Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

ALO ALO CHỦ TRANG TRANNHUONG.COM THÔNG BÁO




Chủ trang trannhuong.com xin thông báo:

Trang trannhuong.com có thêm tên miền mới TRANNHUONG.TOP
Như vậy trang của tôi có 3 tên miền: trannhuong.net /trannhuong.com / trannhuong.top
Các bạn truy cập tên miền nào cũng vào đọc trang TRANNHUONG.COM.
Ngoài ra Trần Nhương còn có các trang đồng hành cùng trannhuong.com là:
tran-nhuong.com / tranlao.blogspot.com / thotramnha.blogspot.com.

Hiện nay trên mạng có trang TRANNHUONG.COM.VN, Đây là trang không phải của nhà thơ Trần Nhương.
Xin được thông báo cùng bạn đọc
TRẦN NHƯƠNG

NHÀ THƠ HẢI NHƯ TẠ THẾ

TN




TNc: Nhà thơ Hải Như (tên thật Vũ Như Hải), vừa trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng lúc 7g23 sáng nay, 30-6-2017. Ông hưởng thọ 95 tuổi.Nhà thơ Hải Như (tên thật là Vũ Hải Như), sinh ngày 28/3/1923, quê ở làng Bái Dương, xã Nam Dương (Nam Trực, Nam Định). Ông thuộc lớp nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, từng làm phóng viên, biên tập viên các báo Vệ quốc quân, Cứu quốc, Giác ngộ.

Lễ viếng bắt đầu lúc 9g30 ngày thứ Bảy 1-7-2017 (nhằm 8-6 năm Đinh Dậu) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 đường Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp.Lễ động quan lúc 7h thứ Hai ngày 3-7-2017 (tức 10-6 âm lịch).An táng tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương.Trang trannhuong.com xin chia buồn cùng gia quyến, Cầu mong anh linh nhà thơ Hải Như thanh thản về Trời


BỎ TIỀN IN THƠ CHO BẠN


Vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên.



Vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy-Lý Phương Liên:
Bỏ tiền túi in thơ cho bạn.
vandanbnn: Trân trọng cảm ơn bạn Thanh Kiều và baodongnai.com.vn/ Thành thực, bây giờ mới được đọc bài đăng/ Copy nguyên trang bài và ảnh theo link.


Gần nửa thế kỷ gắn bó, vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên đã cùng nhau nếm trải không ít thăng trầm. Giờ đây con cháu thành đạt, tình yêu văn chương luôn ủ lửa trong trái tim họ lại được khơi dậy mạnh mẽ.
Năm 2012, vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên nảy sinh ý tưởng làm bộ sách Thơ bạn thơ để vinh danh thơ của… bạn bè. 4 nhà thơ đồng cảm đã nhiệt tình ủng hộ giai đoạn khởi đầu là: Thanh Tùng, Lê Xuân Đố, Nguyễn Thái Sơn, Lê Thiếu Nhơn. Bộ sách Thơ bạn thơ tập 1 ra mắt, nhận được nhiều sự hưởng ứng, đã tạo động lực để Thơ bạn thơ tập 2 nối gót. 

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

YÊN BÁI

Trần Nhương

Anh ở Phong Châu

Ngược sông Thao dăm vạt chèo là Âu Lâu bến đợi
Đôi mắt em Mường Lò vời vợi
Nếp Tú Lệ thơm cả câu mời

Yên Bái câu thơ Aragon đau đáu
"Không thể bịt miệng một dân tộc" *
Nguyễn Thái Học và Cô Giang
"Không thành công thì cũng thành nhân"
Yên Bái một phần anh linh đất nước

Yên Bái Thác Bà, Thác Ông
Lũng Lô, Suối Giàng, Mù Cang Chải
Đất Mường, đất Thái
Điệu xòe gấm vóc núi sông.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

THƠ HIỆN THỜI PLUS GIỚI THIỆU CHÙM THƠ TRẦN NHƯƠNG

CHÙM THƠ TRẦN NHƯƠNG
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Trần Nhương văn, Trần Nhương báo, Trần Nhương tranh, Trần Nhương chấm com nổi tiếng bài bản và dẻo dai. Đặc biệt là Trần Nhương thơ: Trách nhiệm, Trẻ và… Vui. Thơ Trần Lão mà đâu có chịu lão!
Thơ hiện thời Plus xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn một chùm thơ mới, rất ngẫu hứng Trần Nhương, ở độ tuổi 77.

BIỂN
Không bị mất tự do dân chủ
Không giải phóng mặt bằng cưỡng chế đất đai
Sao biển giận xé mình trăm lớp sóng
Oằn toàn thân quật nát bờ dài
Không tình ái ghen tuông thói đời chim chuột
Không ai bôi nhọ thanh danh
Sao biển lại đành hanh tức tối
Để bạc đầu khi tuổi đang xanh
Không ai xâm hại bản quyền đại dương ngàn tuổi
Không ai nhân bản hàng nhái mênh mông
Sao biển nổi khùng ngày đêm la lối
Giật lên giông bão đùng đùng
Không ai cấm visa xuất cảnh
Không an ninh ngăn lối ra vào
Sao biển phải lắm mưu ranh mãnh
Thủy triều lúc thấp lúc cao
Biển là biển…như em vẫn thế
Nếu không biển hóa thành ao
Anh hạnh phúc và đớn đau vô kể
Không mặn mòi anh sẽ sống ra sao?

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

ALO ALO


Từ 25-6 trang trannhuong.net / com bị lỗi kĩ thuật nên không truy cập được. Xin thông báo và mong bạn đọc thông cảm, chờ đợi khắc phục.
Chủ trang
TRẦN NHƯƠNG

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

TỪ BÀI THƠ "TRÒ TRUYỆN VỚI THÚY KIỀU", NGHĨ VỀ HIỆN TƯỢNG THƠ LÝ PHƯƠNG LIÊN


Nguyễn Văn Hòa
Kết quả hình ảnh cho Lý Phương Liên

Thơ Lý Phương Liên có thể kể ra một số bài thơ hay như: Lời ru với anh, Ca bình minh, Em mơ có một phiên tòa được bạn đọc yêu mến (từng chép vào sổ tay mang theo đến các chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước).

Nhưng nếu được chọn bài thơ hay nhất của chị, theo chủ quan cá nhân tôi, tôi sẽ chọn bài Trò chuyện với Thúy Kiều (bài thơ này lúc đầu có tên là Nghĩ về Thúy Kiều, đăng trên Báo Văn nghệ năm 1970). Tôi chọn bài này là hay nhất bởi nhiều lẽ: đây là bài thơ “lạ”- chứa đựng tình yêu thương con người một cách mãnh liệt nhất, chân thành nhất, ở đó người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình một cách trung thực, thành tâm như chính con tim mách bảo. Trước những tổn thất lớn của gia đình, trước nỗi đau hiện tại chị đã trải lòng mình với mong ước được chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu hơn về tình đời, tình người. Do vậy bài thơ giàu tính triết lý và giàu giá trị nhân văn. Với Trò chuyện với Thúy Kiều đã cho thấy đây là một giọng thơ lạ, trong trẻo, dũng cảm cất lên một cách hồn nhiên - lời thơ giống như lời trò chuyện, lời nói hàng ngày, mang đậm dấu ấn cá nhân và không thể lẫn lộn với bất cứ một nhà thơ nào khác. Nhưng cũng chính bài thơ Trò chuyện với Thúy Kiều mà nhà thơ và gia đình đã vướng bao hệ lụy. Để rồi nữ sĩ tài hoa Lý Phương Liên “đi không ai biết, về không ai hay” suốt 40 năm qua. Và đây có thể được coi là một hiện tượng đặc biệt của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

NGƯỜI LÀM MỚI NHỮNG ĐIỀU DƯỜNG NHƯ ĐÃ CŨ


Phạm Xuân Trường (Bố)













Phạm Xuân Trường (con) cho ra mắt tập thơ “Vết thời gian” do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành năm 2016. Năm nay, 2017 Trường (con) lại trình làng tập thơ thứ hai “Lở bồi cũng một đời sông” với 51 bài cũng là lục bát do NXB Hội nhà văn cấp phép.
Giữa ngút ngàn những đứa con tinh thần được các bà đỡ là những nhà xuất bản danh tiếng cấp giấy khai sinh cho ra đời nườm nượp, bổ sung vào đội quân làm thơ hùng hậu của quốc gia, Trường (con) không ngần ngại và do dự cho ra hai tập lục bát kế tiếp nhau.Trường tự tin lắm!
Trường (con) nhờ tôi viết lời giới thiệu cho tập thơ này (vốn tôi không quen). Khi đọc xong bản thảo, tôi nhận lời viết những dòng cảm xúc đồng điệu của tôi với bạn thơ trẻ, một người nặng lòng với điệu hồn dân tộc. Tập thơ như cố níu giữ vốn cổ của cha ông, một hy vọng mong manh nhưng tôi tin nó sẽ bền chắc. Các nhà thơ cách tân và hậu hiện đại tự xưng đang lấn lướt trên thi đàn đương đại. Bên cánh võng đu đưa hoặc trong nôi bồng bềnh, những người trẻ vẫn cứ ru con cháu bằng những câu lục bát của cụ Nguyễn Du, của Nguyễn Bính, Nguyễn Duy ... Một Đôn - Ky - Hô - Tê của thời hiện đại chăng? Họ là những người ung dung cưỡi ngựa đi trên đại lộ đầy rẫy Lếch xù, Pho, Toyota đang hối hả trên dọc đường văn học.
Cuộc sống ngày một xô bồ, biến động. Khi ta mệt nhoài, tĩnh tâm đọc những câu thơ ... “À ơi, biển rộng sông sâu/ Tình yêu qua mấy nhịp cầu đong đưa/ Vui buồn từ những thuở xưa/ Anh đem trút cạn cũng vừa tàn đêm” (Lời ru cho em) lại thấy lòng dịu lại. Trắc ẩn bởi những điều mắt thấy tai nghe rồi tác giả tự nhủ lòng mình ... “Lòng đầy e ngại mỗi khi/ Bảo rằng mình ghét những gì người yêu/ Sợ vu oan sợ đặt điều/ Sợ đời ghẻ lạnh hơn nhiều bão giông” . Hội chứng tâm lý đám đông! Đời vốn là thế! “Nên lại hòa với đám đông/ Biết là khi bước ra không còn mình” . Một cách sống a dua, lựa thời! Thời nào cũng vậy! Con người không có bản lĩnh, có chính kiến thì “Bước ra là không còn mình” (Cõi người ta). Phép ẩn dụ trong thơ gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Trường viết những câu thơ thảng thốt, ân hận sau những tháng năm ... “Nẻo đời càng bước càng xa/ Chạm đích rồi lại ngỡ là chưa đi”. Rồi một ngày Trường lại về với người mẹ “ lầm lũi đến vô danh” để nương tựa : ...”Con về dựa bóng lưng còng/ Bấy lâu trôi dạt ở trong cõi người...Mẹ lầm lũi đến vô danh/ Nghiêng về đâu cũng phong phanh gió lùa”. Lãng du! Xê dịch! Bất chợt…con đem mùa xuân về với mẹ. Khi đã nhận về mình thừa thãi lời khen, đứa con mới ngộ ra... “Lúc con thi phú được mùa/ Là khi thóc nếp mẹ vừa bán non”. Ân hận lắm thay!

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM PHỎNG VẤN CHỦ TRANG TRANNHUONG.COM


Vũ Hà (thực hiện)


TNc: Tôi vô cùng xúc động vì báo Phụ nữ Việt Nam đã cho một chủ trang cá nhân là tôi lên tờ báo danh giá này. Xin cám ơn Báo Phụ nữ Việt Nam và bạn Vũ Hà. Nhân Ngày Báo chí Việt Nam xin đưa lại bài phỏng vấn này

CÁI TÂM QUYẾT ĐINH KHẨU KHÍ

9 năm với số lượng truy cập gần 25 triệu lượt cho một trang cá nhân trannhuong.net/trannhuong.com, được đánh giá là trang tin có bản sắc, kỳ công. PNVN có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Nhương (ảnh) về "bí kíp câu view" của ông.
KHÔNG NÊN "MŨ NI CHE TAI"
  • PV: Hiện trang mạng của ông được đánh giá là thể hiện tiếng nói phản biện xã hội, thu hút sự đồng tình chia sẻ của bạn đọc. Chắc chắn ông phải có dụng ý này ngay từ khi có ý tưởng xây dựng trang cá nhân ?
  • TN: Thời đại thông tin bùng nổ, việc lập một trang web cá nhân trước hết giúp phổ biến các sáng tác cá nhân, đồng thời thể hiện tiếng nói của một công dân quan tâm tới các vấn đề xã hội trên tinh thần xây dựng. Trang web của tôi đã đưa ra những đề xuất được sự đồng thuận của chính quyền. Nhưng tiếng nói như thế rất cần trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Nhà văn ngoài việc sáng tác cũng cần có ý  thức trách nhiệm làm cho dân trí ngày càng phát triển

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

BA BÀI THƠ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN


Kết quả hình ảnh cho nGUYỄN qUANG tHÂN
Chân dung Nguyễn Quang Thân do Trần Nhương phác họa

Lời thưa,

Trong chùm thơ tình hiếm hoi của Nguyễn Quang Thân, có ba bài không đề riêng rẽ. Ấy là mùa thu năm 1984, sau khi nhà văn lên cơ quan Hội Văn Nghệ Hải Phòng bắt đầu cuộc trường kỳ một mình gạo lứt giường đơn. Ba bài thơ lạ và đẫm buồn, có bài quyết liệt là bởi dư luận khi ấy bắt đầu răn dạy, lên lớp, xoa đầu…nhà văn đảng viên, coi chừng bị mất Đảng, bị đi tù, bị tổn thương uy tín. Mà vì cái gì, vì tội yêu đương ư?
Chép ra đây như một lời thưa, sau một đám tang đông đủ bà con và anh tài văn giới báo giới, hoa nhiều đến ngộp thở. Sau 49 ngày bà con và bạn bè lại đến và 100 ngày, lại đến, với sự tận tình không dễ có ở đời này. Ba bài thơ để hiểu thêm một tài năng, một tâm hồn, một nhân cách và cũng là lời tạ từ của chúng tôi, sẽ không quay lại với Fb “đề tài” tình yêu và chia ly nữa. Cái gì quá cũng dở, thậm chí sẽ bị kêu là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” Dạ Ngân


************
Tôi có một trời thương nhớ
Tôi có một trời đau khổ
Tôi có một trời trẻ thơ
Và tôi có, một trời mộng mơ
Xin đừng chạm vào tôi, điện giật
Đừng hôn, thuốc độc đầy môi tôi
Đừng xoa đầu tôi, tôi đánh lại
Tôi chỉ cần được sống – mình tôi

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

HOAN HÔ SỞ NỘI VỤ HÀ NỘI


Trần Nhương





Mặc dù tôi rất ít khi vỗ tay hoan hô nhưng hôm nay hồ hởi vỗ tay hoan hô Sở Nội vụ Hà Nội. Có lẽ 60 năm qua, từ khi thành lập các Hội văn học nghệ thuật (1957) thì đây là lần đầu tiên tôi thấy cơ quan nội vụ lo lắng nhân sự cho một hội nhà văn của thủ đô ngàn năm văn hiến ! Có lẽ đây là nét mới của Hà Nội mà ít nơi làm được.
Còn nhớ các kì Đại hội của Hội Nhà văn Việt Nam mà tôi từng tham dự, có kì đại hội có tới 372 nhà văn ứng cử đề cử vào BCH. Không thấy Bộ Nội vụ nhảy vào lo nhân sự cho Hội Nhà văn VN.
Thật là chu đáo và mẫn cán, Sở Nội vụ Hà Nội còn cất công làm công văn tới các cơ quan mà có người được giới thiệu để đại hội bầu như trường hợp Đại học Văn hóa được Sở Nội vụ hỏi có nhất trí cho nhà văn Văn Giá tham gia vào danh sách dự kiến nhân sự hay không ! Ôi thật là chu đáo và chăm lo cho các văn nhân đất kinh kì.
Nếu sắp tới Đại hội các nhà văn cứ đề cử ứng cử tùm lum thì Ban tổ chức lại phải xin ý kiến Sở Nội vụ hay làm sao nhỉ ? Vai trò nhà văn thủ đô xem chừng chả là cái đinh gì…!

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

BÚT TRE VÀ TRƯỜNG PHÁI THƠ BÌNH DÂN







Kết quả hình ảnh cho Bút Tre

















Không giống với các thi sĩ nổi tiếng của chế độ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hoàng Cầm, Xuân Diệu… Bút Tre là người làm thơ theo kiểu dân gian của người miền Bắc thời kháng chiến và hậu kháng chiến.

Phong cách thơ của Bút Tre vừa độc đáo, vừa sáng tạo, vừa dung tục nhưng lại giàu sức lan tỏa trong dân gian. Cũng vì thế, Bút Tre đã trở thành một trường phái thơ dân gian rất thịnh hành ở miền Bắc và cho đến sau này cũng được nhiều người ở miền Nam biết đến.


Dưới đây là bức tranh làng quê qua ngòi bút phác họa của Bút Tre:

Làng ta có cái núi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng hăng say đua sản xuất
Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai

Với ngôn ngữ đặc thù của miền Bắc trong thời kỳ đi lên xã hội chủ nghĩa, Bút Tre đã vẽ một bức tranh ‘tăng gia sản xuất’ của một xã điển hình:


Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

NHỮNG CẶP TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU

Kết quả hình ảnh cho Kim Vân KiềuVũ Đình Mai




Đọc bao nhiêu lần rồi, hôm nay mới phát hiện ra trong Truyện Kiều có quá nhiều những cặp tiểu đối. Hình như chính những cặp tiểu đối này đã góp phần rất lớn vào cái hay, cái đẹp, cái duyên dáng, uyển chuyển, làm nên cái kì vĩ trong tác phẩm của Nguyễn Du.
Một điều lạ là rất nhiều cặp đối là những thành ngữ, thứ ngôn từ đã được ông bà tổ tiên ta tinh luyện, truyền đời lại cho chúng ta.
Các bạn xem đây: Cơm chín tới / Cải ngồng non là một thành ngữ được thể hiện bằng một cặp đối tuyệt vời. Gái một con / Gà nhảy ổ cũng vậy. Hai cặp đối này ghép lại lại thành một cặp đối lớn hơn: Cơm chín tới, cải ngồng non / Gái một con, gà nhảy ổ lại càng tuyệt vời nữa.
Tương tự, trong Kiều có Mai cốt cách / tuyết tinh thần, hay Hoa cười / ngọc thốt thì đúng là những thành ngữ được thể hiện bằng những cặp đối thật là hoàn hảo.
Có thể có cặp chưa được chuẩn lắm, nhưng bỏ thì tiếc, nên cứ chép vào. Sau khi bạn bè góp ý, sẽ chỉnh lý lại.
Chỉ băn khoăn một điều, đó là các cụ nhà mình đã ai công bố những cặp tiểu đối trong Truyện Kiều như thế này chưa. Nếu rồi thì con xin các cụ xá tội. Nếu chư thì mời các bạn cùng thưởng ngoạn.
Những câu nào có cặp tiểu đối, tôi chép cả câu, những chữ không thuộc cặp đối in chữ nghiêng thường, những chữ thuộc cặp đối in chữ nghiêng đậm. Giữa cặp đối có gạch ngang. Các chữ đầu của hai vế đối đều được viết hoa. Mặc dù trong câu của truyện Kiều không viết hoa. Cốt để bạn đọc nhận ra cặp đối một cách dễ dàng.
Cuối mỗi dòng có chữ C và các con số trong ngoặc đơn, đó là cặp đối ấy trong Câu thứ bao nhiêu của Truyện Kiều. Quyển Kiều của tôi là quyển do nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2011, có tất cả 3254 câu. Đánh số vậy để các bạn dễ theo dõi.
Tôi mới tìm được khoảng 280 cặp đối. Mời các bạn tìm thêm.
Như vậy, cứ khoảng 10 dòng thơ lại xuất hiện một cặp đối. Nhưng đấy chỉ là tính bình quân thôi. Càng những phần, những đoạn tâm đắc, Cụ Nguyễn càng huy động nhiều những cặp đối. Như các đoạn tả hai chị em Kiều, đoạn Kim Trọng tương tư, đoạn Kim-Kiều gá nghĩa, đoạn Kiều bán mình, bị lừa vào lầu xanh lần thứ nhất, đoạn Thúc Sinh gặp Kiều, Đoạn Từ Hải chuộc Kiều…Nhất là đoạn Từ Hải phái binh hùng tướng mạnh đón Kiều. Đoạn này mới hùng tráng làm sao, phấn chấn làm sao! Bức tranh hoành tráng về tình yêu của một đấng anh hùng dành cho người đẹp mà Cụ Nguyễn dựng lên ấy, không thể có bức thứ hai trên cõi đời này! Nó là vô tiền khoáng hậu. Tôi cam đoan như thế! Đây là buổi lễ đón dâu ấn tượng nhất, hào hùng nhất. Chỉ thông qua lễ đón dâu này, ta đã thấy “sức mạnh quân sự” của Từ Hải đến chừng nào!

TỔ TIÊN CỦA THANH TRA



Nguyễn Huy Cường

Kết quả hình ảnh cho tầu điện



Những đoàn tàu điện chậm trễ, leng keng chạy suốt năm tuyến đường thủ đô. Mỗi km có một trạm nghỉ.
Tốc độ chậm, khoảng 20 km/giờ đủ để cho đám trẻ nhảy lên nhảy xuống bất cứ lúc nào.
Vì là phương tiện có giá vé rẻ tiền (một hào bạc, bằng một cây kem) đi từ Hà Đông vào Bờ Hồ nên rất nhiều người đi.
Nhiều lúc xe chật cứng, mùi mồ hôi nồng nặc.
Kẻ trộm nhiều như rươi.
Trên mỗi toa xe, “lực lượng chức năng” này ít là vài tên, nhiều là một băng chục tên suốt ngày đi kiểm soát bà con.
Người đi xe điện mất trộm cắp như rươi.
.
Đi đêm rồi cũng gặp ma. Có tên trộm bị bắt quả tang, có thể bị dân đánh chết.
Một lần, một tên bị bắt, mấy người đang xúm lại định nện vỡ đầu nó thì một trung niên tiến lại.
Anh này mạnh khỏe, mặc sơ mi xám bỏ trong quần, tóc tai cắt rất nghiêm chỉnh.
Mặt lạnh như tiền.
Anh ta dí vào mặt tên trộm một cái thẻ màu đo đỏ to bằng hai phần ba lá bài trong nửa giây và hỏi tên trộm: “Mày biết tao là ai không?”.
Tên trộm đang ấp úng anh này đút ngay tấm thẻ vào túi ngực rồi vung tay tát cho nó một cái thẳng cánh, biêng mặt đi.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

THƠ VUI TRÊN MÁY BAY


Trần Nhương



Cái động cơ phản lực
Chẳng biết có thấm nhuần đạo đức gì không
Mà một phát đưa anh lên ngàn dặm
Các nàng tiếp viên xinh như mộng
Anh thành thượng đế giữa thiên đình
.
Thôi mặc kệ những đại ca nói trạng
Lí luận rối mù níu kéo cánh bay
Anh tít mít trên cao nhìn mặt đất
Nóng vã mồ hôi định hướng đường cày
.
Thôi lãng mạn cứ đôi câu ngẫu hững
Lát nữa rồi hạ cánh lại lầm than
Bụi Hà Nội độc nhất nhì thế giới
Anh và em hòa nhập có hòa tan...

Trên VJA ngày bay về Hà Nội

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN TRAO GIẢI THƯỞNG LỚN CHO NHÀ THƠ BÚT TRE – ĐẶNG VĂN ĐĂNG


Trần Nhương





TIẾNG NÓI NHÀ VĂN


Xin các cơ quan chức năng và bạn đọc đừng suy diễn khi tôi đề nghị trao giải thưởng lớn cho nhà thơ Bút Tre. Đây là ý kiến tâm thành của tôi vì tôi thấy ông xứng đáng.
Sau Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2016 (vừa trao giải hôm 20-5-2017, sau 3 lần hoãn) thì tôi thấy nhà thơ Bút Tre còn trên thưng rất nhiều người vừa được giải. Văn thơ của những người được giải vừa rôi may ra có người nhớ đôi chút. Nhiều ông văn chương cỡ phố huyện hoặc chục năm chả viết chữ nào, văn chương cũ từ thế kỉ trước. Đến ông Cục trưởng Cục NTBD cũng ẵm giải ngon ơ. Nhìn vào danh sách ấy tôi có thể nói Giải đang bình dân hóa…

Tôi đề nghị trao giải lớn về VHNT Nhà thơ Bút Tre vì:
1- Nhân thân tốt, ông là đảng viên, vốn làm ngoại giao sau là Trưởng ty Văn hóa Phú Thọ (Lẽ ra tôi không nói về nhân thân nhưng ở ta cái gì cũng xét đến lí lịch). Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai sứ quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về làm Trưởng ty (bây giờ gọi là Giám đốc sở) Văn hoá Phú Thọ.
Nhà thơ Bút Tre còn là người chấp bút câu nói nổi tiếng của Bác Hồ: "Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước" khi Bác gặp bộ đội chuẩn bị giải phóng Thủ đô năm 1954.
2- Bút Tre đã tự khai sáng một trường phái mà không mấy nhà thơ làm được. Trang wikipedia.org nhận xét như sau: ” Bút Tre (19111987), tên thật Đặng Văn Đăng là một nhà thơ theo trường phái dân gian của Việt Nam thời hiện đại. Với phong cách thơ độc đáo, sáng tạo và giàu sức lan tỏa, từ bút danh của một nhà thơ, Bút Tre đã trở thành một trường phái sáng tạo thơ dân gian vui vẻ rất thịnh hành ở Việt Nam cho đến tận ngày nay... Người ta nhớ Bút Tre, không phải vì những bài thơ trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những bài ca dao, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông thật bất ngờ, thường mang đến cho những người nghe sự sảng khoái sau những giờ lao động mệt nhọc căng thẳng…”

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC HẢI NGOẠI


Bùi Công Thuấn
Thứ sáu ngày 2 tháng 6 năm 2017 3:55 PM



Tôi ghi lại đây đôi điều suy nghĩ về những nhà phê bình hải ngoại mà tôi đã gặp trên Internet. Theo cảm nhận của tôi, họ là những nhà phê bình chuyên nghiệp, có trình độ chuyên sâu, đã có nhiều công trình về phê bình và về văn học Việt Nam. Họ vừa là nhà nghiên cứu và là nhà phê bình. Họ đa dạng về cách viết nhưng cũng phức tạp về tư tưởng. Tôi chú ý đến những bài phê bình của họ và xem xét những đóng góp của họ đối với văn chương Việt Nam.
BÙI VĨNH PHÚC - NHÀ PHÊ BÌNH NGHỆ SĨ
Tôi gọi Bùi Vĩnh Phúc là nhà phê bình nghệ sĩ bởi ông viết phê bình văn học như một nhà văn viết tùy bút. Ông viết phê bình văn học như một người đọc thưởng thức tác phẩm. Ông nói rõ mục đích phê bìnhKhi ta cầm bút viết về bất cứ điều gì trong đời, cũng có nghĩa là ta cầm bút và viết về chính ta”.
Đây là đoạn văn thứ hai, mở đầu bài viết về Thanh Tâm Tuyền:
Một buổi chiều, một buổi chiều nào đó, giam mình giữa dòng xe cộ trùng điệp của giờ tan sở, để chiếc xe tự động lăn theo dòng nối tiếp mệt nhoài, tâm tư ta lại nhớ về những buổi chiều cũ ở quê nhà. Những buổi chiều đã ngun ngún bay đi. Bay đi như khói thuốc, như hương khói mùa xưa. Những buổi chiều trời thắp mãi tiếng mưa sầu. Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa kia long lanh nỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng hôn bàng hoàng màu khói nhạt.../Ta chợt nhớ đến người thi sĩ ấy. Thanh Tâm Tuyền.”[1]