Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

CHÚNG TÔI THƯỢNG CỜ GIỮA ĐẢO TRẦN – NƠI BIỂN BẮC


Võ Bá Cường





Từ Hòn Gai, qua Khe Tù, xe chúng tôi chạy dài theo những cánh rừng đậm nhạt, tời Tiên Yên. Cơm trưa. Không quên ăn miếng bánh “Gật Gù” đặc sản “hiếm” của dân núi Đông Bắc.

Vào đến Móng Cái. Tôi cố tìm lại cái thị trấn cũ mình đã từng ghé qua năm 1962. Nó là một phố nhỏ, nằm thẳng đuột như lòng ống. Khác gì ruột ngựa. Đâu còn? Tới Mũi Ngọc rồi ta ngự lại Sa Vĩ, cái đuôi cát. Nghe sóng hát và đón ánh mặt trời sớm…

Nguyễn Xuân Thủy và một số nhà văn trẻ cùng Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Năng Trọng và một số bác sĩ giáo sư nữa. Cứ vung vinh ngồi trên xe như băng trên bãi sa mạc nào đó để qua được Cổ Rồng – Cồn Mang. Táp vào bãi cát vàng xuộm.

Sóng Sa Vĩ chờm mép cát và rừng phi lao, chạy lượn theo vòng cung lớn.

Trọn đêm. Nghe sóng địa đầu. Thổn thức chờ tàu ra đảo.

Đảo Trần hay còn gọi đảo “Chằn”. Hiên ngang giữa trùng khơi đang chuẩn bị vào xuân.

Gió hơi xe lạnh. Cái lạnh đầu mùa dễ nhớ…kia rồi! Cột cờ trên núi cao 188m, phải cuốc bộ leo vài trăm bậc mới lên được. Chúng tôi tổ chức thượng cờ ở đó.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

NGUY CƠ TÍNH TOÁN NHẦM VỀ CHIẾN LƯỢC Ở BIỂN ĐÔNG


Nguyễn Quang Dy


Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông không được Việt Nam cho phép đều











 dịch từ bản tiếng Anh đăng trên Asialink 24/7/2020

Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và môi trường an ninh quốc tế đang xấu đi, tác động nhiều đến nội dung và hình thức tương tác khu vực trong năm nay. Tuy Việt Nam thành công về kiểm soát Covid-19, nhưng đại dịch đã làm Hà Nội bị hạn chế trong hoạt động “ngoại giao trực tuyến” (họp cấp cao qua video) làm trống vắng quan hệ con người trực tiếp và thân tình theo phong cách ngoại giao Châu Á.

Nhưng điều đó không ngăn cản Việt Nam giành được ủng hộ của ASEAN cho lập trường cứng rắn hơn về các tranh chấp đang tăng lên ở Biển Đông. Sau khi phải hoãn hai tháng, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến vào ngày 26/6, với kết quả là ra được tuyên bố của Chủ tịch ASEAN mạnh nhất từ trước đến nay về các yêu sách đơn phương của Trung Quốc đối với chủ quyền tại hầu hết Biển Đông và hành động quân sự hóa đầy thách thức của Bắc Kinh trên các thực thể nhân tạo.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THÔNG


Ha Pham Phu


Trung Quốc không có phương tiện truyền thông, chỉ có mạng lưới tuyên truyền. Tin được không?
Lý Quân là một người làm truyền hình 20 năm ở Trung Quốc đại lục khẳng định vậy. Dưới đây là vài chi tiết trong câu chuyện của Lý Quân, hiện định cư ở Mỹ.
"Dựa trên 20 năm kinh nghiệm làm việc trong các đài truyền hình trong nước, tôi biết rất rõ rằng phương tiện truyền thông mà ĐCSTQ rêu rao không phải phương tiện truyền thông, mà là một bộ máy tuyên truyền thuần túy.
"Tôi nhớ khi tôi lần đầu tiên đến làm việc tại đài truyền hình vào năm 1994, giám đốc bộ phận tin tức đã hỏi tôi, Lý Quân, cậu sẽ làm gì khi công tác ở Ban tin đài truyền hình? Tôi nói để làm tin. Giám đốc mỉm cười nói: sai rồi! Tôi nói Ban tin không làm tin thì làm gì? Giám đốc nói, cậu phải nhớ điều này. Cậu làm việc ở đây không phải đưa tin mà là tuyên truyền. Sự khác nhau giữa tuyên truyền và tin tức là gì? Tôi đã học báo chí bốn năm và tôi biết điều này. Giám đốc nói, chúng ta là đài truyền hình thành phố, vì vậy tầm quan trọng của tin tức của chúng ta là những gì mà Bí thư Thành ủy nói, là thứ nhất. Thị trưởng đứng thứ hai. Không có gì khác quan trọng hơn. Cậu làm công tác tuyên truyền chứ không phải đưa tin. Cậu hiểu không? Đó là tháng đầu tiên tôi thực tập tại đài truyền hình. Tôi biết rằng đài truyền hình là một bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản, không phải là một phương tiện truyền thông. Nhưng tại thời điểm đó, người ta đang che đậy nó. Vài năm lại đây họ không cần che đậy nữa. Tập Cận Bình nói rằng: Các phương tiện truyền thông phải mang họ đảng (Đảng tính).
Đến đây tôi phải giới thiệu một chút về mình. Tôi làm tin tức trên TV và tôi đã giành được khoảng 10 Giải thưởng Tin tức của Truyền hình trung ương Trung Quốc. Sau năm 2004, tôi bắt đầu làm phim tài liệu. Bộ phim tài liệu đầu tiên tôi thực hiện, "Trịnh Hòa du Tây phương" (Zheng He Voyages to the West" đã giành được danh hiệu "Mười phim tài liệu quốc gia hàng đầu". Tôi cũng đã 4 lần giành Giải Kim ưng về phim tài liệu. Nói vậy để các bạn hiểu tôi nói với tư cách là người trong nghề, trong cuộc.

BÙI HOÀNG TÁM - NHÀ BÁO NÓI LỜI DÂN


Kim Uyên


bui hoang tam nha bao noi loi dan
















Nhiều bạn đọc nhớ tên ông, thậm chí, chỉ cần đọc tít và vài dòng đầu là đoán được tên tác giả. Đặc biệt, mảng đề tài phòng chống tham nhũng, nói về cái xấu, cái ác nhằm đấu tranh bảo vệ chân lí, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, ngày một tốt đẹp hơn - đó chính là nhà thơ, nhà báo Bùi Hoàng Tám...

Cuộc đời không được suôn sẻ như nhiều người. Bùi Hoàng Tám kể, 15 tuổi, ông bỏ học để đi bộ đội, nhưng vì yếu không đủ tiêu chuẩn nên ông được chuyển sang làm công nhân xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Lần hai ông xung phong đi bộ đội nhưng chẳng có đơn vị nào chịu nhận ông, vì lí lịch thành phần “chậm tiến”. Bùi Hoàng Tám lại chuyển qua làm nhiều công việc khác nhau từ nhuộm vải, làm kem, cắt tóc đến… bán hàng ăn.

Bùi Hoàng Tám làm thơ không nhiều nhưng nếu đã đọc thơ ông, người ta khó có thể quên. Do thấy tố chất của ông nên nhiều nhà văn, nhà thơ có tên tuổi đã khuyên ông lên Hà Nội để có điều kiện học hành và phát triển hơn.