Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

TƯỢNG KHỦNG, THÁP KHỦNG VÀ CƠN GIẬN CỦA NGƯỜI HNHN

Kỳ Duyên

Xã hội nào, đô thị nào cũng phải dựa vào dân mới có thể vững mạnh. Cả hai vụ việc, dựng tượng đài và chặt cây xanh, dường như chẳng cần hiểu dân nghĩ gì, mong muốn gì. Mới hiểu vì sao lòng dân nổi giận
Nếu ai có hỏi đặc điểm tâm lý người Việt thời hiện đại này là gì, người viết bài xin trả lời ngay, không đắn đo, bằng thứ ngôn ngữ dân dã, của tuổi teen- đó là tâm lý “ngáo” cái… nhất. Đến mức có thể trở thành hội chứng.
Nổi tiếng và tai tiếng
Thật ra, đã là người, ai chẳng muốn mình được nổi tiếng. Đã là một quốc gia, quốc gia nào chẳng muốn trở thành “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”? Nước Việt thời chiến tranh, đã từng làm nên tên tuổi bởi khí phách hào hùng, dấn thân trước họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập tự do dân tộc.
Thế nhưng sự khẳng định tài năng, trở thành nổi tiếng, cũng đòi hỏi rất nhiều điều kiện lẫn phẩm cách: Tư duy, năng lực hành động, sự khôn ngoan, khôn khéo trong tầm nhìn về những giá trị đích thực và hiểu biết thực tiễn của đời sống XH.
Nếu không rất có thể sẽ trở thành… tai tiếng, lố bịch. Bởi ở chính những khao khát tưởng chính đáng đó, sớm muộn gì cũng bộc lộ rất hồn nhiên sự háo danh, sự phô trương của văn hóa tiểu nông. Còn theo một nhà tâm lý XH, sự phô phang quá mức chính lại là để che đậy một tâm lý mặc cảm, tự ti, hoảng sợ trước cái mạnh, cái giỏi của thiên hạ, nhưng đầy tính sĩ diện.
Sự “nổi tiếng” kiểu tai tiếng trong thực tế, đã không thiếu. Dư luận XH vẫn chưa quên sự kiện chấn động, cách đây đã vài năm: Bánh chưng mốc, bánh dày khủng độn xốp trong ngày giỗ Tổ.
Sự thành tâm của hậu thế vô tình biến thành sự hỗn hào với các bậc liệt tổ liệt tông khiến cả XH nổi giận.
Cứ tưởng bánh chưng mốc, bánh dày khủng độn xốp đã là gương tày liếp, cảnh báo tính háo danh của người Việt. Vậy mà cách đây ít lâu, người Việt vẫn tiếp tục kiểu ngựa quen đường cũ, với kỷ lục tô phở khủng. Rút cục, bánh trương đằng bánh, thịt ôi đằng thịt. Và người Việt đi đằng… đàm tiếu của cộng đồng.
Còn trong thời hiện đại, thì  dường như những cái nhất kinh dị lại có vẻ “ngáo” người Việt hơn cả. Đó là:
Giá bất động sản thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Giá nhà ở lớn hơn gấp 05 lần so với các nước phát triển, gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Tỷ lệ trẻ em chết đuối cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Tai nạn giao thông được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Tỷ lệ nam giới hút thuốc thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. (VietNamNet, ngày 13/4/2012) v..v…
Ấn tượng trong tuần, chặt cây, 6.700 cây, văn hóa, Kỳ Duyên, Hà Nội, tượng đài
Ảnh: Dân Trí

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

NỖI ĐAU HÀ NỘI !

Anh tren mạng

Mạc Văn Trang

Những ngày đầu năm Ất Mùi (2015) Hà Nội có nhiều chuyện lùm xùm phản văn hóa, khiến người Hà Nội phản ứng dữ dội, có người gọi là “ném đá”! Nhưng đó là những chuyện liên quan đến một vài cá nhân kệch cỡm, một vài hủ tục của địa phương riêng lẻ. Riêng hai chuyện mới xảy ra, vẫn đang diễn biến, phải nói là NỖI ĐAU HÀ NỘI.

Chuyện thứ nhất, ngày 14 tháng 3 năm 2015, những người dân yêu nước đến Đài tưởng niệm các Liệt sỹ và Tượng đài Lý Thái Tổ để dâng hương hoa, tưởng nhớ anh linh 64 liệt sĩ đã hy sinh trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, thì bị một đám thanh niên quậy phá, gây sự, mắng mỏ, ghi hình, đe dọa… Đám thanh niên nam nữ ấy mặc áo đỏ, có in ngôi sao vàng ở phía trước và biểu trưng với quốc huy Việt Nam và dòng chữ “DLV” “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”ở sau lưng. Chúng giăng cờ đỏ ra cản đường người dân vào đặt hoa ở tượng đài. Trong khi những người dân đứng mặc niệm các liệt sĩ, lòng quặn đau, nước mắt rưng rưng, nhớ đến 64 chiến sĩ bám trụ trên đảo Gạc Ma bị bọn lính Trung Quốc bao vây, xả đạn, đâm lê giết chết từng người và vứt xác xuống biển, thì đám DLV kia nhảy múa, ca hát và cười cợt nhố nhăng! Bọn chúng là đám thanh niên béo tốt, phởn phơ, được học hành, là con cháu Lạc – Hồng mà sao vô tình, bạc nghĩa, nhẫn tâm đến thế trước anh linh các bậc cha chú đã hy sinh vì Tổ quốc? Sao chúng có thể nhạo báng truyền thống yêu nước, tôn thờ các anh hùng liệt sĩ của dân tộc!? Những người cha mẹ nào ở Thủ đô đã sản sinh ra đám con cháu lạc loài như vậy, có đau lòng không?

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

NGƯỜI HÀ NỘI CÓ CẦN "CÂY ĐỒNG PHỤC" ?

Hoàng Hường

    cây xanh, Hà Nội, chặt cây, môi trường, văn hóa cây xanh, Hà Nội, chặt cây, môi trường, văn hóa 
     cây xanh, Hà Nội, chặt cây, môi trường, văn hóa cây xanh, Hà Nội, chặt cây, môi trường, văn hóa

    “Hà Nội cần cây xanh, cần thêm cây xanh, và cần nhiều loại cây xanh. Chúng tôi không cần "cây đồng phục". Cây đã đứng đó vì bạn, bao năm nay. Đã đến lúc bạn, chúng ta, lên tiếng vì cây."
    Khi trên trang sách giáo khoa xuất hiện câu chuyện về một chàng Thánh Gióng lạ so với truyền thuyết, thì lập tức, đã vấp ngay phải sự phản ứng của xã hội, dù ai cũng biết Thánh Gióng là một nhân vật hư cấu, mang giá trị biểu tượng tinh thần. Và (về lý thuyết) đã là hư cấu thì ai cũng có quyền để trí tưởng tượng của mình bay bổng. Nhà văn Nguyễn Đình Thi có lẽ sẽ không thể ngờ Thánh Gióng do ông biên tác lại bị phản ứng vì ‘đụng đến hồn cốt dân tộc’ ‘đụng đến giá trị tinh thần’ đất nước.v.v…

    GẦN 7000 NGÀN CÂY XANH BỊ HẠ SÁT


    Thư ký thời đại


    Hà Nội bảy ngàn cây xanh(làm tròn số)
    Đã, đang lên thớt biến thành củi khô
    Bởi Ban tuyên giáo Thủ đô
    Nói chặt là chặt không chờ hỏi dân
    Làm việc theo kiểu bất cần
    Các bác cũng chẳng coi dân là gì
    Dự án là cứ thực thi
    Vì hàng chục tỷ dự chi cả rồi
    Chỉ khổ dân Thủ đô thôi
    Mùa hè: nước thiếu, nắng nôi cháy người
    Khí thải lại tăng gấp mười
    Cây xanh chết đứng chết ngồi còn đâu?
    Hít khí thải đến nhức đầu
    Già cả, ốm yếu đi đâu bây giờ?
    Rất buồn vì Thủ đô to
    Chả lẽ dân cứ tự lo lấy mình
    Nghĩ đến mùa hè thấy kinh
    Nắng, điện,  nước  thiếu dân mình sống sao?
    Rất mong các bác cấp cao
    Rủ lòng thương đến đồng bào Thủ đô.

    18/03/2015

    Thư ký thời đại

    HÀNH ĐỘNG RẤT ĐÁNG BUỒN !


    Xuân Dương

    (GDVN) - Lễ dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ Gạc Ma đã bị một số thanh niên mặc áo đỏ in sao vàng mang theo cờ búa liềm tự xưng là dư luận viên ngăn cản.

    Ngày 14/3/2015, kỷ niệm 27 năm lính Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ công binh hải quân nhân dân của chúng ta, chiếm đoạt đá Gạc Ma.
    Một số người dân Thủ đô Hà Nội đã tập trung trước khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) để dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trong trận chiến không cân sức chống giặc ngoại xâm ngày 14/3/1988. Trong trận chiến này, 64 chiến sĩ công binh hải quân đã anh dũng hy sinh bảo về biển đảo thân yêu của tổ quốc.
    Không khó để tìm thấy các hình ảnh dã man của binh lính Trung Quốc khi chúng nã pháo vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam tay không kết vòng tròn bảo vệ lá cờ tổ quốc trên đá Gạc Ma.
    Hoạt động tưởng niệm này đã bị một số thanh niên mặc áo đỏ in sao vàng, mang theo cờ búa liềm ngăn cản. Nhóm thanh niên này tự xưng là “dư luận viên”, trên áo của họ có logo với dòng chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”?
    Sự kiện này ngay lập tức được báo chí nước ngoài đăng tải với những bình luận không chính xác, thiếu khách quan như đổ lỗi cho cơ quan chức năng của chúng ta đứng sau nhóm thanh niên này.
    Để làm rõ vấn đề, Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã có ý kiến trao đổi cùng báo chí. Theo tướng Chung “Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước...”, “nhóm người trên không thuộc quản lý của Công an thành phố và Ban tuyên giáo”.  [1]
    Những kẻ tự xưng là “dư luận viên” còn trưng cả logo tự tạo trên áo. Ảnh Internet

    Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

    THƯ NGỎ ÔNG TRẦN ĐĂNG TUẤN GỬI CHỦ TỊCH UBND TP. HÀ NỘI


     Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
     Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

    Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ Đô mà trong cả nước.
     Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt bất cứ cây nào. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như:
     - Cây nguy hiểm,bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn
     - Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống.
     - Do phải mở đường để đảm bảo giao thông
     thì chắc không ai có ý kiến khác.
     Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.
     Tôi xin kiến nghị Ông Chủ tịch:
     Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?

    CÔNG AN HÀ NỘI XÁC MINH...

    Công an Hà Nội xác minh nhóm người ngăn người dân đặt hoa tại đài Quyết tử
    Dân trí Trước thông tin, nhóm người mặc áo in chữ “DLV” ngăn cản người dân đặt hoa tại tượng đài Quyết tử (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra ngày 14/3, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an Hà Nội - khẳng định nhóm người này không thuộc quản lý của công an và Ban Tuyên giáo.
    Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (đứng)
    Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (đứng) làm rõ những thông tin dư luận băn khoăn

    Ngày 17/3, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội và ông Phan Đăng Long - Phó Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy đã làm rõ những thông tin liên quan đến một nhóm người mặc áo đỏ có in dòng chữ “DLV” ngăn cản người dân đặt hoa tại tượng đài Quyết tử và Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 14/3.

    CÓ MỘT THÀY GIÁO DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM


    BÀI CA CUỘC ĐỜI


     -Hoàng Gia Cương-

    Tôi thường nghĩ cuộc đời như rặng núi
    Biết bao đèo bao dốc chúng ta qua
    Từ tinh mơ cho tới lúc chiều tà
    Ta đi giữa ngàn hoa và gai sắc!

    Con đường ấy bắt đầu từ tiếng khóc
    Trong hân hoan, đau đớn của người thân
    Dù người thường hay các bậc vĩ nhân
    Đều tập tễnh bò lê, đều ngã vấp.

    Dù đường rộng thênh thang, thẳng tắp
    Dù cheo leo, nhọn sắc, lầy trơn
    Mỗi con đường đều có chút hương thơm
    Có vui sướng, có oán hờn, cay đắng...

    BÌNH LUẬN VỀ VIỆC XỬ LÝ KỈ LUẬT VỤ NỮ SINH BỊ ĐÁNH HỘI ĐỒNG Ở TRÀ VINH


    Mạc Văn Trang



    Trong bài viết “Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh – nên nhìn nhận, xử lý thế nào?” (Xem tại đây: http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/03/gs-mac-van-trang-len-tieng-ve-vu-nu.html). Trong đó tôi đưa ra cách xử lý xuất phát từ quan điểm và kinh nghiệm thuần túy về giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh (HS), chưa đề cập đến khía cạnh pháp lý của vấn đề. Nay chính quyền đã có quyết định xử lý vụ việc này, được đưa tin rộng rãi. Ta nên bàn luận để cùng rút ra những kinh nghiệm có ích. 
    Theo“(ĐSPL)(http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/vu-nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-da-co-ket-luan-xu-phat-a87553.html)
    “Liên quan đến vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng bằng ghế ở trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Trà Vinh), theo tin tức trên báo Thanh Niên, ngày 16/3, ông Nguyễn Thành Nguyện, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh đã công bố hình thức kỷ luật đối với nhómhọc sinh đánh hội đồng bạn bằng ghế xảy ra tại Trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Trà Vinh); đồng thời cũng đưa ra hình thức kỷ luật đối với ban giám hiệu và các giáo viên liên quan đến vụ việc trên.
    Theo đó, 9 học sinh tham gia đánh em N.T.H.Ph. bị kỷ luật như sau: Trần Kim A., học lớp 7/5, bị khiển trách; Trần Ngọc Anh Th., học lớp 7/5, bị cảnh cáo; Trần Hồng G., học lớp 7/5, bị cảnh cáo; Kim Thảo Nh., học lớp 7/5, bị cảnh cáo; Cam Kim T., học lớp 7/5, bị cảnh cáo; Lâm Chí Nh., học lớp 7/13, bị cảnh cáo; Dương Thúy V. (lớp trưởng lớp 7/5) bị buộc thôi học 1 tuần; Nguyễn Thùy D. (quay clip) lớp 7/4, buộc thôi học 1 tuần; Lâm Trần Bình Tr., học lớp 7/4 (ném chồng ghế về phía P.), bị buộc thôi học 1 tuần”.

    Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

    Ý TƯỞNG VUI NGÀY XUÂN

    Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi

            Năm Ất Mùi – 2015, được xem là năm bản lề cho sự chuyển động lớn về các mối quan hệ Đông – Tây. Nhân đây, qua bài ca dao Thằng Bờm, tôi xin có đôi lời bình giải về cái cười bí ẩn của Bờm – một tên gọi nôm na rất Việt Nam trước “nắm xôi”, kết cục trò chơi đầy trí tuệ với Phú Ông, tên gọi theo chữ Hán - Tung Quốc, qua góc nhìn Kinh Dịch.
              Tiếng cả “cười” của anh Bờm dân gian mang kết thúc có hậu, như một truyền chú của tổ tiên, có thể là một gợi ý thú vị cho cuộc đấu tranh nhằm giữ vững quyền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. ĐTK


     “THẰNG BỜM” 
    QUA GÓC NHÌN KINH DỊCH

    Thằng Bờm có cái quạt mo
    Phú Ông xin đổi ba bò chin trâu
    Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
    Phú Ông xin đổi ao sâu cá mè
    Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
    Phú Ông xin đổi ba bè gỗ lim
    Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
    Phú Ông xin đổi con chim đồi mồi
    Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
    Phú Ông xin đổi hòn xôi, Bờm cười.

    BÀI THƠ "VỪA ĐỦ" CỦA TRẦN NHƯƠNG ĐƯỢC DỊCH RA HÁN VĂN


    Hôm nay tôi nhận được bản dịch bài thơ Vừa đủ qua Hán ngữ do bác Nguyễn Chân, cựu bộ trưởng Bộ Mỏ và Than thời kì 1981-1986 dịch. Qua thư bác cho biết do vào mạng thấy bài thơ này nên thông báo để các bạn bè trong nhóm nghiên cứu văn hóa phương Đông dịch ra nhiều thứ tiếng. Thật xúc động và thật vui, không ngờ bài thơ của tôi đã được các bác dịch và phổ biến. Tôi xin cám ơn các dich giả.TN



                                                                                  
     陳

    使
     

    時出

    村居

                                                

                                                  

    KHÚC KHÍCH CỦA THƯ KÍ THỜI ĐẠI


    Dựa theo bài trên VNN>VN

    Phát ngôn&Hành động: Tượng đài, đường cong và triết lý giáo dục
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/36938/phat-ngon-hanh-dong--tuong-dai--duong-cong-va-triet-ly-giao-duc.html

    Quảng Nam  xây tượng ghi công
    Nếu mẹ Thứ biết chắc không đồng tình
    Bởi khoản tiền xin phát sinh
    Hơn ba trăm tỷ thấy kinh, sợ rồi
    Mẹ thương “các mẹ đương thời”
    Nhà sắp sập đổ ngủ ngồi bụi tre
    Mẹ can cấp trên đừng “Phê”(duyệt)
    Số tiền xin đó đưa về giúp dân
    Nhiều mẹ đang sống cơ bần…
    Tượng mẹ tốn quá thì dân mất nhờ
    Tại sao địa phương bây giờ???
    Mắc bệnh vô cảm hay là kiếm ăn???
    Xin nhiều còn để “vi phân”
    Tích phân… thành đại được phần tiền to
    Phát biểu dõng rạc tỉnh bơ
    Thích tiền là chính tồn thờ gì đâu???

    Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

    CHA TÔI - HỌA SỸ TRẦN DUY


    KTS Trần Yên Nguyên


    Cha tôi không còn nữa.
    Ông đã từ trần hồi 22 giờ 30 ngày 14-3 năm 2014. Sinh thời bố tôi không thích nói không hay về người khác và càng chẳng bao giờ thích tự nói hay về mình. Chẳng biết ở thế giới bên kia bố tôi có giận không khi tôi kể cho bạn đọc nghe chuyện về ông.

    Họa sĩ Trần Duy – Quê hương – Dòng tộc:

    Họa sĩ Trần Duy – tên thật là Trần Quang Tăng – sinh 20/6/1920 Tại Thành phố Huế.
    ·     Tiểu học: Khi bố tôi còn nhỏ do ông nội thuyên chuyển việc làm ở nhiều nơi nên bố tôi cũng đi theo ông nội học tiểu học ở nhiều trường khác nhau.
    ·     Trung học bố tôi học ở Trường Khải Định nay là trường Quốc học Huế.
    ·     1940 Học Trường Mỹ Thuật Đông Dương.
    ·     1941 – 1944 Tham gia hoạt động Việt Minh trong tổng hội sinh viên.
    ·     1945 Tham gia CM tháng 8 - cướp chính quyền ở Huế.
    ·     1946 - 1947 : Phụ trách trinh sát và tuyên truyền ở khu chợ Đồng Xuân - Hà Nội – Là đảng viên Đảng dân chủ - Tham gia Đội quyết tử quân đánh trường bay Gia Lâm.
    ·     1947 - 1949: Sau khi tham gia chiến dịch sông lô chuyển về làm Phó phòng địch vận khu X dưới quyền Ông Song Hào. Sau về làm ở báo Vui sống  - Cục Quân Y
    ·     1956 – 1957 : Tham gia phong trào Nhân Văn- Giai Phẩm. Làm thư ký tòa soạn báo Nhân Văn, sau đó bị kỷ luật đình chỉ công tác.
    ·     1960 - 1963: Ông về làm tại Công Ty Mỹ Thuật Hà Nội.
    ·     1964 đến 2014 : Họa sĩ Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam
    Với bố tôi, quê hương mơ hồ lắm vì bố đâu có một ngày được sống ở quê hương. Dòng họ Trần Quang quê gốc làng Xuân Yên, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tổ thứ 4 là ngài Trần Quang Khương rời quê ra Huế nhận chức vệ úy dưới quyền Đô thống chế Tả dinh Lê Văn Duyệt ( Thời vua Gia Long) . Kể từ đó chi chánh họ Trần Quang định cư ở Huế.