Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

HÀO SẢNG TRONG VỎ TRỨNG


Quả phụ Dạ Ngân



NHÂN GIỖ ĐẦU NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG THÂN, 7-2 ÂM LỊCH
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Quang Thân



(viết riêng cho Quán Văn số tháng 3/2018)
Có một khung trời xám. Bãi nhỏ, cát vàng, hoa sứ đục. Cả Chúa, cả Phật và không ít những oan khuất dạt từ biển về, xác được mang đi nhưng có thể hồn sẽ vật vờ ở lại. Hoang liêu một cách lý tưởng nhưng bức bối oán hờn, những con người nhạy cảm bước đi, không trào lộng thì trầm cảm và chết sao?
Thiếu phụ bước ra từ “Người đàn bà có con chó nhỏ” của Chekhov. Ba mươi tuổi, mảnh dẻ tóc nâu, hay tha thẩn mà không có con chó nhỏ. Gurov bốn mươi bảy tuổi tia ngay vẻ buồn buồn riêng tư của nàng. Tiếng sét thực sự giáng xuống khi mục sở thị thiếu phụ ân cần giúp cấp dưỡng chia cơm cho các mâm, một người, chao ơi một phẩm chất đàn bà sinh ra để làm vợ chứ không để làm người tình!
“Cô em mi-nhon miệt vườn đã viết những gì ta?” “Còn ông anh Bắc kỳ thì đã viết gì?” Lãng tử rách rưới bất cần sự rách rưới của mình, tặc lưỡi: “Chưa đọc nhau nhưng cần gì đọc nhau. Đi bơi đi, đọc nhau thích hơn đọc văn nhau chứ!”. Ai đó đùa góp: “Đúng, chỉ mỗi quần bơi thì dễ đọc nhau hơn!” Nhưng cô em miệt vườn mù bơi, vậy là leo núi, trèo hải đăng, ra tượng Chúa và dắt xe đạp bách bộ Bãi Dâu cho nhiều thời giờ tâm sự. “Sao ở Bắc người ngồi sau xe đạp phải chạy phóng theo còn ở trong Nam thì cả hai lên xe chậm rãi, đàng hoàng?” Bắt đầu chuyện gì cũng Bắc khác Nam khác, anh em mình chung trận tuyến mà như hai thế giới vậy kìa? “Không phải hai thế giới mà là hai nước em ơi!” Một con người sục sôi, mỗi giờ, mỗi ngày, nghĩ ngợi, phát ngôn, vẫy vùng, khám phá.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

ĐỌC "CHUYỆN LÍNH TÂY NAM"



Hoàng Tuấn Công
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2018 7:41 PM

Kết quả hình ảnh cho Chuyện lính Tây Nam


Tôi là người lính bộ binh, tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam,…Bốn năm đầy hy sinh gian khổ, với rất nhiều bạn bè đồng đội tôi đã không trở về…Chính họ đã nhắc tôi kể lại câu chuyện Tây Nam này, dù tôi không phải là nhà văn, nhà báo (…) Cũng bởi ngại ngần chưa dám nhờ ai, nên tôi tự mình viết luôn lời tựa cho cuốn sách này, như một người lính được lệnh bước lên dưới quân kỳ, tự giới thiệu mình trước mặt hàng quân… 

Tôi đã lập tức bị cuốn hút và phấn khích ngay từ trang đầu tiên, cũng là lời tựa ngắn gọn, giản dị mà đầy kiêu hãnh của chính tác giả. Và dù đã được biết đến “Chuyện lính Tây Nam” qua lời giới thiệu ấn tượng của Nhà báo Trương Huy San, từng nghe chuyện những người lính từ chiến trường Campuchia trở về, nhưng những dòng hồi ức của Trung Sỹ vẫn đem đến cho tôi bao nhiêu bất ngờ và cảm xúc.


Hồi hộp theo chân chàng lính trẻ bước vào cuộc chiến với “tiếng chó sủa ong óc lúc xóm gần, lúc làng xa như có động vì quân cảnh đuổi bắt lính trốn”trong đêm “Chủ nhật cuối cùng” trên đất Bắc; lên “Chuyến tàu quân sự”; tập kết ở “Trảng Lớn-Tây Ninh”, pháo Kh’me Đỏ bên kia biên giới nã sang tận bên này. Lửa cháy rực trời…

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

CHÚC MỪNG NGÀY 8-3


Trần Nhương



BIỂN

Không bị mất tự do dân chủ
Không giải phóng mặt bằng cưỡng chế đất đai
Sao biển giận xé mình trăm lớp sóng
Oằn toàn thân quật nát bờ dài
.
Không tình ái ghen tuông thói đời chim chuột
Không ai bôi nhọ thanh danh
Sao biển lại đành hanh tức tối
Để bạc đầu khi tuổi đang xanh
.
Không ai xâm hại bản quyền đại dương ngàn tuổi
Không ai nhân bản hàng nhái mênh mông
Sao biển nổi khùng ngày đêm la lối
Giật lên giông bão đùng đùng
.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

VỀ TẬP SÁCH: "TẢN VIÊN SƠN THÁNH - DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN VÀ"



Hoàng Quốc Hải

Sau tập sách “Ca trù phía sau đàn phách” ra mắt bạn đọc rất ấn tượng, tới nay tiến sỹ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện đã dịch, biên khảo thêm ba, bốn đầu sách khác. Đặc biệt cuối năm 2017, ông trình làng thêm một đầu sách nữa, đó là cuốn “Tản Viên sơn thánh-Di tích và lễ hội Đền Và”. 

Về cuốn “Ca trù phía sau đàn phách” lấy phần hồn và cả phần cốt từ một luận văn khoa học bậc tiến sĩ của chính tác giả, để chuyển nó sang sách, thể khảo cứu. Điều này chứng tỏ Nguyễn Xuân Diện có tài năng đích thực. Và danh hiệu tiến sĩ đối với ông là xứng đáng. Đáng được trân trọng! 

Đang tiết xuân, mùa lễ hội nở rộ. Nào, ta thử xem tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện dẫn ta vào lễ hội Đền Và như thế nào.

Lễ hội Đền Và là một trong những lễ hội lớn và quan trọng vào bậc nhất của các tỉnh phía Bắc nước ta.

Lễ hội Đền Và đã được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Nhưng trước đó, từ năm 1964, Đền Và đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. 

Đền Và thờ đức thánh Tản Viên, một thượng đẳng tối linh thần, đứng đầu trong hàng Tứ bất tử của nước ta.

Đền Và tọa lạc trên đất thôn Vân Gia thị xã Sơn Tây, thuộc xứ Đoài, là Đông cung, trong bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc thờ đức Tản Viên sơn thánh.