Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU CÓ XÚC PHẠM HỒ CHỦ TỊCH KHÔNG?


gs Trần Đình Sử



Ông Nguyễn Trọng Bình phân tích: "Năm2016, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên trang cá nhân, GS Châu có nói rằng: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Bình tĩnh phân tích cặn kẽ từng chữ trong câu nói trên sẽ thấy không có một chi tiết nào, cơ sở nào để nói rằng GS Châu xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời của những kẻ đã cố tình “chụp mũ” cho ông. Câu nói trên chỉ có thể hiểu ở hai tầng nghĩa sau đây nếu người đọc có một sự hiểu biết ở mức trung bình:
Một, câu nói trên trước hết cho thấy quan điểm riêng của GS Ngô Bảo Châu trong vấn đề thể hiện sự tôn kính của cá nhân này với một cá nhân nào đó (mà mình thần tượng). Nói khác đi, kính trọng và nhớ ơn ai đó là một chuyện còn cách thức thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn đó ra bên ngoài là một chuyện khác. “Có yêu mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi” – ý này nếu là người có hiểu biết nhất định về tư tưởng và giáo lý nhà Phật sẽ biết con người sau khi mất đi nếu “thoát khỏi vòng luân hồi” cũng đồng nghĩa với việc được “về” với cõi “niết bàn”, hay xứ “tiên cảnh”; và chỉ có những người với phẩm hạnh cao vời - những bậc chân tu đắc đạo mới mong “về” được cõi ấy. Như thế, ý của GS Châu ở đây là nếu chúng ta cầu mong cho thần tượng mình “thoát khỏi vòng luân hồi” chính là chúng ta đang thể hiện lòng tôn kính cao nhất và thánh thiện nhất dành cho họ; còn để họ “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” nghĩa là họ mãi mãi không được “siêu thoát”, vẫn trong bể trầm luân của kiếp người.
Hai, đặt trong bối cảnh và thời điểm xuất hiện câu nói trên, cùng với sự liên tưởng với xã hội và đất nước Việt Nam hôm nay, cho phép chúng ta suy luận thêm một tầng nghĩa khác trong câu nói trên của GS Ngô Bảo Châu là: ông muốn ngầm phê phán, đả kích những kẻ nào nhân danh lợi dụng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để che đậy những việc làm tệ hại của mình; những kẻ tuy ngoài miệng nói “học tập theo Bác” nhưng thực chất là mang Bác ra làm tấm bình phong và nhất là qua đó phỉnh lừa đám đông dân chúng vốn cuồng tính và mê muội.
Tóm lại, với câu nói trên Ngô Bảo Châu hoàn toàn không có một ý nào xúc phạm mà ngược lại còn rất tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh theo góc nhìn và quan điểm của cá nhân ông trên tinh thần giáo lý nhà Phật" (Bài trên trang Viet -study của THD, xin phép ông Dũng).
.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

MƯỢN ĐỒNG DAO TRONG TẬP THƠ “CHI CHI CHÀNH CHÀNH” CỦA TÔ THI VÂN


Đỗ Tiến Bảng

Lấy tên bài thơ số 42, “Chi chi chành chành”, làm tên tập thơ thứ bảy của anh, khi vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, là một cách nhấn vào ‘thông điệp’ của tập thơ . Ấy là, tìm về cảm hứng tuổi bé thơ với trò chơi dân gian, giờ đâu còn khi các miền thôn quê đã ‘đô thị hóa’. Tìm lại ‘tuổi thơ’ bởi các thế hệ trẻ em hiện nay đang sống trong những trò chơi ảo.
Trò chơi xưa vừa chơi vừa hát, mà lời ‘ta thán’ như vận vào kiếp người… “Đổ mắm đổ muối” ra đường/ Lắt lay cơm áo gió sương kiếp người/…Bồi hồi sao đêm trăng ấy. “Sân nhà trăng náu …trăng liềm/ Bạ bè ơi ! Lặng bên thềm một ta/ Đâu rồi…tuổi nụ tuổi hoa/ Nhắm con mắt mở …ù… òa…ngón trăng”. Nhưng có lẽ, từ cái nhìn thơ trẻ này mới dễ phát hiện cái đẹp, những quy luật của tạo hóa, của nhân sinh, tồn tại.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP NĂM 1932?


Ngọc Tô


.
Tuần trước có thằng cháu ngoại đến nhà chơi, thấy tôi đang “buôn” về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Văn Ngọ, cháu liền hỏi:
- Đố ông biết Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào năm nào?
- 1930. Tôi trả lời!
Thế thì ông sai rồi, tài liệu mới nhất (2016) ghi chính xác là năm 1932. Rồi
cháu đưa ra dẫn chứng bằng tờ lịch mồng 03 tháng 02 năm 2016. Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam(1932). Thấy hay hay, dòng dưới lại ghi:
“Dối trá lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực” (Benjamin Frankmin).
Cháu bảo tôi cho mượn iphone và trong nháy mắt cháu liền cho tôi xem bách khoa toàn thư mở (google), ngoài ra còn một loạt lịch khác đều ghi ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1932), làm tôi tâm phục khẩu phục và dòng dưới còn ghi nhiều câu châm ngôn, ca dao “bất hủ” hơn như: