
( Trao đổi với tác giả bài THĂNG LONG TỨ TRẤN- biên khảo Phùng Thành Chủng, đăng trên trên trannhuong.com, ngày 7,11.2016)
Bài báo của tác giả Phùng Thành Chủng (PTC) đặt vấn đề: “Cụm từ “Thăng Long tứ trấn” hiện vẫn tồn tại hai cách hiểu: I. Đó là bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn mặt kinh thành Thăng Long ( theo tín ngưỡng dân gian)…”; “II. Đó là bốn kinh trấn ( hay còn gọi nội trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long, còn nhiệm vụ che chắn, bảo vệ kinh thành từ vòng ngoài mỗi khi kinh thành trực tiếp bị đe dọa…” . Gần như toàn bộ bài viết là lấy từ WIKIPDIA, mục “Thăng Long tứ trấn”, kể cả phần ghi chú thích tài liệu “Tham khảo”.
Vấn đề tác giả đặt ra “hiện vẫn tồn tại hai cách hiểu”, chưa thấy dẫn nguồn tài liệu để bàn luận, mà chỉ dựa vào trình bày trong mục ở “Từ điển mở’ này.
Khi đặt vấn đề tìm hiểu “nội hàm” cụm từ “Thăng Long tứ trấn”, cần đặt với cụm từ “Thăng Long tứ quán”. Còn “Tứ trấn” phải đặt trong quan hệ khác. Lại nữa, cần thiết phải xét từ “trấn”- Nôm hay Hán - Việt, mặt chữ ra sao; mới có cơ sở để luận giải.
Trước tiên, từ “tứ trấn”, ai cũng hiểu là “4 trấn”. Vậy chữ “trấn” được viết ra sao? Nguyên chữ “trấn” dù là chữ Hán hay Nôm đều viết 鎭 (bộ ‘kim”), từ Hán Việt này có tới 7 nghĩa; trong đó, 2 nghĩa liên quan tới vấn đề đang bàn, là : “yên”, “một khu đất đủ năm vạn người trở lên gọi là ‘trấn’”( Hán – Việt tự điển, Thiều Chửu; “Hán – Việt từ điển, Đào Duy Anh)