Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TƯỚNG LƯU Á CHÂU


Lưu Á Châu


Luu A Chau
Thượng tướng Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con trai cố Thiếu tướng Lưu Kiến Đức và là con rể của Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông là Lý Tiểu Lâm hiện là Phó Chủ tịch hội hữu nghị đối ngoại Trung Quốc. Ông còn là nhà văn quân đội, nhà bình luận quân sự của Trung Quốc. Lưu Á Châu từng du học và sinh sống ở Mỹ một thời gian lên tới gần 10 năm. Mấy năm trước từng giới thiệu quan điểm và phân tích cá nhân về quan hệ quốc tế với tầng lớp lãnh đạo cao cấp trong đảng và quân đội Trung Quốc. Theo tìm hiểu, những quan điểm của ông đã gây được sự chú ý mạnh mẽ của một số tướng lĩnh và giới phân tích chiến lược ở Trung Quốc, trong đó là giới sỹ quan cấp trung trong quân đội. Hiện Lưu Á Châu đảm nhiệm chức phó Chính ủy trong Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu tại một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Côn Minh. (Ngày 10/05/2010)
—————
Tôi là người kế tục của văn hóa Trung Hoa, cũng là người phê phán nó. Trước đây, đầu tiên tôi là người kế tục nó, sau đó mới trở thành người phê phán nó. Hiện tại, đầu tiên thì tôi phê phán nó, sau đó mới là người kế tục. Lịch sử của Phương Tây là nền lịch sử cải tà quy chính từ ác trở thành thiện. Lịch sử của Trung Quốc thì ngược lại, là một bộ lịch sử đổi từ thiện sang ác.

Phương Tây cổ đại thì cái gì cũng cấm, chỉ là không cấm cái bản năng của con người. Ở Trung Quốc thì cái gì cũng không cấm, chỉ cấm độc nhất mỗi bản năng. người Phương Tây có cái hay là thể hiện được bản thân họ, thể hiện được lối tư duy, tư tưởng của cá nhân, dám thể hiện cả bản thân đang lõa thể.
Người Trung Quốc thì chỉ biết mặc quần áo che ở bên ngoài, đem cả quần áo phủ lên tư tưởng. Việc mặc quần áo dễ hơn là cởi nó ra, người Phương Tây dám biểu đạt góc tối tăm của bản thân, do đó họ sẽ nhận được ánh sáng soi rọi, do đó tư tưởng của họ tung hoành khắp nơi như vó bảo mã.
Chúng ta lại đi ca tụng vinh quang của bản thân, kết quả thì đem tới ngàn năm tăm tối. Triết gia người Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel đã nói “Trung Quốc không có triết học”. Tôi cho rằng Trung Quốc mấy ngàn năm qua không hề sản sinh ra được tư tưởng gia nào. Tư tưởng gia mà tôi nói tới ở đây là những nhà tư tưởng có cống hiến kiệt xuất cho tiến trình văn minh của nhân loại như Hegel, Socrates, Platon.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

"CHỚ CÓ KHUYÊN XẰNG CHẾT BỎ BU"


Lê Như Bình


Tác giả Chu Giang vừa cho công bố trên Văn Nghệ TP HCM bài Kiểm dịch Trần Đình Sử[1]. Bài khá dài, tập trung vào chê trách GS.Trần về những vấn đề lí thuyết văn hóa, văn học chuyên sâu.
Đáng tiếc là, đọc xong khoảng 6 trang A4,người ta nhận ra ngay một cái tâm đáng ngờ, cái trí khó tin, với một giọng điệu thật khó chấp nhận. Sau đây, xinđược giải bày mấy ý nghĩ:
1- Chu Giang kể lể hàng loạt "bệnh" của GS.Trần: Nào là dám khẳng định con người Việt Nam trong văn học cách mạng là con người chính trị, con người giai cấp;lại ngang nhiên coi sai sót của bản thân là chuyện thường tình;dám đề cao đối thoại, tranh luận trong việc tìm chân lí; nhà nghiên cứu mà chỉdiễn giải lại (chữ nghĩa của người khác); đã thế còn chọn Bartin, một tay đại bịp, để diễn giải, lại diễn giải rất sai lầm,...
Ghê gớm như thế, nhưng tôi dám chắc Chu Giang chẳng đọc gì của GS Trần Đình Sử. Chưa nói đến hàng chục công trình mà muốn thấy hết phải ngước mắt nhìn lên, ngay cuốn sách mới nhất[2] (2014) gần 500 trang của GS.Trần, bàn về một hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học lớn, chuyên sâu, với 3 phần chính, 25 mục, hàng trăm tiểu mục (trong đó có cả lí luận văn học Marxist), màChu Giangchọn, cũng chỉ sơ qua vẻn vẹn có mấy dòng trong 6 trang (8, 9, 308, 309, 314, 315).Thế là kết luận. Thế là tức tốc,tấu trình lên tận kinh đô.
Điều lạ là người kiểm dịchkhông giấu giếm việc đọc sách theo kiểu "sờ voi" này. Ông khoe với độc giả:Không rõ… trước tác của Giáo sư như thế nào, vì tôi chưa có hân hạnh được tiếp cận / Nay xin kiểm dịch sơ qua quyển Trên đường....