Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

ÁN OAN ( QUYỀN LỰC HƯỚNG THIỆN )


Đại tá CA, nhà văn Tôn Ái Nhân


... Đặc biệt, các cơ quan thi hành pháp luật phải luôn tâm niệm với quyền lực hướng thiện có trách nhiệm với số phận con người. Có thế mới giảm bớt được án oan. Nếu không, tệ tham những đang là quốc nạn như hiện nay sẽ khiến cho công lý bị đui mù, quyền lực chân chính sẽ xa rời cái thiện rơi vào cái ác. Vì án oan chính là tội ác! Mà theo luật nhân quả thì cái ác sẽ luôn tìm cách trả thù để trừng phạt những gì thực thi bằng chính nó!...


Những năm gần đây một số kỳ họp Quốc hội đã công khai đưa vấn đề án oan để chất vấn các vị Bộ trưởng ngành pháp luật một cách thẳng thắn, nghiêm túc đầy cởi mở và dân chủ để tránh những án oan, khổ đau cho người dân vô tội. Đây là việc làm đúng.
Thực ra án oan đâu chỉ riêng Việt Nam mà ngay các nước văn minh tiên tiến có bộ máy pháp luật hoàn chỉnh, lâu đời vào bậc nhất thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật...cũng đầy, thậm chí còn tử hình sai như báo chí Anh trước đây đã từng tổng kết và công bố có tới 175 vụ, nên ở Anh hiện nay cũng như hầu hết các nước Châu Âu là Anh,Pháp, Bỉ...Và có130 nước đã bỏ hình phạt này. Ngay ở Mỹ, một số bang cũng không có án tử hình.
Song, án oan ở các nước này vẫn xẩy ra. Năm 2014 báo chí New York đã đồng loạt đưa tin vụ hiếp dâm từ năm 1998 của năm công dân từ 14 đến 16 tuổi đã làm nhục một nữ nhân viên ngân hàng 28 tuổi làm chị ta mất trí nhớ. Do bị bức cung nên các thành niên này đã nhận tội và bị tống giam suốt 17 năm, nhưng rồi họ đã kêu oan. Cho mãi đến khi có kẻ ra tự thú, thì năm 2002 cơ quan công tố ManhaHan đã buộc phải điều tra lại và phủ nhận việc hãm hiếp tập thể là sai mà chỉ do một tên Matias Reys gây án. Năm bị cáo đã kiện cơ quan công tố và cảnh sát Niu York bắt oan, xử sai buộc phải tha bổng và bồi thường tới 40 triệu đô. Án oan ở Mỹ thuộc loại nhiều nhất thế giới.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

HỎI CHUYỆN GS NGUYỄN MINH THUYẾT VỀ BẦU CỬ QUỐC HỘI

Trần Nhương thực hiện




















TNc: Trang trannhuong.com là trang cá nhân làm cuộc phỏng vấn mini này, không biết GS Nguyễn Minh Thuyết có chiếu cố cho không. Tôi nghĩ trong kinh tế có nhiều thành phần thì trong truyền thông cũng vậy nên chắc Anh không "ghẻ lạnh".
Vì không thông tỏ về việc bầu cử Đại biểu Quốc hội nên "gõ cửa" đúng địa chỉ để giải thích đôi diều thắc mắc.


NMT: Anh Nhương ơi, tôi đọc free trannhuong.com bao nhiêu năm nay, có dịp cũng phải trả nghĩa chứ! Anh cứ coi đây là cuộc trò chuyện giữa hai người bạn thôi.

1- TN: Thông lệ thì Quốc hội khóa nào bầu lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội khóa ấy, sao lần này “anh cũ” bầu hộ “anh mới” ? Các Đại biểu khóa 14 tự dưng mất đi cái quyền lẽ ra mình có. Vậy so với Hiến pháp 2013 có "khác thường" gì không Anh ?
NMT: Theo thông tin của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, với báo chí thì các vị được bầu và phê chuẩn giữ các chức danh lãnh đạo lần này chỉ tiếp tục nhiệm kỳ hiện nay thôi. Đến tháng 7, Quốc hội khóa mới sẽ bầu và phê chuẩn các vị lãnh đạo nhiệm kỳ mới.


2- TN: Nếu giải thích là để tránh "hoàng hôn nhiệm kỳ" thì chả hóa mình quy cho mấy vị lãnh đạo lại đến nỗi "hoàng hôn" thế sao ?
NMT: Cụ Nguyễn Du đã bảo”Thịt da ai cũng là người” mà. Nhưng câu đó chắc là dành cho người bình thường thôi. Còn các vị lãnh đạo, dù xuất hiện thường xuyên hay ít xuất hiện trên báo chí, cũng đều đang làm việc tích cực cho đến phút có người thay thế. Nhưng nếu các vị lãnh đạo này phải giữ chức vụ đến tận cuối tháng 7 thì có nhiều vấn đề khó lắm. Chẳng hạn, nếu Thủ tướng không phải Ủy viên Bộ Chính trị thì phải thường xuyên nhận chỉ thị từ Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng là Ủy viên Bộ Chính trị?