Từ Hòn Gai, qua Khe Tù, xe chúng tôi chạy dài theo những cánh rừng đậm nhạt, tời Tiên Yên. Cơm trưa. Không quên ăn miếng bánh “Gật Gù” đặc sản “hiếm” của dân núi Đông Bắc.
Vào đến Móng Cái. Tôi cố tìm lại cái thị trấn cũ mình đã từng ghé qua năm 1962. Nó là một phố nhỏ, nằm thẳng đuột như lòng ống. Khác gì ruột ngựa. Đâu còn? Tới Mũi Ngọc rồi ta ngự lại Sa Vĩ, cái đuôi cát. Nghe sóng hát và đón ánh mặt trời sớm…
Nguyễn Xuân Thủy và một số nhà văn trẻ cùng Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Năng Trọng và một số bác sĩ giáo sư nữa. Cứ vung vinh ngồi trên xe như băng trên bãi sa mạc nào đó để qua được Cổ Rồng – Cồn Mang. Táp vào bãi cát vàng xuộm.
Sóng Sa Vĩ chờm mép cát và rừng phi lao, chạy lượn theo vòng cung lớn.
Trọn đêm. Nghe sóng địa đầu. Thổn thức chờ tàu ra đảo.
Đảo Trần hay còn gọi đảo “Chằn”. Hiên ngang giữa trùng khơi đang chuẩn bị vào xuân.
Gió hơi xe lạnh. Cái lạnh đầu mùa dễ nhớ…kia rồi! Cột cờ trên núi cao 188m, phải cuốc bộ leo vài trăm bậc mới lên được. Chúng tôi tổ chức thượng cờ ở đó.
Từ Hòn Gai, qua Khe Tù, xe chúng tôi chạy dài theo những cánh rừng đậm nhạt, tời Tiên Yên. Cơm trưa. Không quên ăn miếng bánh “Gật Gù” đặc sản “hiếm” của dân núi Đông Bắc.
Vào đến Móng Cái. Tôi cố tìm lại cái thị trấn cũ mình đã từng ghé qua năm 1962. Nó là một phố nhỏ, nằm thẳng đuột như lòng ống. Khác gì ruột ngựa. Đâu còn? Tới Mũi Ngọc rồi ta ngự lại Sa Vĩ, cái đuôi cát. Nghe sóng hát và đón ánh mặt trời sớm…
Nguyễn Xuân Thủy và một số nhà văn trẻ cùng Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Năng Trọng và một số bác sĩ giáo sư nữa. Cứ vung vinh ngồi trên xe như băng trên bãi sa mạc nào đó để qua được Cổ Rồng – Cồn Mang. Táp vào bãi cát vàng xuộm.
Sóng Sa Vĩ chờm mép cát và rừng phi lao, chạy lượn theo vòng cung lớn.
Trọn đêm. Nghe sóng địa đầu. Thổn thức chờ tàu ra đảo.
Đảo Trần hay còn gọi đảo “Chằn”. Hiên ngang giữa trùng khơi đang chuẩn bị vào xuân.
Gió hơi xe lạnh. Cái lạnh đầu mùa dễ nhớ…kia rồi! Cột cờ trên núi cao 188m, phải cuốc bộ leo vài trăm bậc mới lên được. Chúng tôi tổ chức thượng cờ ở đó.
Đón đoàn ra đảo. Người đầu tiên bắt tay tôi Đồn trưởng Phạm Hồng Thái. Sau đến trưởng thôn Nguyễn Thị Cảnh. Gặp họ tôi đã thấy sóng gió địa đầu tổ quốc đang táp vào mỗi con người.
Cô Cảnh nói liền. Thôn em có mười ba gia đình năm tư khẩu. Đời sống khó khăn, như sóng đánh vỡ bè một nhà đã bỏ chạy… Tôi nhìn ra biển thấy những con sóng lấp lờ. Liên tưởng tới câu của Cảnh.
Đảo Trần. Hòn Đảo 4,2km2 nhỏ hơn diện tích hồ tây Hà Nội.Ở đây chỉ có sóng gió, không có tiếng chim sâm cầm chiều thu và chưa bào giờ được nghe tiếng hát du xuân trên mặt nước. Bù đắp lại sự thiệt thòi đó. Hôm nay các cháu được ôm chiếc chăn ấm, ăn miếng bánh phố cổ Hà Thành do anh Nguyễn Đình Khuyến-Phó chủ tịch quận Tây Hồ cùng Xuân Cường nơi “làng lúa, làng hoa” mang ra.
Đảo Trần được mệnh danh là “Hoàng Sa” nơi biển Bắc, cách đất hàng xóm chín hải lý. Con mắt biển khơi (vọng Hải Đài) Tổ Quốc. Nó khác với đảo Ngọc Vừng (Tĩnh Hải) vùng biển lặng. Vùng biển lặng tổ tiên ta cũng đã đặt những khẩu súng cổ lỗ trên núi Ngọc, gọi là núi súng. Thì Đảo Trần chỉ cách nhà “hàng xóm” chín hải lý. Sóng nước người cứ muốn trùm sóng nước mình. Chắc chắn nơi đó, một hạt cát cũng thấm máu ông bà mới giữ được đảo đến hôm nay.
Đảo Trần trước thuộc đảo Thanh Lân từ quần đảo Cô Tô tách ra. Sau Cô Tô thành huyện đảo, do anh Chim Chím làm Bí thư. Thanh Lân từ chữ “xín lần xáng” mà ra. “Lân”là rừng. Anh Tàu đặt cái tên đó, khi chạy loạn sang ăn nhờ ở đợ nước Việt.
Trước mặt đảo Trần có hòn “Trần Con” toàn đá to, đá nhỏ, lởm chởm răng hà như hàm sói. Nơi không cây, không đất. Tàu bè neo đậu. Hòn “Trần Con” là nơi cung cấp nguồn hải sản nuôi chiến sĩ đồn biên và tổ coi đèn biển. Chiều hôm trước đoàn ra đảo. Hơn ba mươi chiến sĩ chèo xuồng ra ngâm mình dưới nước đánh hà, mò ốc, bắt ghẹ, đánh cá, lo bữa cơm trưa hôm sau cho cả thôn đón khách đất liền.
Xa hơn là hòn Nhọn nhấp nho sóng lượn. Dân Cô Tô sang đó cắm chốt giữ đảo từ bao giờ. Ai biết.
Cũng như đảo Ngọc, có giếng Ngọc. Đảo Quang Lạn có giếng Hệu. Đảo Trần có giếng cổ. Nước giếng đảo hầu hết ngọt và thơm. Đã có câu ca.
“Khi đi tóc mới ngang vai. Khi về tắm nước giếng Hệuđã dài ngang lưng”
Giếng đảo Trần, nhỏ hơn giếng Hệu làm sao đủ nước cung cấp cho dân, cho chiến sĩ giữ đảo. Điện chưa có. Nước không. Chiến sĩ thay nhau vào Sa Vĩ tắm giặt rồi chuyển nước ra cho dân.
Mười hai gia đình với năm tư khẩu. Có chín cháu học liên thông từ vỡ lòng đến lớp bốn do cô Minh dạy. Cô Minh quê ở Sơn La . Giọng cô đã truyền cảm chữ nghĩa cho học sinh bên đảo Thanh Lân. Đảo Trần chưa có ai chịu đứng chân dậy các cháu. Cô nghĩ mình như thân hoa lau trắng chịu đứng chân ở đảo. Sang đấy dậy cho các em. Chín em chia thành mấy lớp. Hai em học lên lớp 5, chiến sĩ đồn biên dành dụm tiền lương “nâng bước các em tới trường” trong Móng Cái. Còn một em nhà nghèo quá. Đồn biên đưa về ở với chiến sĩ.
Nhà cô trưởng thôn mới dựng. Mái che chưa đủ, đêm mưa dột, ôm quần áo chạy… anh em đồn Biên lại tới mà đâu chỉ có nhà trưởng thôn. Nhà ai khó khăn chiến sĩ đều có mặt.
Đứa trẻ đang học bị ốm. Cô Minh réo điện thoại cho bà thôn trưởng, mọi người chạy đến cõng em về đồn, lo chuyến tàu chở gấp vào viện Móng Cái.
Chuyện đảo nhiều quá. Chuyện nào cũng động lòng, động cảm. Nghe chuyện chưa hết, nhân dân cùng đoàn đã leo tới cột cờ.
Chúng tôi thượng cờ vào lúc 10h30 sáng, khi cơn mưa rào vừa “ngắt” nắng vàng rực rỡ. Cái nắng sau mưa làm cờ tươi hơn, biển xanh hơn. Gió thổi nhẹ hơn. Tôi là người đầu tiên được ký vào cờ sau đó chừng hơn ba mươi chữ ký nữa. Mùi mực thơm hòa trong nắng bay lên…cảm giác lúc đó sung sướng tự hào sao.
Ngước nhìn cờ đảo Trần. Không khỏi nhớ tới cột cờ Lũng Cú. Trước kia cột bằng cây Sa mu do Lý Xè Páo cùng dân Xéo Lủng dựng lên. Giờ cột cờ cao to, cờ rộng 54m. Hôm thượng cờ thứ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Đình Bin cùng ông Triệu Đức Thanh lúc đó là Chủ tịch tỉnh Hà Giang đã kéo lá cờ Tổ Quốc để khẳng định chủ quyền nước Việt.
Cờ Đảo Trần được Nguyễn Khánh Toàn. Người con biển đảo, ở trấn ngoài đảo Quang Lạn. Anh tìm đến số nhà 67B – Hàng Trống. Địa chỉ quen thuộc người may cờ Tổ quốc. Tự tay Toàn chọn vải, lựa từng cuộn chỉ, yêu cầu bà chủ may tay thật kỹ lưỡng. Anh muốn gửi tình cảm của mình, của đồng bào quê anh vào từng đường kim mũi chỉ may cờ.
Quân dân nhìn cờ khóc. Lâu lắm dân mới được “Thượng Cờ”. Cờ là tiếng nói của dân tộc. Khẳng định cột mốc biển đảo nước non. Cờ ta hiên ngang như một chiến sĩ, dáng đứng dân tộc Việt. Mọi người đều hiểu “Thượng Cờ” là việc làm hiển linh của đất nước. Dễ mấy ai được hưởng vinh dự này, hồn thiêng sông núi bay lên giữa biển biếc, trời xanh. Nguyễn Khánh Toàn nâng đuôi cờ , tung mạnh lên không trung. Đuôi cờ gặp gió cứ cuộn theo nhịp điệu khúc hát “Tiến Quân Ca” của Văn Cao. Còn Phạm Hồng Thái Đồn trưởng gò lưng lấy hết sức người biển đảo tời cờ lên đỉnh cột.
Cờ gặp gió bay phất phới giữa trời xanh, biển xanh, núi xanh, giữa tiếng reo hò của quân dân đảo Trần.
Qủa thật Đảo Trần đã đẹp. Nay có cờ ta càng đẹp hơn. Ông bà giao cho ta một giang sơn, muôn vẻ núi non hùng vĩ. Con người cũng phải lớn theo, trưởng thành hơn để giữ vẻ đẹp giang sơn tổ quốc.
Khi tung cờ hồng. Nguyễn Khánh Toàn hướng về mặt Sa Vĩ, mong cho cờ mình luôn hướng về đất liền. Trong ấy có đồng bào, những người ruột thịt của anh đang sống lúc nào cũng “nặng lòng” với biển đảo.
Người hàng xóm nhìn qua máy quét thấy cờ nước Việt. Ngọn cờ nhuộm máu hơn mười lần thắng giặc phương Bắc. Thời hiện đại họ thắng Pháp, thắng Mỹ chỉ bằng chí khí và văn hóa Việt. Thắng giặc rồi lại sống hòa hiếu với nhau. Chẳng bao giờ gây thù chuốc oán.
Nguyễn Khánh Toàn ôm lấy nhà văn Nguyễn Xuân Thủy một người từ biển đảo lớn lên, một người tắm lửa đảo Trường Sa, tư cách một chiến sĩ, vững tay súng, tay bút. Anh nói “lúc tung cờ tôi nghe thấy tiếng gió hú gọi hồn Tổ Quốc”.
Biển đảo nước non kỳ lạ. Tiếng súng bắn máy bay Mỹ của cô gái Bạch Long Vĩ, đến “con cua đá” đảo Cồn Cỏ cũng góp phần đánh giặc.
Vùng cực Nam Trung Bộ luôn sống trong tâm tưởng câu thơ “Ngựa gõ móng suốt đêm dài ta đứng gác”. Nhớ mũi Chân Mây có thể thẳng tàu ra Hoàng Sa. Hai nhóm đảo ngầm. Ân Vĩnh – Nguyệt Thiềm che chắn cho Vũng Thùng. Nơi ấy nhiều vịnh vụng, đầm bầu. Vân Phong. Đảo Hòn Nhọn. Cù Lao Chàm. Cù Lao Ré. Xa nữa là Trường Sa hòn chìm hòn nổi, hòn đảo Tù gọi hồn Tổ Quốc. Sâu hơn ta gặp Côn Đảo cụ Tuân gọi “Hòn đảo của những người yêu nước”. Vào cực Nam gặp hòn Phú Quốc và biết bao đảo có tên, không tên đều là linh hồn nước Việt.
Toàn nói to hơn “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi” (Nam Hà). Cảm xúc ấy, đã giúp Thủy ở lại đảo Trần mấy hôm nữa, để dạo hết núi non, đầm lạch. Cô trưởng thôn nói: “Ngày dân mới đến chỉ có đá hoang, cỏ dại. Mười hai năm có dân, đảo thêm ổi chín, đào nở. Có cả mấy gốc cây chanh bắt đầu có quả”.
Tôi ngồi ăn quả sim cuối mùa do chiến sĩ “Dương râu” của Toàn đã trèo non, lận núi vặt được. Có lẽ đất đảo đã vặn mình nuôi sim chín. Nắng gió biển làm sim thơm hơn, ngọt hơn, cành đào “xuân” hơn nụ hơn. Tôi cắn quả sim, mùi vị lạ thường lòng cảm thấy hối hận. Tôi nghĩ lẽ ra quả sim cuối mùa, đảo đá “vặn mình” nuôi nấng. Người “thưởng” nó phải là cô Cảnh hay chiến sĩ đảo đá. Bởi họ là những “người anh hùng”, là cái áo giáp nơi biển Bắc.
Biết tôi nghĩ gì. Cô trưởng thôn nói “Em cùng chồng (anh Hiền) cõng thằng con ra Đảo. Trong túi vẻn vẹn mấy đồng tiền “còm” bao tải quần áo. Bước chân xuống tàu nước mắt như mưa”. Làm người đã là khó. Làm cán bộ còn khó hơn nhiều, mình không đi, ai đi??? Cán bộ phải gương mẫu. Nói và làm đi cùng một lối. Đâu “nói một đằng làm một nẻo”. Thằng thứ hai sinh ở đảo thiếu thốn trăm bề. Nhưng mở mắt đã thấy đèn biển nhấp nhóa sáng. Trên núi 203m, chiến sĩ Phạm Công Hùng người Hải Phòng trông nom đèn biển. một năm về phép một lần. Một ngày ba lần leo cột đèn thay dầu.
Hùng đã đèo tôi hai lần vượt dốc để lên cột đèn gặp anh trạm trưởng trạm Hải Đăng. Anh tâm sự “Tôi làm đơn xin đất đưa vợ con ra đảo lập nghiệp. Tôi đâu đi tìm sự giàu có, kê cao đầu, đắp chăn ấm nằm ngủ. Ra đây là chấp nhận hy sinh. Đảo rất cần tăng thêm dân số “Mỗi người dân là cột mốc sống trên đảo”. Nghe trạm trưởng nói vậy. Cô Cảnh đùa “Nhà em có ba tay súng, tay em có mái chèo nụ. Thằng giặc nào thử bước lên đảo xem. Đừng đùa với dân đảo Trần”.
Lúc nãy tôi cúi mình trước cờ Tổ quốc. Giờ cúi mình trước dân đảo đá. Mới thấy hết cảm giác lúc mình ở trong đất liền, khác gì “chú Cuội nằm dưới gốc đa”. Hiểu gì dân đảo.
Ra đảo thấy cần một tay súng, một tay chèo, một giọng nói hảo sảng giữa biển khơi. Càng thấy cái nghĩa thâm thúy của sự toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn kinh tế, chính trị. Văn hóa của núi sông.
Phạm Dũng – Bùi Xuân Cường – Trần Thắng là lớp kỹ sư thời đổi mới. Ba anh kêu gọi mọi người xếp hàng đầu cầu cảng ngước nhìn cờ tổ quốc trước khi rời đảo. Phạm Dũng dáng hiên ngang huýt lên một tiếng sáo gió mắt hướng vào cửa sổĐồn Biên nói to: Xin chào cờ Tổ quốc, xin chào người anh em, chiến sĩ thân thích nhất của nhân dân đất liền. Chúng tôi xin tôn vinh các anh và được vinh dự làm bạn với người trên đảo.
Bãi rác, lá đỏ, bọt nước đang lùa lên bãi. Những gói vi sinh các nhà khoa học mới mang ra sẽ giúp đảo xanh hơn, nước biển sạch hơn. Xin chào Cái Chiên, Núi Miều, Núi Tụi, Vĩnh Thực.
Trên boong tàu những mái tóc được hất lên nâng cao cái nhìn tới đảo Thoi Xanh. Quần đảo Thanh Lân – Cô Tô với sự thân thương và cảm phục…
* Ảnh: Nhà văn Võ Bá Cường kí vào Quốc kì
* Chụp ảnh sau khi thượng cờ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét