Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

TRIỂN LÃM TRANH “THI HỨNG III” CỦA TÁC GIẢ TRẦN NHƯƠNG


Cầm Sơn


Ngày 28 tháng 4 năm 2018, tại Nhà Triển lãm Hội Mý Thuật Việt Nam số 16 Ngô Quyền quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. Hội Mỹ Thuật Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và tác giả đã tổ chức Lễ cắt băng Khai mạc Triển lãm Tranh mang tên chủ đề “Thi hứng III” của Nhà thơ, họa sĩ Trần Nhương. Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 12 tháng 5 năm 2018.
Đến dự buổi khai mạc Triển lãm tranh gồm có:
- Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Phó chủ tịch Thường trực Hội Mỹ Thuật Việt Nam.
- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc Nhà Xuất bản hội Nhà văn.
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhiều họa sĩ trong Thường trực Hội Mỹ Thuật Việt Nam, nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn, họa sĩ, quay phim, nhiếp ảnh gia cùng gia đình và bè bạn của nhà thơ, họa sĩ Trần Nhương.
Khoảng thời gian trước lúc Lễ Khai mạc diễn ra, nhiều bạn bè của Nhà thơ, họa sĩ Trần Nhương đã đến tặng hoa, xem tranh và chụp ảnh lưu niệm với tác giả. Người đến dự quá đông, khán phòng kín chật người nên nhiều người sau khi xem tranh đã đi ra đứng phía ngoài trước cửa ra vào ngôi nhà số 16 Ngô Quyền.
Triển lãm lần này có chủ đề là “Thi hứng III” bởi trước đó, tác giả đã cho tổ chức Triển lãm “Thi hứng I” vào năm 1998 và “Thi hứng II” vào năm 2003 cùng ở địa điểm Nhà Triển lãm Hội Mý Thuật Việt Nam số 16 Ngô Quyền Hà Nội.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

TRANH TRẦN NHƯƠNG


Họa sĩ Lê Thanh Minh




TNc: Họa sĩ Lê Thanh Minh đến xem tranh của tôi trước khi khai mạc triển lãm vào 28/4 này tại 16 Ngô Quyền, ông viết đôi lời nhận xét. Một họa sĩ có nghề nói về tranh của một người chơi "lấn sân" thật hay, ông có ưu ái tôi chăng nhưng thật xúc động về sự chân thành của ông. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.


Hơn 30 năm về trước tôi gặp Trần Nhương ở Matxcova. Anh là nhà thơ. Biết vậy. Cũng bình thường như bao người bạn thơ khác của tôi. Tôi không biết anh viết thơ vào lúc nào. Cho đến lúc này trong tay tôi có duy nhất một tập thơ anh tặng tôi gần 10 năm sau đó. Trần Nhương còn viết văn xuôi. Vì lý do gì đấy cho đến nay tôi chưa cầm trên tay một tập sách nào của anh. Hay hay dở tôi không có ý định bàn ở đây. Điều không bình thường ở Trần Nhương chính là ở tư cách họa sĩ.
Nhà văn vẽ tranh. Điều tưởng như mới mẻ này cũng không làm tôi ngạc nhiên. Nhiều người bạn viết văn khác của tôi cũng vẽ tranh, như Đỗ Chu, Vũ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Quang Thiều... Cái làm tôi ngạc nhiên chính là những điều "zích zắc" nằm trong những bức tranh của anh. Cái hiện thực cuộc sống hiện hữu quanh ta được Trần Nhương "miêu tả" thật khác thường. Không phải cái ta nhìn thấy mà là cái trong tâm tưởng. Không phải cái ta đang nhìn hôm nay mà là cái đã từng hiện hữu trong quá khứ. Đây đó trong tranh của anh hiện ra một vài đường cong thẩm mỹ. Nó không hiện thực mà nó là cõi mơ. Giấc mơ của Trần Nhương. Nhìn tranh của anh ta không nghĩ anh từng là người lính. Tranh của anh lả lơi, bỡn cợt người xem. Nó khác với cái ta hình dung về người lính. Tôi không đi tìm lời giải cho sự bỡn cợt đó. Nhưng tôi biết. Nếu không trải qua chiến tranh, đau thương, mất mát ta sẽ không bao giờ biết trân quý những gì đang có. 

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

KÍNH MỜI ĐỒNG NGHIỆP VÀ BẠN ĐỌC ĐẾN DỰ KHAI MẠC TRIỂN LÃM TRANH CỦA TRẦN NHƯƠNG


Trần Nhương
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2018 8:47 AM



TNc: Đây là cuộc triển lãm tranh lần thứ 3 của Trần Nhương mang tên THI HỨNG III. Lễ khai mạc vào hồi 16 h ngày 28/4/2018 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm từ 28/4 đến 7/5/2018. Kính mời các bạn đến xem tranh. Rất hân hạnh được đón tiếp !
Các tin khác

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

HỘI ĐỀN HÙNG & 18 ĐỜI VUA HÙNG


Thái A



Kết quả hình ảnh cho Đền Hùng

TNc: Nhà giáo Thái A cho chúng ta một cách nhìn về Vua Hùng. Trang nhà đưa bài lên để cùng suy ngẫm và trao đổi.
Ngày 10 tháng 3 Âm lịch, ngày Hội Đền Hùng (Giỗ Tổ).
Nhìn cảnh biển người chen lấn nhau lên đền Lễ Tổ mà kinh! Không biết lòng người dân sùng kính Quốc Tổ thật hay bởi tâm lý mê tín thần linh là sức mạnh có thể dựa dẫm, đã thôi thúc lòng tham danh lợi,nên đến để cầu xin các Vua Hùng phù trợ ? Thực tình, đời tôi chưa bao giờ thấy người dân mê tín thần linh, ngẫu tượng một cách cuồng nhiệt như bây giờ! Chùa chiền, đền đài miếu mạo..., một thời theo chủ nghĩa vô thần Mác-Lê đã phá bỏ hoặc để cho đổ nát, chẳng ai đoái hoài. Nay tự nhiên lại ồ ạt "thi đua"xây dựng ở mọi nơi...để rồi người dân lại lũ lượt kéo nhau đi hết chùa nọ đến đền kia, nối nhau xì xụp lễ bái, khấn khứa, cầu xin...lợi lộc(!) Thật cám cảnh cho trình độ dân trí nước nhà! Tôi cũng không thể hiểu nổi những người trách nhiệm làm văn hóa có ý đồ đặc biệt gì mà biến các thứ lễ hội dân gian thành một hình thái quái đản như vậy?Hay đây là cách biến Dân thành một bầy cừu để dễ sai bảo? Hội Đền Hùng cũng chung một kiểu xô bồ mê tín dị đoan như vậy!
Nhân đây, lại xin nói thêm một chút về " 18 ĐỜI VUA HÙNG“. Những vị Quốc Tổ (họ HÙNG) được truyền tụng qua huyền sử, mà nay bỗng nhiên các "nhà Sử học lỗi lạc" nào đó "phát minh" ở đâu ra, chính xác đến mức rõ cả tuổi, tên cụ thể bằng từ Hán- Việt hẳn hoi (!) (Mà âm Hán Việt đọc chữ Nho, theo một công trình KH công phu, đáng tin cậy của cố GS Nguyễn Tài Cẩn, chỉ mới hình thành ở tiếng Việt từ thời Bắc thuộc (Đường-Tống) trở về sau. Còn chữ Hán mới được mượn dùng chính thức ở nước ta thì từ đời Lý. ) Mỗi vị vua Hùng còn sống thọ tới mấy trăm năm, có bao nhiêu con cháu...Quả là ”tài thật"(!)"Tài đến thế là cùng"(!) Các nhà ''K.H " phiạ giỏi hơn triệu triệu lần người xưa chứ chẳng đùa!Đúng là ''hậu sinh khả úy''(hay khả ố nhỉ ?)(!) Những "khoa học gia" đó không hiểu đã là "huyền sử" thì những con số cũng là''ước lệ" cả thôi. Những con số trong huyền sử chỉ mang khái niệm "biểu trưng" mà thôi.