tất cả những người chứng kiến vụ đâm xe hôm đó, không ai tin là anh có thể sống lại. Phúc nhà anh quá lớn chăng hay các cụ linh thiêng đã che chở cho anh?”. Rồi ông chậm rãi kể.

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

NHÀ THƠ VIỆT PHƯƠNG TẠ THẾ

NHÀ THƠ VIỆT PHƯƠNG TẠ THẾ

Ý Nhi
Thứ bẩy ngày 6 tháng 5 năm 2017 8:40 PM




Kết quả hình ảnh cho Nhà thơ Việt Phương


Nhà thơ Việt Phương (tên khai sinh Trần Quang Huy) sinh ngày 6.12.1928, quê ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã qua đời lúc 8h50 phút sáng ngày 6.5.2017 tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Hưởng thọ 89 tuổi
.
Năm 1944, ông tham gia Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Từ tháng 9.1945 đến năm 1947 là bộ đội Nam tiến kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1947-2000 là thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ông là thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 19 tuổi.
Theo ghi nhận của cổng thông tin Chính phủ, ông Trần Quang Huy về làm việc tại Văn phòng Chính phủ từ năm 1947, đó là những năm đầu tiên sau khi Văn phòng Chính phủ được thành lập (năm 1945).
Kể từ đó cho đến ngày Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua đời năm 2000, ông Việt Phương đã có 53 năm làm Thư ký cho đồng chí Phạm Văn Đồng trên các cương vị từ Phó Thủ tướng đến Thủ tướng và sau này là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đến bây giờ, ông cũng là Thư ký Thủ tướng Chính phủ có thâm niên nhất.
Về sáng tác, sau tập Cửa mở (1970), Việt Phương có các tác phẩm: Cửa đã mở (2008), Bơ vơ đông đảo (2009), Nhặt nắng trong sương (2009), Cỏ dọc đường trần (2010), Cát dưới chân người (2011), Sống (2012), Lan (2013,Nắng (2013).
Trang Trannhuong.net xin chia buồn cùng gia quyến. Cầu mong linh hồn nhà thơ Việt Phương thanh thản về Trời !

Nhà thơ Việt Phương: Thơ làm chết người như bỡn…

 Nhà thơ Ý Nhi


Tôi quen Xuân Quỳnh và Phan Thị Thanh Nhàn vào khoảng 1969, 1970 khi tôi vừa ra trường và còn làm việc tại Viện Văn học. Lúc này, hai bạn đã là những nhà thơ trẻ có tiếng tăm và thường chơi thân với Bằng Việt, Vũ Quần Phương, cũng đang là những gương mặt nổi bật của làng thơ. Những năm tháng đó, dù đang chiến tranh, cuộc sống vất vả, cực nhọc, có rất nhiều người trẻ làm thơ và coi việc làm thơ là lẽ sống, là một điều thiêng liêng.

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

NHỮNG “THÂM CUNG BÍ SỬ” KỲ BÍ CỦA THẦN ĐỒNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA: CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ


Hoàng Anh Sướng


Kết quả hình ảnh cho Trần Đăng Khoa


Nổi tiếng cả nước từ khi mới 7-8 tuổi, được người đời mệnh danh là “thần đồng thơ Việt Nam”, “ngàn năm trước chưa hề có, ngàn năm sau chưa chắc đã gặp” và cho đến tận bây giờ, tên tuổi của anh vẫn rất nóng. Hàng vạn bài báo đã viết, hàng trăm thước phim truyền hình trong và ngoài nước đã làm về anh. Những tưởng cuộc đời nhà thơ Trần Đăng Khoa chẳng còn gì là bí mật. Vậy mà, khi được nghe những câu chuyện lạ lùng, kỳ bí mà tôi sắp kể ra đây, tôi mới giật mình vỡ lẽ: Hóa ra, những điều trước đây người ta viết về anh, chỉ là phần nổi của hòn “đảo chìm” Trần Đăng Khoa, cái phần chìm sâu dưới đáy đại dương kia mới là cái nền tạo nên cốt cách, tài năng của một thiên tài. Kể lại những câu chuyện kỳ bí, đôi khi mang màu sắc liêu trai này cũng là để gợi mở cho các nhà nghiên cứu một hướng tiếp cận, lý giải về những cơ duyên đặc biệt tạo nên khả năng đặc biệt của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.
Từ tiền kiếp, chúng tôi là một cặp song sinh?