
"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.
Trong những đêm cúng thi hài người chết còn lưu lại trong nhà, thầy mo đem "Đẻ đất đẻ nước" truyền thụ cho hồn ma những kiến giải về vũ trụ, nhân sinh...song thực chất, lời văn "Đẻ đất đẻ nước" lại chứng tỏ rằng để phục vụ người sống. Nhờ văn học nghệ thuật, tôn giáo hấp dẫn, lôi cuốn quần chúng; ngược lại, với tôn giáo, văn học nghệ thuật được bảo lưu, truyền bá.
Thần thoại các dân tộc phản ánh yếu tố duy vật thô sơ, biện chứng sơ khai của người xưa không phải là hiếm. Ở "Đẻ đất, đẻ nước" sự tạo lập nên trời đất, vũ trụ được giải thích bằng Ông-Thu-Tha, Bà-Thu-Thiên, như là chịu ảnh hưởng của thuyết "âm dương":