Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

TẠI SAO ĐÀI LOAN QUAN TRỌNG VỚI THẾ GIỚI

 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng




Nguồn: Gideon Rachman, “Why Taiwan matters to the world,” Financial Times, 10/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh là cái giá có thể chấp nhận được để bảo vệ một nền dân chủ châu Á đang phát triển mạnh mẽ.

Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan? Đây không phải là một cuộc tranh luận trừu tượng. Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã mô phỏng các đợt tấn công ném bom nhắm vào hòn đảo, trong khi lực lượng hải quân của họ bao vây Đài Loan.

Để đối phó với việc Trung Quốc liên tục leo thang áp lực quân sự lên hòn đảo, Tổng thống Joe Biden đã hứa – bốn lần – rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc.

Đối với một số người ở Mỹ, những cam kết của Biden nghe có vẻ điên rồ. Doug Bandow của Viện Cato, một viện chính sách, đã phàn nàn rằng “hầu hết các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẵn sàng liều mạng để bảo vệ Đài Loan.” Tại sao nước Mỹ hay lo sợ chiến tranh lại nên đe dọa sẽ đối đầu Trung Quốc, cũng là một cường quốc vũ trang hạt nhân, để bảo vệ một hòn đảo có 24 triệu dân nằm cách bờ biển Trung Quốc khoảng 160 km?

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

NHẬT KÍ LÝ BẰNG TIẾT LỘ ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT NĂM 1990

 


Tác giả: Lý Bằng Người dịch: Quốc Thanh
Thứ tư ngày 17 tháng 7 năm 2024 9:24 AM


Ý cốt lõi: Về việc bình thường hóa mối quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc hai bên bình đẳng và cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.
Bài này trích trong cuốn “Hòa bình Phát triển Hợp tác – Nhật ký ngoại sự của Lý Bằng” Tác giả: Lý Bằng Nhà xuất bản: Tân Hoa xuất bản xã Nguồn: people.com.cn 
Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Việt Nam xuất quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt bị chìm xuống đáy. Tháng 12 năm 1986, Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với sự xấu đi của cục diện quốc tế, đặc biệt là sau biến động ở Châu Âu, Liên Xô bị tan rã, Nguyễn Văn Linh đã điều chỉnh lại chính sách, tìm kiếm sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.   

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2024

HÀ NỘI NÊN ĐẶT TÊN "BẾN ĐÔNG BỘ ĐÂU

 


Nhà văn Trần Thanh Cảnh

















KÍNH GỬI CÁC ÔNG BÀ ĐẠI BIỂU HĐND THỦ ĐÔ HÀ NỘI.
Nghe tin các ông bà chuẩn bị họp Hội đồng nhân dân thành phố, thông qua đề án đặt tên 22 đường phố ở thủ đô, với tư cách một nhà văn, tôi xin trình bày với các ông bà đại biểu HĐND một số ý kiến sau:
1, Tôi hoàn toàn nhất trí với việc đặt tên đường kỳ này. Đặc biệt rất hoan nghênh các vị đề xuất tên đường giữ lại những địa danh cổ như: TRINH TIẾT, QUÁN TÌNH, đây là những tên làng cổ, gắn với truyền thuyết dân gian đặc sắc, rất đáng lưu giữ.
2, Tại quận Hoàn Kiếm, có địa danh: BẾN ĐÔNG BỘ ĐẦU, rất nổi tiếng trong sử sách. Nơi đây, năm 1257 quân và dân ta đã đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Mấy trăm năm sau, năm 1426, cũng tại nơi này, quân ta lại đánh bại bọn xâm lược Minh lần nữa, góp phần vào chiến thắng hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Các nhà sử học đã nghiên cứu và xác định, địa danh đó nay là ở khu vực chùa Hòe Nhai, phố Hàng Than.
Một địa danh lịch sử lừng lẫy trong các chiến công giữ nước của dân tộc mà, theo tôi được biết, đến giờ CHƯA CÓ BẤT CỨ MỘT NƠI NÀO TRÊN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẶT TÊN!
Đây là một thiếu sót nghiêm trọng.
Vậy tôi đề nghị các cấp lãnh đạo Hà Nội, cùng các ông bà đại biểu HĐND hãy nhanh chóng bàn bạc và ra Nghị quyết đặt tên ĐÔNG BỘ ĐẦU cho một địa danh nào đó tại thủ đô, như một hành động ghi nhớ công lao của các thế hệ ông cha đã chiến đấu bảo vệ thủ đô, bảo vệ nước Việt.
Trân trọng.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

BƯỚC CHÂN DỪNG LẠI, CON ĐƯỜNG VẪN ĐI


Nguyen Thanh Huy



Có lẽ, lựa chọn này không phải bởi ý nguyện của sư, nhưng nó cũng là cách khả dĩ duy nhất và hài hoà cho tất cả. Điều mà mọi người được an ủi, nhẹ nhõm là khi đã nhìn thấy những hình ảnh xác tín về sự hiện diện của sư, rằng họ vẫn còn đó một đầu đà Minh Tuệ. Nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, chúng ta sẽ có một mất mát quá lớn, một tiếc nuối vô hạn và một tổn thương khó nguôi ngoai.
Đứng trước những lựa chọn, chúng ta sẽ chọn lựa cách tốt nhất; đứng trước những ngã rẽ chúng ta sẽ chọn lối đi bình an. Đó là bản năng của lí trí. Sư Minh Tuệ, dù với giới hạnh sâu dày có thể khuất phục tất cả, hay với tâm tịch tịnh vô úy trước mọi hoàn cảnh thì cũng đành phải tùy duyên mà hành trên bước đường tu còn lắm xa xăm.

THÁNG 5 NGHĨ VỘI


Sư Thích Minh Tuệ - Phải chăng Ngài đã đạt cảnh giới vô ngã?
  Trần Nhương
 
Tháng Năm bất thường mấy bận
Chỉ phút mốt… tầm thường
Thày Minh Tuệ
Làm cả nước bất thường
Những phù hoa, toà ngang dãy dọc
Những lọc lừa mị dân ngu tín
Cúng Dường, oan gia trái chủ
Nhiều sư tăng lấy Phật làm bùa
Nhiều chùa là công ty miễn thuế
Chống lưng, góp vốn kinh doanh
Sư Minh Tuệ cho ta khát vọng tự do
Lấy đức tin hành đạo
Ngài thỉnh chuông giác ngộ
Thế thôi
Chính quả giữa Đời…
Chiều 31-5-2024

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

VŨ TRỌNG PHỤNG TỪNG BỊ RA TOÀ


Tạ Thu Phong



Vũ Trọng Phụng là một cái tên đình đám trên bầu trời văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Dù chỉ “rong chơi” trên trần gian chưa đầy 30 năm, nhưng ông đã kịp để lại gia tài đồ sộ với nhưng tác phẩm kiệt xuất trên văn đàn. Tuy nhiên, ẩn sau cuộc đời ngắn ngủi của ông có những góc khuất bị thời gian phủ mờ. Một trong những chuyện mà hậu thế ít được biết đến là việc Vũ Trọng Phụng đã từng phải ra hầu tòa.

Qua những trang tư liệu xưa cũ, chúng ta cùng lật lại những lần rắc rối với pháp luật của văn sĩ được mệnh danh là “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ” này.

Ra tòa lần thứ nhất:

Vụ án văn chương “bại hoại phong hóa”

Tờ Trung Hòa Nhật Báo số 1147 ra ngày 16-1-1932 đưa tin: sáng thứ tư ngày 13-1-1932, nhà văn Vũ Trọng Phụng và ông Nguyễn Văn Thìn - chủ tờ báo Tiếng Chuông - bị ra tòa Trừng trị với tội danh “Bại hoại phong hóa”. Theo cáo trạng của nhà cầm quyền, Vũ Trọng Phụng, kế toán của nhà in Viễn Đông (IDEO -Viễn Đông ấn quán) đã viết đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) có tên “Con hay bố” đăng từ số 1 trên tập văn Tiếng Chuông. Theo quan tòa, Vũ Trọng Phụng bị kết tội viết câu chuyện loạn luân mang tính “chửi phong hóa” (phong tục và giáo hóa - outrage aux bonnes moeurs). Còn Nguyễn Văn Thìn, quản lý tờ Tiếng Chuông thì bị kết đồng tội với văn sĩ họ Vũ. Ngoài ra ông Thìn thêm tội nữa là xuất bản báo mà không xin phép.

TẠI SAO ĐÀI LOAN QUAN TRỌNG VỚI THẾ GIỚI

  Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Nguồn: Gideon Rachman, “ Why Taiwan matters to the world ,” Financial Times, 10/04/2023 Biên dịch: Nguyễn ...