Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

QUANH CHUYỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM


Hoàng Quốc Hải






Tự nhiên dấy lên nhiều ý kiến khác nhau về việc ông Bob Kerrey là Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.
Ý kiến được chia làm hai luồng:


- Hoan nghênh việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.


- Không đồng ý ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.


Điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng, số người ủng hộ ông Bob Kerrey nhiều hơn số không ủng hộ ông làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.
Trước hết phải ghi nhận tình cảm của Bob đối với sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Ông đã bỏ ra 25 năm vận động giới tinh hoa trong Quốc hội Hoa Kỳ, để thành lập một trường Đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam. Và ông đã thành công.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

TẠI CỤ TỔ NĂM ĐỜI


Vương Đình Trung





Hắn được nhận vào cơ quan không hề mất một đồng chạy chọt, không phải nhờ vả ai cả , mà hoàn toàn do trình độ , khả năng chuyên môn của hắn . Chả là thành phố có dịp mở cửa trọng dụng nhân tài mà .
Sếp của hắn vốn có thói quen chọn người kỹ lắm . Người nào vào vị trí nào đều được sếp nghiên cứu hồ sơ lý lịch , với lại trình độ chuyên môn thật cẩn thận . Nhất là sếp phải xem tử vi của người ấy có hạp với sếp không , ngay như bàn làm việc của các nhân viên, sếp cũng phải đặt theo đúng hướng phong thủy hợp với người ấy. Sếp cẩn thận thế đấy. Vậy mà hắn về dưới trướng sếp , sếp chưa kịp nghiên cứu, với xem tử vi, phong thủy gì cho hắn cả , bởi hắn được cấp trên bố trí thẳng về . Tuy nhiên , ngay sau đấy sếp cho lập tử vi của hắn ngay. Mọi thông số tử vi của hắn đều không hợp với sếp . Sếp không hài lòng ra mặt , nhưng hắn thì không hay biết gì chuyện số má , tử vi cả .
Hắn hăng hái nhận nhiệm vụ và thể hiện năng lực của mình ngay từ ngày đầu tiên. Cậu nhân viên về trước hắn , đang định bàn giao sứ mạng rửa ấm chén với pha trà cho hắn , hắn thẳng thừng từ chối : Tôi đến làm việc chứ không phải là làm long toong.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

MỘT CÂU HỎI LỚN KHÔNG LỜI ĐÁP



Đặng Văn Sinh

Điều dễ nhận thấy là bài thơ ra đời vào thời điểm những bất cập xã hội đã vượt quá giới hạn chịu đựng của con người. Đó là những dòng cảm xúc bất chợt dâng trào mà điểm nhấn của nó là hàng loạt câu hỏi như những dòng cảm thán được hình thành từ tâm thức của một công dân quá yêu đất nước mình.
Bố cục bài thơ gồm năm khổ, trong đó, mỗi khổ đều mở đầu bằng một câu hỏi tu từ được thiết lập trong mối quan hệ đồng đẳng. Câu hỏi tu từ, nghĩa là, hỏi chỉ để tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ, không cần phải trả lời, bởi câu trả lời đã nằm sẵn trong cấu trúc nội tại văn bản. Đây chính là nét đặc trưng của thi pháp thơ truyền thống, không chỉ với người Việt mà cả với cộng đồng nhân loại.
Các câu hỏi mở đầu cho mỗi khổ thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”, “Đất nước mình lạ quá phải không anh”, “Đất nước mình buồn quá phải không anh”, “Đất nước mình thương quá phải không anh”, “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?”, được xem như cùng một cấu trúc ngữ pháp, sử dụng nhuần nhuyễn lớp từ vựng thông tục, rất gần gũi với đời sống thường nhật, không chú ý đến các biện pháp tu sức nhưng lại có khả năng biến thái linh hoạt, tạo nên giá trị biểu cảm không giới hạn. Thông thường, với thể loại thơ thế sự cảm thán, những câu hỏi tu từ, luôn được bố trí theo trình tự từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát (hoặc ngược lại) để diễn tả một hiện tượng xã hội, lịch sử hay văn hóa, cuối cùng, ý tưởng được “gói” lại trong câu kết làm bài thơ bỗng sáng lên, tạo ấn tượng mạnh với người tiếp nhận gọi là thủ pháp nghệ thuật ngôn từ. Ta có thể kiểm chứng đặc điểm này qua bài “Chợ” của Nguyễn Duy với lời đề từ khá hài hước “Kính tặng vợ nhân đầu năm Con Khỉ”. Bài có bốn khổ thì ba khổ đầu sử dụng câu hỏi tu từ ở cấp độ phi đồng đẳng tăng tiến theo trình tự từ cụ thể đến trừu tượng tạo ra không gian cảm xúc đa chiều với nhiều cung bậc tâm trạng: “Có món ngon nào giá rẻ không em?”, “Có đam mê nào giá rẻ không em?”, “Có yêu thương nào giá rẻ không em”, “Có hạnh phúc nào giá rẻ không em?”.