Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

VŨ TRỌNG PHỤNG TỪNG BỊ RA TOÀ


Tạ Thu Phong



Vũ Trọng Phụng là một cái tên đình đám trên bầu trời văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Dù chỉ “rong chơi” trên trần gian chưa đầy 30 năm, nhưng ông đã kịp để lại gia tài đồ sộ với nhưng tác phẩm kiệt xuất trên văn đàn. Tuy nhiên, ẩn sau cuộc đời ngắn ngủi của ông có những góc khuất bị thời gian phủ mờ. Một trong những chuyện mà hậu thế ít được biết đến là việc Vũ Trọng Phụng đã từng phải ra hầu tòa.

Qua những trang tư liệu xưa cũ, chúng ta cùng lật lại những lần rắc rối với pháp luật của văn sĩ được mệnh danh là “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ” này.

Ra tòa lần thứ nhất:

Vụ án văn chương “bại hoại phong hóa”

Tờ Trung Hòa Nhật Báo số 1147 ra ngày 16-1-1932 đưa tin: sáng thứ tư ngày 13-1-1932, nhà văn Vũ Trọng Phụng và ông Nguyễn Văn Thìn - chủ tờ báo Tiếng Chuông - bị ra tòa Trừng trị với tội danh “Bại hoại phong hóa”. Theo cáo trạng của nhà cầm quyền, Vũ Trọng Phụng, kế toán của nhà in Viễn Đông (IDEO -Viễn Đông ấn quán) đã viết đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) có tên “Con hay bố” đăng từ số 1 trên tập văn Tiếng Chuông. Theo quan tòa, Vũ Trọng Phụng bị kết tội viết câu chuyện loạn luân mang tính “chửi phong hóa” (phong tục và giáo hóa - outrage aux bonnes moeurs). Còn Nguyễn Văn Thìn, quản lý tờ Tiếng Chuông thì bị kết đồng tội với văn sĩ họ Vũ. Ngoài ra ông Thìn thêm tội nữa là xuất bản báo mà không xin phép.

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

QUYỀN ĐƯỢC SÁNG TẠO VÀ CÔNG BỐ TÁC PHẨM


Trần Nhương




Tôi cũng là nhà thơ đam mê vẽ tranh. Tôi đã triển lãm cá nhân 4 lần tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, 16 Ngô Quyền, Hà Nội, không kể còn triển lãm nhiều lần cùng bạn bè.
Tôi đồng cảm với nhà thơ Phạm Xuân Trường bởi lẽ ông là nhà thơ đam mê tranh gò đồng. Ông đã dành cả chục năm trời để sáng tạo ra hàng trăm chân dung văn nghệ sỹ, trí thức. Nhà thơ nghèo bỏ tiền ra mua đồng, kỳ khu gò để ra chân dung thì không đam mê sao làm được. Nhà ông trên tầng 4 một khu chung cư mà cứ chí chát nhiều năm như vậy cũng là kỳ nhân.
Vẽ tranh trên toan, trên giấy cũng khó nhưng gò đồng thì khó gấp bội. Cái khó là gò ở mặt trái lá đồng để tạo hình hài trên mặt phải. Phải cao tay lắm mới gò có lớp lang chỗ cao chỗ thấp, chi tiết cặp mắt, mái tóc để ra một chân dung. Nếu đắp nổi phù điêu còn dễ vì thực hiện mặt phải tha hồ đẽo gọt, tỉa tót trên dương bản. Gò đồng thì ú tim vì làm phía âm bản.
Nhớ hồi chiến tranh, tôi đang là lính một cơ quan tuyên huấn. Khi ấy đơn vị muốn có một tờ tin nội bộ, máy in roneo cũng không có. Đơn vị cử tôi đi học in đá (Lito), học viết chữ ngược trên mặt đá bằng thứ mực riêng rồi nhỏ chanh vào cho ăn mòn đá, nổi lên chữ để in lên giấy. Viết chữ ngược đã khó, gò đồng ngược thì khó biết bao.
Vậy mà nhà thơ Phạm Xuân Trường kì cạch để hiện lên thần thái hàng trăm chân dung thì thật kỳ công.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

FRANSISCO DE PINA, NGƯỜI THẦY KHAI SÁNG CHỮ QUỐC NGỮ


Hoàng Minh Tường

(Bài sáng nay 26/11/2023 nhà văn Hoàng Minh Tường đọc tại lễ Tri ân ngài Francisco de Pina tại thành phố Guarda , Bồ Đào Nha , quê hương ngài)
Chỉ còn hai năm nữa, sẽ tròn bốn trăm năm ngài linh mục Francisco de Pina nằm lại biển Cửa Đại, dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam. Hình hài và linh hồn ngài đã hòa vào cây cỏ biển trời nước Việt. Bốn mươi tuổi đời, (1585 -1625), nhưng ngài đã giành trọn tám năm tỏa sáng nhất (1617 -1625) cho thiên chức cứu rỗi con người của đạo Kito tại đất nước cách xa Tổ quốc Bồ Đào Nha của ngài nửa vòng trái đất.
Chỉ sau ba năm sống với những người dân xứ Đàng Trong, ngài Francisco de Pina đã thành thạo tiếng Việt, tiếng nói trầm bổng ngân nga như chim hót tồn tại và phát triển hàng nghìn đời trên dải đất hình chữ S hướng ra biển Đông. Rồi cùng với cha bề trên Francesco Buzomi và các Cha dòng Tên người Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, Nhật Bản: Cristoforo Borri, Gaspa Luis, Antonio de Fontes, Diego Carvanho, Antonio Dias, Prdro Marques, Joseph, Paulus Santo, Alexandre de Rhodes…, hình thành nên hai trung tâm truyền giáo và cũng là nơi khai sinh chữ Việt hiện đại đầu tiên là Nước Mặn (Quy Nhơn) và Thanh Chiêm( Quảng Nam). Tại Thanh Chiêm, Francisco de Pina trở thành Cha bề trên và là thầy dạy tiếng Việt cho Anhtonio de Fontes và Alecxandere de Rhodes. Ngài cũng là người đầu tiên nghĩ ra cách dùng bộ chữ cái Latin để ký âm tiếng Việt, người đầu tiên dùng khuông nhạc và dấu ký tự Bồ Đào Nha, Hy Lạp, La Mã để ghi sáu thanh âm tiếng Việt, mở ra chìa khóa vạn năng tạo ra chữ Quốc Ngữ sau này.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

KỲ NHÂN PHẠM XUÂN TRƯỜNG


Lão Tạ




Một triển lãm tranh gò đồng chân dung VNS độc lạ bậc nhất năm 2023. Một nhà thơ Hải Phòng đã gò hàng trăm chân dung với tiền túi của mình. Nhà anh trên tầng 4 chung cư mà gõ chí chát bao năm thì quả là KÌ NHÂN PHẠM XUÂN TRƯỜNG (TN).

Nhà thơ, nghệ nhân gò đồng Phạm Xuân Trường là một trường hợp đặc biệt trong giới nghệ sỹ Việt Nam.
Việc nhiều người làm được, thì ông không chỉ làm được, mà còn làm một cách ấn tượng.
Hàng chục tập thơ của ông luôn khiến bạn đọc phải "sởn gai ốc", cảm giác thường thấy khi nhìn một nghệ sĩ đi trên dây. Nhiều câu thơ, khổ thơ, bài thơ của ông đã đạt đến độ "truyền khẩu".
Nhưng nghệ thuật gò đồng chân dung, thì trong làng nghệ sĩ, như tôi biết, mới chỉ thấy có một mình ông?
Những lá đồng vô hồn, đen đúa ông mua về, xếp thành chồng trong nhà. Rồi dưới tay ông, chúng lần lượt trở thành những bức chân dung sống động của nhiều nhân vật nổi tiếng trong nước và thế giới.
Vì là chất liệu đồng, chúng sẽ có tuổi thọ rất dài.
Trước khi Phạm Xuân Trường có triển lãm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyên Hồng, giới nghệ sĩ, bạn bè đã từng kinh ngạc với chiếc tầu Titanic mô hình có khả năng chạy được, mà ông là tác giả.

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

SAU MỘT NGÀY LAO LỰC, TƯỢNG ĐÀI TRI ÂN CHA FRANCISCO DE PINA ĐÃ ĐƯỢC DỰNG LÊN NHƯ DỰ ĐỊNH

 Nguyễn Đăng Hưng

Một công trình, kiến tạo, thi

ết kế, đúc
đồng, chuyên chở đến tận quê hương của cha Francisco de Pina đã được dựng lên ở công viên trang trọng vào bậc nhất của TP GUARDA!
Ban hành chính thành phố đã điều động 2 nhân viên cao cấp, 8 kỹ thuật viên đến hộ trợ chúng tôi di chuyển và xây dựng một tượng đào cao 3m, rộng 1m5, nặng 400 kg tại sân vườn thư viện thành phố!
Thị Trưởng đã đích thân đến thăm công trình đang thi công. Ông ủy lạo từng công nhân!
Ban trị sự thành phố đánh giá đây là một công trình nghệ thuật đẳng cấp của người Việt, tác tạo, thiết kế, thủ công đức đồng!… Đây sẽ là địa điểm du lịch hàng đầu của thành phố vinh danh một công dân thành phố đã tác tạo công đức tại một quốc xa xôi Đại Việt hồi thế kỹ XVII!
Sau gần 2 năm suy nghĩ hợp tác thiết kế của thành viên QUỸ TÔN VINH TIÉNG VIỆT VÀ CHỮ QUỐC NGỮ, tham gia một ngày lao lực sắp xếp, kết nối, xoi lỗ, đặt để, gắn kết, chúng tôi không khỏi xúc động nhìn thành quả công trình lộng lẫy hiện hình trước sự ngưỡng mộ của mọi người!

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

PHÙNG HƯNG - VỊ VUA HÙNG TÀI UY ĐỨC THẤM SÂU VÀO LÒNG DÂN

 

Tiến sĩ Đinh Công Vỹ




Bố Cái Đại vương Phùng Hưng là nhân vật lịch sử lớn thế kỷ thứ VIII, anh hùng giải phóng dân tộc, ông được sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân ông đã phất cờ khởi nghĩa, lãnh đạo nghĩa sĩ chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược nhà Đường và chiến thắng, giành lại độc lập, tự chủ của đất nước

Vào niên hiệu Đại Lịch (760-779) nhà Đường, nhân lòng căm phẫn của nhân dân, chớp được đúng lúc quân lính ở Tống Bình nổi loạn, Phùng Hưng bằng thực lực của mình đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ. Nắm vững thời cơ, tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa này, tỏ rõ tài thao lược của Phùng Hưng.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

 

TRƯƠNG TỬU - KHỞI ĐIỂM CỦA NHỮNG KHỞI ĐIỂM

Đỗ Lai Thuý

Nhân 110 năm ngày sinh Nhà văn-giáo sư Trương Tửu

Trương Tửu (1913 – 1999) vốn là một nhà tiểu thuyết xã hội, rồi cây bút phê bình nổi tiếng trên báo Loa, cuối cùng từ 1940 trở thành nhà phê bình học giả. Bấy giờ trung tâm trí thức chuyển từ Tự Lực Văn Đoàn về Tạp chí Thanh Nghị và nhà xuất bản Hàn Thuyên. Quanh nhà xuất bản này, quần tụ các trí thức cánh tả, các nhà mác xít (cả Bốn lẫn Ba), các nhà văn hiện thực. Nếu Lương Đức Thiệp nghiên cứu Xã hội Việt Nam, Nguyễn Tế Mỹ nghiên cứu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ góc độ xã hội học, thì Trương Tửu đem cái tinh thần khoa học này vào phê bình văn chương.

Có thể nói, ông là người đầu tiên vận dụng các lý thuyết phương Tây này vào nghiên cứu các tác giả Việt Nam, những “viên đá triết học”, một cách bài bản và sáng tạo. Trước đây tôi đã xiển dương ông như một nhà phê bình khoa học khách quan (xem Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, 2011, tr. 225 – 333), nay tôi muốn nói tới cạnh khía khác tiên phong của ông trong tiếp nhận các lý thuyết văn chương của thế giới vào phê bình văn chương Việt.



Nhà văn – nhà phê bình văn học Trương Tửu (1913 – 1999).....



Thám mã Hồ Xuân Hương

Phê bình phân tâm học vào Việt Nam rất sớm. Năm 1936 đã có hai công trình áp dụng phương pháp này: tiểu luận Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương[1] của Trương Tửu và chuyên luận Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài[2] của Nguyễn Văn Hanh. Cả hai đều ứng dụng học thuyết của Freud vào nghiên cứu một hiện tượng giàu dữ liệu phân tâm là Hồ Xuân Hương. Có thể phân tâm học bấy giờ đã trở thành một học thuyết thời thượng trên thế giới.

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

CUỐI THU (Acrylic trên toan)


 

HAI BÀI THƠ CỦA TRẦN NHƯƠNG

 TÌNH BẰNG

Nửa thế kỉ
Phía non tơ phía dần vào cũ
Cách trở
Người dưng
Hoa nở bên kia bên này cuối vụ
Con đò lặng lẽ bến sông
Có một ngày hai bờ chập lại
Sông biến thành hồ mênh mông
Sóng hát câu Quan họ
"Tình bằng con sáo sang sông"
Cũng chẳng tính gì cách bức
Cũng không ngờ vực lòng nhau
Như cây gốc yêu lấy đất
Lá hoa dâng trời nàng dâu...
Cuối vụ rưng rưng hoa nở
Hai bờ tết một đuôi sam
Ngũ thập niên tiền Uy Viễn
Tình bằng "Ứ hự" đa mang..
26-9-2022


THU VÃN
Nắng mật đang rót về heo may
Tờ lịch mỏng vào tháng Chạp
Mang mang
Khóm trúc vườn ai lá rụng
Mía ngọt cả cây
Hương ổi thơm mùi con gái
Đỏng đảnh dở khôn dở dại
Bước ngày đi nghiêng ngả chân trời
Con đường mơ hồ về nơi trừu tượng.
Những phụ nữ hồi xuân
Má dậy hồng
Phơi ảnh trên phây
Gửi bao thư ngỏ
Bâng khuâng phía gió
Mùa đông đang về
Bao cô gái lấy chồng
Tấm thiếp như giấy thông hành
Đoan trang
Những chàng trai mới lớn
Thả rông nỗi buồn...
Em có chờ anh
Vãn thu trung du
Sương thả những hóc đồng
Mật mã liêu trai...
Giữa đêm 9-10-2022

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

CHẲNG GIỐNG AI…





Lưu Trọng Văn

Đang chuyện thời sự, nhà nước phong tặng học hàm giáo sư, phó giáo sư tranh cãi ỏm tỏi, thì tiến sĩ vật lý Nguyễn Mộng Giao, cháu đích tôn cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến alo cho gã.
Quá đúng…”hớp.”
Tiến sĩ Giao nói: chỉ có VN mình làm chuyện lạ đời không giống ai là nhà nước phong tặng học hàm giáo sư, phó giáo sư. Trên thế giới, việc ấy là của các trường đại học. Trường đại học nào thì công nhận giáo sư của trường nấy.
Tôi giảng dạy tại Mỹ được anh bạn thân trong Hội đồng phong tặng giáo sư ở VN ép, cậu trước đây được phong phó giáo sư rồi bây giờ làm thủ tục để nhà nước công nhận cậu là giáo sư đi. Tôi từ chối vì trường đại học ở Mỹ nơi tôi giảng dạy đã công nhận tôi là giáo sư của trường rồi.
Gã hỏi, học hàm giáo sư ở Mỹ, ở châu Âu có giá trị gì không?
Ông Giao đáp: “giá trị phụ thuộc danh tiếng của trường đại học nào công nhận. Khi người ta giới thiệu học hàm giáo sư thì luôn kèm của trường đại học nào. Giáo sư của Harvard, Sorbonne, Stanford…khác hoàn toàn giáo sư một trường vô danh. Danh dự và đẳng cấp là ở cái uy tín của trường đại học và ở chính cái họ tên của người đó gắn với các công trình cống hiến.”
Gã nói: Khi qua Mỹ, Canada, châu Âu, tôi thấy người ta không giới thiệu học hàm mà chỉ giới thiệu học vị.
Ông Giao nói:
“Ở các nước muốn được công nhận tiến sĩ không dễ, phải làm luận án và được các nhà khoa học công nhận. Nhưng thực tế xã hội bây giờ học hàm học vị không còn quan trọng với lớp trẻ nữa. Bao nhiêu nhà phát minh, sáng chế công nghệ không có bằng cấp gì hết. Xã hội văn minh đánh giá theo chuẩn có tài hay nhàng nhàng, có cống hiến giá trị hay chả tích sự gì. Một xã hội đánh giá nhân tài như vậy mới phát triển. Còn VN chúng ta đua nhau theo hình thức. Một phần có cuộc chạy đua này là do tiêu chuẩn lên quan có khoản ưu tiên người có học hàm, học vị. Rõ buồn cười, biết bao tay giáo sư về triết học chính trị mà gà mờ về lý thuyết xã hội chủ nghĩa. Có người không hiểu vì sao ông Marx, ông Lê Nin nói, muốn tiến lên CNXH thì phải có “giai cấp công nhân tiên tiến” để rồi ở VN chưa hề thấy cái “giai cấp công nhân tiên tiến” ấy đâu đã phét lác về CNXH ở VN. 
Gã nghĩ, Đất nước mình sẽ khó mà phát triển khi còn nhiều kẻ dốt mà cứ hãnh tiến khoe mẽ các học hàm, học vị hình thức để mua quan bán tước, đến xấu hổ.
Ông Giao quả quyết:
Tốt nhất cứ làm giống người ta đi, trả việc công nhận học hàm cho các trường đại học. Trường nào chịu trách nhiệm bảo vệ giá trị và chất lượng
thương hiệu của trường nấy, khi còn dạy thì còn giáo sư, hết dạy, hết giáo sư. Xong!

DÁNG THU