Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

TIẾNG VIỆT KỲ DIỆU (2) (tiếp kỳ trước)

 

Nguyễn Hải HoànhTất cả Từ điển tiếng Việt - Apps on Google Play


























Nhờ có chữ Nho, dân tộc ta đã ra khỏi thời kỳ tiền sử, tiến sang thời đại văn minh có chữ viết để ghi sử sách, tiếp thu nền văn hóa Trung Hoa, tổ chức hệ thống chính quyền, xã hội... theo mô hình mới trong mấy nghìn năm.

Tuy vậy chữ Nho có nhược điểm không ghi âm được tiếng Việt, không thể dùng để nói, chỉ dùng để viết, không phản ảnh được ngôn ngữ bình dân, vả lại chỉ tầng lớp quan lại và trí thức mới biết chữ Nho. Vì vậy phạm vi sử dụng chữ Nho rất hạn hẹp.

Để sửa nhược điểm không ghi được tiếng Việt của chữ Nho, sau khi nước nhà giành độc lập, vào khoảng thế kỷ XII tổ tiên ta đã làm một thử nghiệm táo bạo về ngôn ngữ: sáng tạo chữ Nôm có yếu tố biểu âm và biểu ý, ghi được âm tiếng Việt.

Chữ Nôm mượn tự hình chữ Hán để ghi tiếng Việt, vì thế phải biết chữ Hán mới học được chữ Nôm, do đó phụ thuộc Hán ngữ và khó phổ cập. Hơn nữa các triều đại phong kiến ở ta (trừ triều đại nhà Hồ và nhà Tây Sơn) do mù quáng sùng bái chữ Hán mà coi thường và cản trở phát triển chữ Nôm, không công nhận là chữ viết chính thức, chỉ coi là chữ viết của dân thường, vì thế chữ Nôm chưa được hoàn thiện, âm đọc chưa chính xác.

Tuy vậy, do chữ Nôm thể hiện ý thức độc lập dân tộc, lại có thể thể hiện được lời ăn tiếng nói và nỗi lòng của tầng lớp bình dân, cho nên từ thế kỷ XV nhiều nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v... đã hăng hái dùng chữ Nôm sáng tác, tạo dựng được một nền văn học chữ Nôm có bản sắc dân tộc, trội hơn hẳn văn học chữ Nho, mở ra một thời đại phát triển rực rỡ nền văn minh Việt.


Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

TIẾNG VIỆT KỲ DIỆU (1)

 

Nguyễn Hải Hoành


Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. Không ít người Hán sang Việt Nam định cư, lập dòng tộc ở ta; dần dần họ đều bị người Việt đồng hóa, và đều chống lại sự xâm lược của TQ. Hiện nay một số dòng họ ở ta tự nhận có gốc TQ, như họ Hồ có thủy tổ là Hồ Hưng Dật quê Chiết Giang TQ (xem: Cổng Thông tin họ Hồ Việt Nam). Có ý kiến cho rằng những họ khoa bảng nổi tiếng giỏi chữ Hán là có gốc TQ. Dù thế nào đi nữa, dân tộc ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất với dân tộc Hán –– ngôn ngữ, trước tiên là tiếng nói, sau đó là chữ viết, như trình bày dưới đây.

Có thể nói ngôn ngữ là thế mạnh độc đáo của nòi giống Việt; không có ưu thế đó, dân tộc ta không thể nào thoát khỏi thảm họa bị Hán hóa sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Tiếng Việt tiềm ẩn những đặc điểm kỳ diệu nào đó mà chúng ta chưa thấy hết. Tiếc thay vẫn có người đơn giản cho rằng tiếng Việt có gốc tiếng Hán. Tâm lý tự ti ấy cản trở việc nghiên cứu các thành tựu ngôn ngữ của tổ tiên ta, khiến chúng ta chưa đánh giá đúng mức các thành tựu đó, dẫn đến cách dùng tiếng Việt tùy tiện cẩu thả, khác xa thái độ của tổ tiên ta đối với chữ Nho. Hãy xem người Hàn Quốc tôn sùng chữ Hangul biểu âm do họ tự sáng tạo (năm 1443) như thế nào: Nước họ có riêng một ngày hội kỷ niệm chữ Hangul. Chữ Quốc ngữ của ta tuyệt vời như thế mà cho tới nay chưa được tôn vinh xứng đáng. Nghĩ mà xấu hổ, trong khi ai cũng nói dân tộc ta có bốn nghìn năm văn hiến.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

PHÁT TRIỂN NGHỊCH LÍ Ở VIỆT NAM

 

Nguyễn Quang Dy



“Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình, ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta”. (Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, 25/12/2019).

Phát triển là một nhu cầu khách quan và tất yếu của xã hội loài người. Nhu cầu đó càng cấp bách tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Sau khi đổi mới “vòng một”, Việt Nam phát triển với tốc độ cao vào loại “nhất nhì khu vực”. Theo báo chí tuyên truyền, Việt Nam có nhiều thành tích đứng đầu, làm thế giới khâm phục. Phải chăng đó là bệnh thành tích?

Việt Nam càng phát triển nhanh thì đất nước càng tụt hậu, mà vẫn chưa công nghiệp hóa. Trong khi tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến cạn kiệt và môi trường bị xâm hại nặng nề thì Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Trong khi một số đại gia đã trở thành tỷ phú thì đa số người dân nghèo đi. Phải chăng đó là nghịch lý phát triển?

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam theo “mô hình không chịu phát triển”. Nói cách khác, phát triển ở Việt Nam không theo đúng quy luật. Đây là một vấn đề cần đặt ra không chỉ cho các chuyên gia kinh tế hay các quan chức chính phủ, mà còn cho toàn xã hội. Muốn phát triển bền vững, Việt Nam phải đổi mới thể chế. Trong khi chờ các chuyên gia kinh tế lý giải về nghịch lý phát triển của Việt Nam, hãy điểm qua vài vấn đề nổi cộm.


Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

ẤN TƯỢNG NGUYỄN QUANG THIỀU

 


Hữu Thỉnh




Bài viết của tôi có thể có một cái tên khác: Tôi thay đổi thói quen để tiếp nhận Nguyễn Quang Thiều. Không có cái gì tương đối như là tiếp nhận văn chương. Bởi vì tiếp nhận văn chương nó gắn với chủ thể, với sở thích, với tâm trạng, với hoàn cảnh, với những trải nghiệm riêng… Thay đổi thói quen trong tiếp nhận văn chương là tôn trọng những cái khác biệt, tìm đến những vẻ đẹp bổ sung hướng tới đa dạng hóa đời sống thơ ca của chúng ta. Một nỗ lực văn hóa vượt ra ngoài mọi sự khen chê. Tôi có lẽ là một trong số người thuộc Thiều nhất, cả về đời sống cả về thơ ca. Và tôi đinh ninh từ thời cùng làm việc ở báo Văn nghệ, thế nào rồi cũng phải viết về Nguyễn Quang Thiều.

THƯ GỬI BẠN ĐỌC CỦA NHÀ VĂN TRƯƠNG KHÁNG KHÁNG (Trung Quốc)

 


Theo FB Hà Phạm Phú


Hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, núi, ngoài trời và thiên nhiên











P/s: Trương Kháng Kháng (Zhang Kangkang), sinh năm 1950, quê ở Hàng Châu, Chiết Giang, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1966, bà đến Bắc đại hoang lao động, dài 8 năm. Bà đã từng là thành viên của Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc trong ba nhiệm kỳ, đã từng làm việc tại Quốc vụ viện năm 2009. Hiện nay
Trương Kháng Kháng là PCT Hội Nhà văn Trung Quốc. Do lên tiếng bênh vực nhà văn Phương Phương viết "Nhật ký Vũ Hán" bà đã bị các dư luận viên và bọn cuồng tín tấn công, xếp bà vào loại "phản động", gọi là "Phương Phương phương Bắc". Phản ứng lại bà đã viết thư ngỏ gửi độc giả, nội dung được dịch như dưới đây :

Thư ngỏ của Trương Kháng Kháng

Điều tôi muốn nói là, các bạn thân mến, đừng bị quấy rầy bởi những kẻ B ngu ngốc, đừng tranh cãi với những kẻ B ngu ngốc, hãy để những kẻ B ngu ngốc được được hưởng một chút khoái lạc (vui vẻ). Tranh luận với họ là vô nghĩa, nên việc tiêu tốn thời gian quý báu của bạn lại càng vô nghĩa. Điều duy nhất mà những kẻ B ngu ngốc có thể đóng góp hoặc có chút tác dụng là khoảnh khắc bọn họ đi đến cái chết - đây là thời điểm vinh quang nhất để thể hiện giá trị của cuộc sống của họ. Vì vậy, những người bạn thân yêu nhất của tôi, đừng bao giờ tranh cãi với những kẻ B ngu ngốc.