Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

SAO LẠI THẾ ?


Trần Nhương



Truyện ngắn



Cơ quan tôi như có một trận động đất khiến mọi người đều kinh hoàng. Từng tốp từng tốp thì thầm bàn tán và ai cũng như người mất hồn.
Duyên do là cô y tá nỏ mồm được sếp sai đi lấy kết quả khám sức khỏe định kì của ông. Chuyện tầy đình mà cô ta lại thì thầm với cô lao công, từ cô lao công loang ra cả cơ quan. Nếu là người khôn ngoan thì cô y tá giấu nhẹm cái kết quả kia, bí mật gặp sếp thì có khi được lộc to bố tướng. Đằng này thì cô lại thắc mắc hỏi mọi người rằng “Sao lại thế ?”. Thật tình vì cô quá yêu mến thủ trưởng, quá tin thủ trưởng của mình vốn nghiêm như cái cột điện đường dây Bắc Nam. Làm gì có chuyện ấy, có tên nào ác ý với sếp chứ chả chơi. Đã lâu cô biết rất rõ sếp mình cẩn thận thế nào, sạch sẽ thế nào, không thể có chuyện lây nhiễm cái thứ của nợ ấy.
Các bạn có biết cái kết quả chết người ấy là gì không. Kết luận của bệnh viện điều trị cán bộ cao cấp rằng sếp tôi bị HIV. Ở cái nước mình thứ bệnh này bao giờ cũng kèm theo sự ăn chơi sa đọa, quan hệ nhăng nhít, gái gú tùm lum gì đó. Kết luận ấy là của sếp tôi một người kiêng khem, cẩn trọng, không ăn chơi lăng loàn thì vừa lạ lùng vừa kinh hoàng có khác nào thày tiểu chửa hoang.
Anh em trong cơ quan túm năm tụm ba mỗi anh một chuyện kể về sự cẩn trọng, sạch sẽ của sếp. Anh chàng Kỳ ở ban Tổng hợp nói như đinh đóng cột rằng cóc phải thế, có chuyện nhầm lẫn gì đây. Các ông có nhớ chuyện trên Sơn La kết luận mấy anh cán bộ bị ết. Tức quá mấy chàng phi về Hà Nội kiểm tra thì cho kết quả âm tính. Thế là chuyện tùm lum kiện cáo làm hại danh dự mà báo chí làm ỏm tỏi một thời. Rồi anh chàng Kỳ thuật lại một chuyến đi công tác với sếp.

ĐẾ CỦA TƯỢNG

Dạ Ngân


Được tin bà Nguyễn Thị Xuân Lan (vợ cố học giả Nguyễn Kiến Giang) đã từ trần lúc 22h15 ngày 19.3 (22.2 âm lịch) tại nhà riêng. Lễ viếng từ 10h đến 11h30, thứ 5 ngày 23.3 (26.2 âm lịch) tại Nhà tang lễ thành phố (địa chỉ 125 Phùng Hưng, Hà Nội). Người Đô Thị Online thành kính chia buồn cùng tang quyến.

Bà Nguyễn Thị Xuân Lan từng làm việc trong hệ thống chính quyền cách mạng từ năm 1950 và nghỉ hưu năm 1985. Là đảng viên hơn 50 năm tuổi đảng, bà Xuân Lan luôn sát cánh bên người chồng mà bà trọn đời yêu quý, kính trọng, bất chấp những thăng trầm, hoạn nạn đã đến với ông và gia đình. Cả sáu người con của ông bà, dưới sự giáo dưỡng của gia đình mà bà là trụ cột, đều là những trí thức viên chức có uy tín đã và đang làm việc ở các lĩnh vực kiến trúc, sử học, kinh tế. Người con trai duy nhất của ông bà trong sáu người con là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Xuân Lan từng xuất hiện với tư cách nhân vật trong bài viết "Đế của tượng" của nhà văn Dạ Ngân, đăng tải trên Người Đô Thị số 53 (phát hành ngày 29.9.2016) Người Đô Thị Online xin giới thiệu lại cùng bạn đọc.
Chưa đầy một thế kỷ, đất nước đi qua ba cuộc chiến tranh, Hà Nội lưu giữ trong nó tầng tầng ký ức bi thương. Sẽ có người nói, thủ đô oai hùng chứ, ít ra cũng bi tráng chứ. Độ lùi thời gian cho phép người sau có chữ của thế hệ mình, bi thương, vì vậy có những tượng đài luôn cất ở phần đế của nó những số phận câm.
“Miền Bắc thiên đường của các con tôi”, “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, thơ ca trẩy hội ấy phủ dụ tôi suốt những năm tháng chiến tranh với Mỹ và sau đó. Thú thật, không được truyền cảm hứng ấy, chắc tôi đã không đi trót con đường mà ba tôi thời Việt Minh đã chọn.
Bà Xuân Lan sinh năm 1929, từng làm việc ở bộ phận y tế thuộc Ty công an Quảng Bình; kế toán Tổng công ty bách hóa Hà nội... Trước khi nghỉ hưu, bà có vài chục năm làm
chủ tịch công đoàn Tổng công ty lâm sản Việt Nam. Ảnh TLGĐ

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

14 LẦN XÂM LƯỢC NƯỚC VIỆT CỦA GIẶC PHƯƠNG BẮC

Theo reds


Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 14 lần các triều đại phương Bắc xua đại quân xâm lược toàn diện nước Việt.
1. Cuộc xâm lược của nhà Ân
Theo sách vở Trung Hoa, năm 1218 TCN, Ân Cao Tôn đã đánh Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ân Cao Tôn đóng quân tại đất Kinh, phía tả ngạn sông Dương Tử. Sau 3 năm, Ân Cao Tôn ‘không thắng’. [Nhà Ân còn được gọi là Nhà Hậu Thương].
.
Theo Truyền kỳ Phù Đổng của Việt Lạc, Ân Cao Tôn đã xâm lấn nước ta ba năm và đã bị đánh bại.
Như thế, theo Truyền kỳ Phù Đổng, cách đây 3200 năm, dân Việt Lạc đã là một quốc gia vững mạnh. Nước nầy đã có tổ chức chặt chẽ, có vua quan, có làng xã, có cúng tế, có lúa gạo, có vải áo, có lũy tre… đã đúc được ngựa sắt, roi sắt, đã có tinh thần dân tộc cao độ… và, theo sách vở Trung Hoa, đã chiến thắng giặc Ân vào thời kỳ hùng mạnh nhất của chúng.
[Vào thời kỳ nầy, tộc Hoa chưa thành hình. Phải hơn 100 năm sau, bộ lạc Chu mới gom góp các bộ lạc du mục khác ở vùng Thiểm Tây, và thành lập Nhà Chu. Từ đó, tộc Hoa mới thành hình và phát triển].
2. Cuộc xâm lược của nhà Tần
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa, sai tướng Đồ Thư kéo 50 vạn quân xâm lăng vùng đất Việt Lạc. Nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Đây là đoàn quân tinh nhuệ vừa giúp Tần Thủy Hoàng đánh chiếm sáu nước và thành lập nước Trung Hoa.