Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

NGHĨ VỀ THƯ CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH VÀ THƯ TRẢ LỜI CỦA NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM.


Nguyễn Trọng Tạo

Kết quả hình ảnh cho Phan Nhật Nam

Câu chuyện này đang gây sự chú ý của giới văn chương cả trong nước và hải ngoại. Lá thư của nhà thơ Hữu Thỉnh với tư cách là Chủ tịch hội Nhà Văn VN mời nhà văn Phan Nhật Nam về nước giao lưu với các nhà văn nhân dịp tổ chức “Cuộc gặp mặt Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt… trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài”; và lá thư từ chối lời mời này của nhà văn Phan Nhật Nam.

Theo tôi nghĩ, Hữu Thỉnh (1942) và Phan Nhật Nam (1943) là hai nhà văn lính cùng thời, cùng thế hệ ở 2 trận tuyến đối lập trong chiến tranh. Trong cuộc chiến, tất nhiên là hai bên mang 2 ý thức hệ khác nhau, 2 lý tưởng khác nhau. Và cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra. Văn chương cũng vậy, cả 2 văn tài đều viết theo lý tưởng của mình. Và cả 2 người đều nổi tiếng. Chiến tranh kết thúc, cả 2 văn tài này cũng có những số phận khác nhau. Hữu Thỉnh được đi học tiếp và trở thành người lãnh đạo hội Nhà văn VN. Phan Nhật Nam bị cầm tù 9 năm rồi sang Mỹ theo diện HO, thành công dân Mỹ và vẫn tiếp tục viết văn. Mỗi người đều đeo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.
Cái đau nhất là sau thống nhất đất nước, dân tộc chưa hòa giải được để lòng người Việt trên khắp thế giới này “qui về một mối”. Lỗi ở đâu, lỗi ở ai, sau hơn 4 thập niên, các nhà văn đều biết. Và dù hận thù có kinh hoàng đến đâu từ cả 2 phía, thì điều lớn hơn là đều mong cho “nước nhà thống nhất lòng người”.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

GẶP NHÀ THƠ THỜI HOA ĐỎ TẠI SÀI GÒN


Phùng Văn Khai

Phơ phơ đầu tóc bạc/ Lừng lẫy danh tiếng vang/ Nghĩa khí mây cao ngất/ Trời thu trăng sáng choang... Không hiểu sao, khi gần sáng tỉnh dậy, trong tiếng gà nhu nhơ gáy nơi cây bông gòn của nhà khách số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm TP.HCM trong đêm Noel thì những câu thơ cổ trên trong Tam Quốc Chí cứ ngân nga trong tâm trí tôi. Chiều hôm trước, tôi đã có buổi trò chuyện say sưa với lão nhà thơ Thanh Tùng đến tận khuya.
Lứa chúng tôi cách sau nhà thơ Thanh Tùng ngót nửa thế kỷ nên mọi thứ, tất nhiên kể cả văn chương đã là khác lắm. Nhưng ông quá dễ gần, đến nỗi, tôi, lần đầu tiên được hầu chuyện và hầu rượu đã thấy mình như hoàn toàn có thể nói thẳng băng những suy nghĩ, chuyện văn chương, nhất là những “kị húy” trong làng văn nghệ với ông mà không cần phải rào đón, e dè.
Hôm ấy, nhà thơ Thanh Tùng đến vào buổi trưa bằng xe máy khi chúng tôi đã bắt đầu cuộc nhậu. Các bạn văn nghệ có mặt đều rất trân trọng ông nhưng dường như không phải ai cũng hiểu được nỗi lòng của nhà thơ, cho dù thực ra Thanh Tùng là một người hết sức dễ hiểu. Tôi không dám hỏi ông cơn cớ gì phiêu bạt phương Nam, bởi một người ưa hải hồ sông biển như ông thì điều đó dường như là một lẽ đương nhiên. Câu trả lời đã có từ những bài thơ của Thanh Tùng, từ cách sống và cách tổ chức gia đình rất đặc thù và trên hết là tấm lòng của ông với thơ ca, với đời sống. Thời gian đã ưu ái hoặc bất lực trước ông, một lão phu phơ đầu tóc bạc ở vào tuổi bảy bảy vẫn vững vàng như trái núi. Ông như một khoang tàu lừ lừ xuôi ngược trong mịt mùng vần xoay của tạo hóa.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

KIM KỔ KỲ KUẶC KÝ (chương 11)

Trần Nhương







TNc: Tiểu thuyết "Kim kổ kỳ kuặc ký" của Trần Nhương được NXB Hội Nhà văn xuất bản năm 2016. Ơn giời cũng được bạn đọc yêu mến và nhiều nhà phê bình văn học viết bài giới thiệu. Nhân vật chính là nhà phẩm bình văn chương Mao Tôn Úc từ phương Bắc dạt vào An Nam, do phạm húy nên ông bị truy đuổi và gặp bao cảnh trớ trêu. Chương 11 nói đến việc ông bị câu lưu ở dinh tri phủ và trốn thoát cùng cô thôn nữ.


CHƯƠNG 11

Đám đòn tìm đến suýt vong thân
 
Lều cỏ đêm trường đôi ngọc nhũ

Mao Tôn Úc rời làng Bùng với tâm trạng rối bời vừa thở phào thoát được tên lý trưởng khốn nạn vừa tiếc con ngựa do Trần tiên sinh trao tặng. Úc vừa đi vừa ngoái lại chỉ e đám trương tuần bám đuôi bắt quay về.
Buổi sáng thôn trang thật yên ả. Lúa đang ngả vàng dưới nắng rộm lên màu no ấm. Đôi hài cỏ của Mao đã sờn tướp ra, mấy ngón chân lòi ra ngoài. Đường đồng mấp mô những hố chân trâu khiến Mao vấp ngã mấy lần. Đi chừng hai dặm Mao tiên sinh thấy một đám đông người nón mê, người áo tơi đang kêu khóc thất thanh. Chà, có chuyện gì đây giữa nơi thôn ổ yên lành này ? Mao Tôn Úc đưa tay chụm vào vành tai để nghe cho rõ. Tiếng lính lệ, trương tuần quát nạt, tay họ lăm lăm mã tấu, gậy đoản. Mao đi chậm lại nhưng rồi cứ bước đến. Làm người quân tử thấy chuyện bất bằng không thể bỏ qua. Vừa lúc ấy một cụ già ôm đầu máu chạy về phía Úc. Mao tiên sinh đỡ cụ ngồi xuống bờ ruộng rồi xé mảnh áo cũ buộc chặt vết thương cho ông già.
- Chẳng hay có chuyện gì đến nông nỗi này lão trượng ?
- Thưa thày chùa, dân chúng tôi bị cướp ruộng. Quan tri huyện
phái lính lệ, trương tuần về cắt đất của dân làm công thổ.

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

CHUYỆN PHIẾM VỀ GIẢI MEKONG

CHUYỆN PHIẾM VỀ GIẢI MEKONG

Đào Nguyên


























TP - Trần Nhương vừa trở về từ lễ trao “Giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ 8” (Mekong River Literature Award 2017). Nhiều người ngỡ ngàng không hiểu lão “Trần Ham Vui” (nickname của lão) viết gì mà “ẵm” giải dễ dàng thế. Thì ra, lão lục tìm trong “gia tài cũ”, lấy một cuốn tiểu thuyết có cái tên rõ “sến”: “Bến đỗ đời anh”, để tham dự giải.




“Trần Ham Vui” với những bức chân dung vẽ tặng bạn văn các nước láng giềng.
“Trần Ham Vui” với những bức chân dung vẽ tặng bạn văn các nước láng giềng.


Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

NHỮNG NHÂN TÀI NGƯỜI VIỆT NỔI TIẾNG Ở NƯỚC NGOÀI


Quang Lâm


Dải đất Việt Nam cong cong hình chữ S giống như một Con Rồng uốn lượn: Trên “đầu rồng” là những dãy núi cao hiểm trở phía bắc. Phần “mặt rồng” đất đai bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt là đồng bằng Bắc Bộ. Chạy dọc theo “thân rồng”, kéo dài từ phía bắc tới cực nam Trung Bộ là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là dải duyên hải miền Trung dài và hẹp. Cuối cùng là “bụng” và “đuôi rồng”, chính là Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu, hoa trái quanh năm.
Và ở đây ta bắt gặp một sự tương đồng đến lạ kỳ khi đặt tấm bản đồ Việt Nam bên cạnh Nội kinh đồ - bức đồ hình cổ xưa và bí ẩn trong Đạo gia mô tả về cơ thể con người trong lý thuyết dưỡng sinh.
http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/04/noi-kinh-do-ban-do-viet-nam-2.jpg
Nội kinh đồ và Bản đồ Việt Nam

Xét từ góc độ phong thủy, ta sẽ thấy địa hình Việt Nam cũng giống như một cơ thể hoàn chỉnh, được tạo hoá có ý sắp đặt một cách thần kỳ. Bởi thế mà cổ nhân vẫn thường nói: đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, văn hiến ngàn đời.
Bài viết dưới đây muốn giới thiệu cùng bạn đọc một số danh nhân người Việt nổi tiếng sống ở nước ngoài mà không nhiều người biết đến.