Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN KHU VỰC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG HỘI

Trần Nhương






Cả ngày 16-5- 2015, tại hội trường Hội Nhà văn đã tiến hành Đại hội khu vực của cơ quan Hội. 59 nhà văn trong tổng số 84 nhà văn thuộc các cơ quan Văn phòng, NXB, Báo Văn nghệ, Hãng phim, Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, Tạp chí Thơ…đã về dự. Tay bắt mặt mừng vì đã lâu không gặp nhau. Các lão tướng Ma Văn Kháng, Hoàng Minh Châu, Mai Ngọc Thanh…cũng đến dự. Các nhà văn lão thành Vũ Tú Nam, Nguyễn Xuân Sanh…vắng mặt vì tuổi cao, sức yếu.
Chủ tịch đoàn gồm Nguyễn Trí Huân, Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng, Võ Thị Xuân Hà. Thư kí đoàn người đẹp Thành Đức Trinh Bảo và Trần Quang Quý
Đây là một đại hội khu vực ấm áp, sôi nổi và thẳng thắn nhất. Các ý kiến đóng góp liên tục từ người này đến người khác Phần được đóng góp nhiều nhất là dự thảo sửa đổi Điều lệ Hội. Nhiều ý kiến đóng góp vào Báo cáo và Dự thảo điều lệ. Về điểm d trong Chương hội viên dự thảo ĐL nêu:” Hội viên HNVVN không được tham gia các tổ chức bất hợp pháp”. Nhiều ý kiến góp ý không nên ghi vào điều lệ vì không cần xác định thêm. Hai nữa thế nào là bất hợp pháp ? Trong khi đang hội nhập quốc tế, kinh tế nhiều thành phần và Hiến pháp năm 2013 đã xác định công dân tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do cư trú…thì cần gì cụ thể thêm điều này. Có ý kiến cho rằng Điều lệ bó chặt quá…Có ý nêu Điều lệ năm 1957 thật tuyệt vời, chương III ghi như sau : “ Hội Nhà văn VN đoàn kết mọi nhà văn yêu nước và tiến bộ , không phân biệt dân tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị, xu hướng nghệ thuật”. Nhưng đó là ngày xưa mơ mộng !

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

TAI NẠN VĂN CHƯƠNG”: “VỤ 79”- "HIỆN THỰC PHẢI ĐẠO" CỦA HOÀNG NGỌC HIẾN


Lại Nguyên Ân
Về bài của Hoàng Ngọc Hiến
Đây là bài báo nổi tiếng nhất trong đời văn của Hoàng Ngọc Hiến, cũng là bài báo đem lại cho ông một tai họa vào loại nặng nề nhất.
Cần lưu ý rằng, bài báo của ông xuất hiện vào thời mà xã hội bao cấp đã phân hóa ở mức đáng kể; ngay xã hội viên chức cũng tự phân đôi: hầu hết viên chức đều ứng xử theo cách: nói năng “theo nghị quyết” ở nơi họp hành chính quy, nói năng “theo hiểu biết riêng” ở các xúc tiếp riêng tư, tin cậy. Vì thế, một mặt, bài báo của Hoàng Ngọc Hiến khiến ông bị đối xử tàn tệ trong cơ chế quan chức, trong xã hội viên chức; song, mặt khác, bài báo lại khiến ông càng được kính trọng hơn trong các giao tiếp mang tính cá nhân, dân sự, đời thường, không chỉ ở giới chuyên môn hẹp của những người nghiên cứu xã hội nhân văn, giới sáng tác văn nghệ, mà cả giới trí thức nói chung.
Đây là một tiểu luận mỹ học xuất sắc.
Tác giả đã đem thực trạng các sáng tác văn nghệ xã hội chủ nghĩa ra soi rọi dưới ánh sáng của các nguyên lý mỹ học cổ điển, chỉ ra cho người ta thấy ở văn nghệ này “sự miêu tả cái phải tồn tại lấn át sự miêu tả cái đang tồn tại”, và do vậy, “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở ta trong giai đoạn vừa qua mang khá đậm dấu ấn của cái cao cả (le sublime)”.
Theo lập luận của nhà mỹ học Hoàng Ngọc Hiến, “loại hình quan hệ lấn át của một loạt cặp phạm trù hết sức cơ bản mô tả những mâu thuẫn cốt yếu nhất thúc đẩy sự phát triển nội tại của nghệ thuật vừa được nêu lên là đặc trưng khái quát nhất của cái cao cả. Đến lúc quan hệ lấn át chuyển hóa thành quan hệ cân bằng, hài hòa thì sự vận động của nghệ thuật tiếp cận với cái đẹp như là lý tưởng”.
Một sự luận chứng đầy chất hàn lâm, cũng đầy sự trọng thị (đối với đối tượng luận bàn là văn nghệ xã hội chủ nghĩa) như vậy, vì sao lại gây nên những phản ứng mạnh mẽ của nhiều người trong giới nhà văn, nhất là nhiều người trong giới những cán bộ quản lý tư tưởng-văn hóa-văn nghệ?
Những lý do sẽ phần nào được thấy, khi ta đọc lại những bài viết của Tô Hoài, Hà Xuân Trường, Trần Độ, Phan Cự Đệ, Chế Lan Viên, Chính Hữu.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

20 TÁC GIẢ RÚT KHỎI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

c

Thoại Hiền Chi
Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2015 8:32 PM

Nhiều tên tuổi của làng viết tuyên bố không muốn tiếp tục là hội viên của Hội Nhà văn.
vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/20-tac-gia-rut-khoi-hoi-nha-van-viet-nam-3212656.html


clear1x1.gifNgày 11/5, 20 nhà văn cùng tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn Việt Nam - nơi họ là những hội viên lâu năm. Trong số này có nhiều tên tuổi của văn học trong nước từ hơn nửa thế kỷ qua như: Nguyên Ngọc (Hội viên từ năm 1957), Ý Nhi, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Đỗ Trung Quân... Một trong những lý do được nêu khiến các tên tuổi này quyết định rời bỏ Hội Nhà văn là vì thất vọng với đường hướng hoạt động của Hội hiện nay.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Thân là hai Hội viên lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam trước khi rời bỏ tổ chức này.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Thân là hai Hội viên lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam trước khi rời bỏ tổ chức này.
Trong số 20 nhà văn tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn lần này, nhiều người có tên trong danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập.
Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cho biết, cá nhân bà không có gì mâu thuẫn hay bất mãn với Ban chấp hành Hội. "Các hoạt động của Hội lâu nay không còn tạo sự hứng thú cho sáng tạo của hội viên. Vì vậy, việc hội viên không tiếp tục tham gia cũng là chuyện bình thường", bà Cúc nói.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

TIN VỪA NHẬN ĐƯỢC

Theo VV


TNc: Trước thềm Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam một số đồng nghiệp đã rút ra khỏi Hội. Vâng, đó là ý nguyện của mỗi người nhưng dù sao cũng không vui. Nhớ ĐH 8 và các ĐH trước còn tay bắt mặt mừng, nghe những tham luận tâm huyết về văn chương và thời cuộc. Xin chúc các anh chị sức khỏe và sáng tạo nhiều tác phẩm hay.

.
Bùi Minh Quốc (hội viên HNVVN từ năm 1977)


Đặng Văn Sinh

Đỗ Trung Quân (hội viên HNVVN từ năm 1987)

Hoàng Minh Tường (hội viên HNVVN từ năm 1981)

Lê Hiền Phương

Ngô Thị Kim Cúc

Nguyên Ngọc (hội viên HNVVN từ năm 1957)

Nguyễn Huệ Chi (hội viên HNVVN từ năm 1984)

Nguyễn Quang Thân (hội viên HNVVN từ 1977)

Phạm Đình Trọng

Thùy Linh

Vũ Thế Khôi

Ý Nhi




Những người đã ra Hội HNVVN trước ngày 11/5/2015:



Võ Thị Hảo

Dư Thị Hoàn

Trịnh Hoài Giang

Những người rút khỏi HNVVN cùng các hội đoàn khác (kể cả Ban Vận động VĐ ĐL VN):



Nguyễn Quang Lập

Dạ Ngân

Nguyễn Duy

Trần Kỳ Trung