Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

ĐẠI HỘI (hội nhà văn VN) KHU VỰC CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG (khóa 9)

 

ĐẠI HỘI (hội nhà văn VN) KHU VỰC CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG (khóa 9)

Trần Nhương






@ 124 nhà văn trúng cử đi Đại hội 9 và một số dự khuyết

Dù vào ngày thứ Bảy, dù thời tiết Hà Nội hôm nay 23-5-2015) nắng trên 37 độ, các nhà văn khối này vẫn nườm nượp kéo về hội trường Báo Nhân dân để họp đại hội. Nhiều đồng nghiệp vừa qua ốm đau, phẫu thuật cũng cố đến dự như Trần Chinh Vũ, Mai Linh, Lê Đình Cánh...Nhiều nhà văn đang mạng trọng bệnh cũng đến dự như để chia tay bạn bè. Vui gặp gỡ nhưng cũng buồn nao lòng !

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

THƯ GỬI THỦ TƯỚNG VỀ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

 TS Tô Văn Trường





Kính gửi: Anh Bảy Phúc
Sau phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm, trên mạng xã hội như có đợt “sóng gầm” nhiều người dân công khai phản ứng mạnh mẽ cho rằng các cơ quan pháp luật đã phạm sai lầm nghiêm trọng dùng cường quyền để trị dân. Nếu tuân thủ quy định của Đảng và luật pháp thì hậu quả sẽ không nặng nề như vậy.
Tôi xuất thân từ gia đình nông dân ở vùng quê nghèo khó Thái Bình. Gia đình tôi, nhiều bà con ruột thịt tham gia lực lượng vũ trang cả bên quân đội và công an từ thời chống Pháp, chống Mỹ nên khi thấy 4 đồng chí là cụ Kình và 3 chiến sĩ công an hy sinh trong thời bình rất đau buồn, day dứt vì nỗi đau này, chẳng phải của riêng ai.
Để tường minh trước công luận, Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân, dưới góc nhìn của người làm công tác khoa học khách quan, trung thực, và nhà báo độc lập, tôi viết thư này để Anh Bẩy có thêm thông tin xem xét, tham khảo:
1. Phiên tòa xét xử vụ án ở Đồng Tâm thu hút sự quan tâm rất rộng lớn của người dân và của nhiều nước phương Tây. Xét xử thiếu công tâm sẽ đem lại hậu quả rất lớn. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo cấp cao (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội).

* Tranh Trần Nhương kí họa TS Tô Văn Trường

MẨU CHUYỆN CŨ VỀ VỤ NÔNG DÂN THÁI BÌNH "NỔI LOẠN"

 Nguyễn Ngọc Dương


…Năm 1997, một lần đi công tác ở Ban Dân vận Trung ương (105B Quán Thánh – HN), làm việc với các vụ chức năng xong, tôi lên gõ cửa phòng Trưởng ban Phạm Thế Duyệt. Vào đúng giờ ăn trưa, thấy trên bàn làm việc của ông có một hộp “cơm bụi”, ai đó vừa mua cho ông. Tôi hỏi: “suất ăn trưa của bác đây à?”. Ông đáp: “Mình muốn ra quán, nhưng anh em nó không cho đi. Buổi trưa nó mua cho một suất cơm hộp. Ăn xong nghỉ một lát chiều còn làm việc”.

Có lần anh Trịnh Xuân Giới, Phó ban thường trực nói nhỏ với tôi: “Anh Duyệt đúng là một mẫu hình về cán bộ dân vận. Anh ấy giản dị lắm, vừa làm Bí thư Hà Nội chuyển về nhưng phong cách như nông dân, thật thà, gần gũi…”.

Cũng trong chuyến đi đó, tôi được nghe ông Phạm Thế Duyệt chia sẻ về việc xử lý vụ nông dân Thái Bình “nổi loạn”. Ông cho chúng tôi xem một băng video quay rất chi tiết và chuyên nghiệp những hình ảnh hàng nghìn nông dân ở Quỳnh Phụ biểu tình dọc quốc lộ, tiến thẳng về trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong đoàn người đó có đủ thành phần, cả người cao tuổi, đi rất trật tự, đúng luật giao thông. Nhiều cụ ngực đầy huân chương. Ấn tượng nhất là hình ảnh một bà mẹ Việt nam anh hùng đi đầu đưa chiếc kìm cộng lực vào ổ khóa cổng Ủy ban nhân dân tỉnh cắt khóa để đoàn người tiến vào trụ sở cơ quan công quyền, đòi gặp Chủ tịch… Đúng là lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hình ảnh người dân bức xúc với chính quyền cơ sở, phải kéo nhau lên tận tỉnh