Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

ĐẶC KHU VÀ TIẾNG KÊU CỦA NHÂN DÂN


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều



Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Quang Thiều

THƯ NGỎ GỬI CÁC VỊ ĐB QUỐC HỘI
Kính thưa các vị,
Trong những ngày này, quanh chúng ta đang vang tiếng kêu của nhân dân về một mối đe dọa mà nhân dân đang cảm thấy và nhìn thấy. Đó là mối đe dọa từ cái tên “ đặc khu”. Trong suy nghĩ đơn giản của tôi, đặc khu không phải tạo ra bất cứ điều gì gọi là sự đe dọa. Nhưng ai là người thuê đặc khu ấy trong một thời gian quá dài mới là kẻ làm ra sự đe dọa. Và trong suy nghĩ có thể là thiển cận của mình, tôi nghĩ “đặc khu” không phải là con đường duy nhất làm cho một đất nước phát triển và giàu có. Rất nhiều quốc gia giàu có trên thế giới không phải dùng phương án gọi là đặc khu mà họ đã phát triển đất nước rực rỡ. Hơn nữa, người sẽ thuê 3 đặc khu ở những vị trí rất đặc biệt và quan trọng có nguy cơ là Trung Quốc. Và chính vì người sẽ thuê 3 vị trí chiến lược của Việt Nam là Trung Quốc nên tiếng kêu của người dân mới vang lên khẩn thiết như vậy.
Trước hết, tôi muốn các vị hiểu một điều quan trọng là tiếng kêu của nhân dân xuất phát từ đâu ?
Từ cảm giác của nhân dân về sự bất an
Từ linh cảm của nhân dân về những bất trắc
Từ trí tuệ của dân dân là trí thức, văn nghệ sỹ, các nhà kinh tế học, các doanh nhân chân chính...
Từ kinh nghiệm và sự thật lịch sử của một dân tộc chống ngoại bang
Từ trách nhiệm và lương tâm của nhân dân đối với vận mệnh tương lai của đất nước.
Kính thưa các vị,

TRƯỚC KHI QUỐC HỘI BẤM NÚT VỀ LUẬT ĐẶC KHU


Tạ Duy Anh:

Kết quả hình ảnh cho Nhà văn Tạ Duy Anh



TNc; Tôi phải nói ngay những ý kiến phản biện là thể hiện tinh thần công dân, đừng nghĩ họ là diễn biến thù địch. "Trung ngôn nghịch nhĩ", hãy lắng nghe. Trang nhà xin giới thiệu ý kiến của nhà văn Tạ Duy Anh.


Có thể trên thực tế Quốc hội dưới sự lãnh đạo của đảng đã bấm nút về Luật Đặc khu rồi, hoặc ai không định bấm rồi sẽ phải bấm (như biểu quyết sáp nhập Hà Tây vào với Thủ đô) nhưng tôi vẫn kiên nhẫn nói thêm với các vị đôi điều.
Các vị đã từng cho phép thành lập những Tập đoàn kinh tế nhà nước, với lý lẽ để tạo nhiều quả đấm thép đưa nước ta bắt kịp Hàn Quốc. Khi đó ai nói khác đi là bị dọa “Bộ chính trị đã đồng ý”. Giờ thì nhìn đấy, mô hình Tập đoàn kinh tế là thảm họa chưa có lối thoát cho đất nước, là nơi công nghệ rác thải của Trung Quốc làm mưa làm gió trên lưng người dân Việt. Và thay vì mau mau sánh kịp Hàn Quốc, chúng ta tụt lại so với họ thêm một quãng dài miên man.
Các vị đã từng cho phép khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên cũng với lý lẽ để tạo nguồn thu cho ngân sách và tăng trưởng quốc gia. Khi đó giới trí thức ra sức can ngăn, đều bị quý vị bỏ ngoài tai còn người can ngăn thì bị coi là phá hoại, là thế lực thù địch. Trong Quốc hội nếu có ai nói khác đi là bị dọa “Bộ chính trị đã đồng ý”. Giờ thì các vị đã thấy trắng mắt ra chưa? Lỗ nặng chưa phải là thảm họa đáng sợ nhất. Môi trường bị tàn phá tan nát chưa phải là thảm họa kinh khủng nhất. Hãy hình dung mấy chục năm các cơ sở của Trung Quốc không làm kinh tế, mà chuẩn bị cho việc to lớn hơn là thôn tính lãnh thổ, thì điều gì xảy ra hẳn các vị có thể hình dung, mặc dù thực lòng tôi nghi ngờ lòng yêu nước và trí tuệ của đa số quý vị.
Các vị đã từng cho phép khu công nghiệp Fomosa, tập đoàn kinh tế bị xua đuổi khắp nơi vì gây ô nhiễm vào tọa chiếm vùng xung yếu về an ninh của bờ biển Hà Tĩnh, với thời hạn tới 70 năm, cũng vẫn với lý lẽ để tạo cú huých cho tăng trưởng kinh tế, tạo bức tranh sáng cho đầu tư nước ngoài, vực dậy một vùng nghèo đói và nào là đánh thức tiềm năng…Giờ thì quý vị thấy hậu quả đã nhãn tiền. Tôi dám đảm bảo, thứ mà Fomosa tạo ra cho đất nước chúng ta, chỉ bằng một phần rất nhỏ thứ mà nó làm mất đi của đất nước. Đấy là chưa kể, trong 70 năm dài dằng dặc, sẽ còn bao nhiêu sự cố kinh hoàng như đã xảy ra, đi kèm sẽ là những cuộc nổi loạn không ai dám nói trước có thể kiểm soát của ngư dân.