Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

TẠ TRÍ HẢI - NGHỆ SĨ CỦA ĐƯỜNG PHỐ


Trần Vũ Long


Ông là một người con của Hà Nội, một nghệ sĩ đường phố, không gia đình, không nhà cửa, sống cuộc đời nay đây mai đó cùng với những cây đàn. Cuộc đời ông đã phải trả nhiều giá đắt khi cố sống là một người trung thực, đấu tranh với cái xấu và cái ác. Thật cay đắng, nhưng suốt đời ông không tự đánh mất mình. Ông chính là một sứ giả của âm nhạc bởi đã đem lại niềm tin yêu vào cuộc sống vào con người cho tất cả những ai đã từng nghe ông chơi đàn theo cách giản dị và chân thật nhất. Ông đã làm nên một nét văn hoá của Hà Nội.

Có nhiều khi tự hỏi, mình có yêu thành phố này không. Đầy hoài nghi. Tại sao lại thế. Tôi đã sinh ra và lớn lên ở thành phố này, lẽ ra phải luôn yêu thương và gắn bó với nó chứ nhỉ. Nơi đó là tuổi thơ. Nơi đó là kỉ niệm buồn vui, là thăng trầm của cuộc đời mình. Ấy vậy mà nhiều lúc tôi muốn chạy trốn khỏi nó. Hà Nội ơi, thật có lỗi lắm thay nhưng đó là sự thật. Tôi muốn chạy trốn khỏi những ồn ào, xô bồ. Tôi muốn chạy trốn khỏi khói bụi. Tôi muốn chạy trốn khỏi sự nhếch nhác của phố phường. Tôi muốn chạy trốn khỏi những đổi thay kệch cỡm. Tôi muốn chạy trốn khỏi những khuôn mặt vô cảm, những ngôn từ hợm hĩnh, những thói đạo đức giả… Đó là những điều mà mỗi ngày tôi lại càng phải chứng kiến nhiều hơn trong thành phố của mình. Người ta đã đặt lên vai Hà Nội của tôi quá nhiều trọng trách, và làm biến đổi nó bằng mọi cách. Hà Nội của tôi mấy chục năm về trước đâu có thế. Tôi nhớ. Nhớ lắm… Những lúc như thế, tôi lại tìm đến một con người. Ông là một người con của Hà Nội. Một người không gia đình, không nhà cửa. Lâu nay rất nhiều người dân Hà Nội đã quá quen thuộc với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, đội chiếc mũ kiểu cao bồi, ngồi kéo đàn violon bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Người ta gọi ông bằng cái tên dân giã và đầy trìu mến Nghệ sĩ đường phố.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6


Kinh Phu Tử (Đài Loan)

26. Thượng Quan Vân Châu vào ra Trung Nam Hải


*
Mùa Hè năm 1966, Mao từ miền Nam về Bắc Kinh, ông ta đưa Thượng Quan Vân Châu vào Trung Nam Hải, ở ngay trong biệt thự Phong Trạch Viên.
Vân Châu trở thành người của tổ phục vụ đời sống với danh nghiã bác sĩ mát-xa đến từ Thượng Hải. Chỉ có Trương Dục Phượng biết rõ Vân Châu là ai.
Mao cần những người phụ nữ đẹp và khéo léo nhằm giải tỏa sưc ép thần kinh, giải tỏa chứng tự kỉ ám thị. Những năm gần đây Mao lúc nào cũng cảm thấy nguy hiểm mai phục chung quanh, đe dọa cuộc sống, có đủ loại âm mưu đang dò xét, nhìn trộm, âm mưu đối với ông ta.. Đấu đá trong Đảng là chuyện không tránh khỏi. Không còn con đường trung dung.
Đàn bà, trời phú cho Mao sự an ủi lớn nhất ở thế gian này. Mao thưởng thức làn da trắng như tuyết của Vân Châu, càng đáng yêu hơn là tình cảm nồng nàn của cô. Nhưng Mao chỉ còn lại những năm tháng ít ỏi, năng lực tình dục không còn hùng hậu như xưa. Tình dục của Mao có lúc chỉ còn lại ở sự ôm ấp hôn hít tấm thân phụ nữ, để phụ nữ cẩn thận ngồi lên lòng, mặc cho đôi bàn tay sờ mó nắn bóp. Miệng lưỡi và đôi tay làm cho Mao thỏa mãn một thứ tình dục, nhưng lại không làm cho người phụ nữ được thỏa mãn. Người phụ nữ ngổi trong lòng Mao cố nở nụ cười gượng gạo, cùng Mao chơi một trò chơi. Họ diễn lại bi kịch của người phụ nữ hậu cung mấy nghìn năm trước.