Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

KỈ NIỆM 10 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ CHÍNH HỮU (tin video)


TN và You tube


TNc: Sáng nay 27-11-2017, tại hội trường Hội Nhà văn VN đã tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm mất nhà thơ Chính Hữu. Đông đảo các nhà văn đa đến dự. Sau lễ dâng hương, nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát biểu về sự cống hiến và nhân cách nhà thơ Chính Hữu. Nhiều tham luận của các nhà văn tưởng nhớ đến một nhà thơ lớn Chính Hữu. Tôi có thời gian công tác cùng ông tại Cơ quan Hội Nhà văn VN. Vẫn nhớ một người Phó TTK kiêm Trưởng ban Đối ngoại giản dị, trầm tĩnh và tâm sáng...

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

CÓ MỘT THỜI SÔI ĐỘNG NỮA KHÔNG?


Trần Huy Quang

Kết quả hình ảnh cho Trần Huy Quang

(Lời tác giả)

Có lẽ trong giới báo chí cũng như mọi người còn nhớ có một thời báo chí sôi động bởi những phóng sự văn học nói về những bức bách, nghịch lí, bất công của cuộc sống với tinh thần nhập cuộc và trách nhiệm công dân của các nhà báo. Đó không phải là những vụ việc có tính hình sự hay khêu gợi sự tò mò giết, hiếp hay hotgirl lộ hàng như thị hiếu hôm nay. Mà là những vấn đề sống còn của sự phát triển, độ vênh của lí thuyết và cuộc sống thực tại, những chính sách lỗi thời trở thành sự cản trở sự đi lên của xã hội mà chưa tháo gỡ…Phải nhớ răng thời đó, thực tiễn cuộc sống đã đặt ra những vân đè của sự phát triển xã hội mà các chính sách không theo kịp, không cập nhật được đã là mối quan tâm hàng đầu của dư luận. Yêu cầu đó buộc trí thức và giới truyền thông phải dũng cảm dấn thân với trách nhiệm công dân cao cả. Hơn nữa với tinh thần “cởi trói”, báo chí cũng như văn học nghệ thuật nói chung, đã tiệm cận được đến tính Chân Thiện Mĩ như trong Nghị Quyết 05 của Bộ chính tr (khóa 6)ị…
Làm nên một thời kì sôi động ấy, phải là nhiều tiếng nói với âm tầng cao thấp nóng lạnh khác nhau, đa thanh, đa âm, không riêng của một giai điệu nào dù nó có là giai điệu. Ở đây với sự quan sát hạn hẹp chủ quan, người viết chỉ đề cập đến sự nhập cuộc hăng hái và trách nhiệm của tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, dường như chính nó, với đặc thù vừa là văn chương vừa là báo chí, đã làm sống lại một thể loại văn học mà Văn hào Vũ Trọng Phụng khởi xướng cách đây hơn nửa thế kỉ, thể loại Phóng sự điều tra đầy chất văn học. Nhất là khi nhà văn Nguyên Ngọc về làm tổng biên tập thì nó là sự cộng hưởng của nhiều đòi hỏi đổi mới và phát triển.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

TIN BUỒN: NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ TẠ THẾ



Kết quả hình ảnh cho nhà văn Đoàn Lê



Nhà văn Đoàn Lê (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943), còn có bút danh Hạ Thảo, tên thật là Đoàn Thị Lê, là một nhà vănhọa sĩ,diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn. Bà nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật thành phố Hải Phòng. Do bênh lâu ngày, nhà văn Đoàn Lê đã tạ thế hồi 15 giờ 28 ngày 6-11-2017, hưởng thọ 75 tuổi
Lễ viếng cử hành từ 12h00 đến 13h30 ngày 10-11-2017 tại Nhà tang lễ TP Hà Nội, 125 Phùng Hưng, HN.
Sau lễ truy điệu, Nữ sĩ tiếp tục hành trình, hóa thân về cõi vĩnh hằng tại Đài Hóa thân Hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội.



Trang trannhuong.com và cá nhân xin được chia buồn với gia quyến và cầu cho hương hồn nhà văn Đoàn Lê thanh thản về cõi Phật
Khi còn là một nữ sinh lớp chín Trường cấp ba Phan Chu Trinh ở Hải Phòng, Đoàn Lê đã có thơ đăng báo. Năm mười tám tuổi, Đoàn Lê viết bài thơ Bói hoa được bạn yêu thơ hồ hởi đón nhận. Sau đó thi vào học Khoa Điện ảnh, Trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.