Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO VĂN NGHỆ

Lương Ngọc An thực hiện
Cái giá để Cái giá để làm nên hình hài Tổ quốc, cha ông ta phải trả, tức dân tộc ta phải trả qua các thế hệ, thì cái từ gọi là núi xương, sông máu cũng chưa nói lên hết tầm vóc đâu.Vậy tại sao con cháu chúng ta không được biết điều đó.Ai có quyền tước bỏ? (HQH)

Vấn đề dạy sử, học sử trong trường phổ thông ở ta lâu nay đang bộc lộ khá nhiều những bất cập, khiến cho Bộ Giáo dục & Đào tạo đã từng có đự định “loại” môn Lịch sử ra khỏi chương trình đào tạo dưới hình thức tích hợp nó vào với những bộ môn khác. Chủ trương này đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội và gần đây nhất tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII vừa rồi đã chính thức bác bỏ đề xuất này. Quyết định của Quốc hội đã phần nào đem lại sự an tâm cho đồng bào cử tri và nhân dân,trong đó rất nhiều người thực sự tâm huyết với đất nước,với lịch sử dân tộc và với sự nghiệp giáo dục.Tuy nhiên,từ sự phủ quyết của Quốc hội đến việc thay đổi một tư duy và một phương pháp giáo dục lịch sử trong chương trình đào tạo ở bậc phổ thông vẫn còn cả một chặng đường dài cần rất nhiều tâm huyết,trí tuệ và thiện tâm của nhiều người,nhièu tầng lớp xã hội.Tại diễn đàn này(báo Văn Nghệ)nhiều nhà văn,nhà thơ,nhà giáo,nhà nghiên cứu đã lên tiếng bầy tỏ thái độ và quan điểm cuẩ mình đối với vấn đề lịch sử nói chung cũng như việc giảng dậy lịch sử nói riêng.Cuộc trò chuyện dưới đây của phóng viên báo Văn Nghệ với nhà văn Hoàng Quốc Hải,một nhà văn đã dành cả cuộc đời để gắn bó với đề tài lịh sử và luôn quan tâm đến các vấn đề cả lịch sử,cũng không nằm ngoài mục đích góp thêm một tiếng nói của những người cầm bút về một thái độ ứng xử đối với lịch sử cũng như thực trạng giảng dạy môn lịch sử hiện nay.

Câu hỏi đầu tiên về qan điểm của nhà văn trước những vấn đề nằm trong mối quan hệ mang tính hệ thống giữa Lịch sử-Dân tộc và Giáo dục.
Nhà văn trả lời: