Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

CHUYỆN THU HỒI SÁCH CỦA NGUYỄN TRẦN BẠT

Tạ Duy Anh



Nguyễn Trần Bạt bắt đầu được bạn đọc biết đến một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng lọt vào tầm ngắm của các “cơ quan chức năng” sau khi cuốn Cải cách và sự phát triển được xuất bản.
Nhưng mọi chuyện lại xảy ra với cuốn Suy tưởng, ra đời trước đó vài tháng.
Khi có ý kiến từ cấp trên là Suy tưởng “có vấn đề”, ông Nguyễn Phan Hách liên tục chạy qua chạy lại giữa phòng Nguyễn Khắc Trường và tôi, hỏi xem có chỗ nào nhạy cảm bị chúng tôi để lọt, bảo chúng tôi chuẩn bị giải trình, hoặc cùng ngồi bàn cách đối phó nếu có chuyện gì xấu. Rồi lần nào, sau khi tỏ ra nghiêm trọng hóa vấn đề, ông Hách cũng gật gù: “Thằng cha Bạt này chui ở đâu ra mà giỏi thế, giỏi thật các ông ạ, phải công nhận”. Nguyễn Khắc Trường ngồi nghe, tay vuốt đùi, cười hề hề. Chị Lê Minh Khuê, với tư cách trưởng phòng biên tập, có quan điểm rõ ràng: “Viết hay, viết có trách nhiệm, yêu nước như lão Bạt đâu có nhiều”.
Để làm giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của cuốn sách, Nhà xuất bản mời một số cơ quan chức năng tham gia cuộc toạ đàm nhỏ về Suy tưởng ở khách sạn Horision. Tại đây, mọi người, cả “phe ta” lẫn “phe địch” đều nhất loạt khen Suy tưởng hết lời. Từ những nhà phê bình cực đoan, đến những cán bộ “đỏ roẹt” được cử xuống làm chân gỗ phối hợp với đại diện Ban Tư tưởng Văn hóa để “đánh” Suy tưởng, đều bày tỏ sự ngưỡng mộ với tác phẩm và tác giả của nó. Cứ như là mọi người quên mất nhiệm vụ chính trước khi đến cuộc họp này! Bản thân một chuyên viên của Ban tư tưởng văn hoá, trong giây phút bốc đồng ngẫu hứng còn cao giọng khẳng định: “Nguyễn Trần Bạt ngang bằng với một viện nghiên cứu chiến lược về đất nước”. Có lẽ vì quá nhiều người ủng hộ, cuối cùng đại diện của Ban Tư tưởng Văn hóa (lúc ấy chưa sáp nhập để thành Ban Tuyên giáo) cũng đành về hùa theo khen Suy tưởng hết lời.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

TRẦN THIẾU BẢO - NGƯỜI THỨ BA TRONG PHIÊN TÒA NHÂN VĂN GIAI PHẨM

 

Thái Kế Toại

Trần Thiếu Bảo sinh năm 1920 tại thị xã Thái Bình, nguyên quán ở làng Cổ Khúc (tức làng Khuốc, gốc chèo cổ), huyện Tiên Hưng, Thái Bình. Gia đình ông giàu có, làm nghề buôn bán. Lý lịch thì ghi gia đình địa chủ. Bản thân ông là tư sản. Văn hóa năm thứ tư trung học. Trước cách mạng đi học tham gia Hướng đạo, Hội Ánh sáng, Trí tri, Hội truyền bá quốc ngữ. Thôi học ông về tổ chức hiệu sách ở Thái Bình, liên hệ với các nhà xuất bản Hàn Thuyên, Đời Nay, Tân Dân… các báo Đông Pháp, Tiểu thuyết Thứ Bảy, với các văn nghệ sĩ như Bàng Bá Lân, Trương Tửu, Khái Hưng… Gia đình ông cũng có quan hệ với quan lại, công sứ Allemand và chánh mật thám Thái Bình.

Cách mạng thành công ông lên Hà Nội mở Nhà xuất bản Minh Đức.

Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Trần Thiếu Bảo lại về Thái Bình lúc đó là vùng tự do, vẫn quan hệ với văn nghệ sĩ để xuất bản sách. Ông được bầu vào Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc Liên khu Ba.

Năm 1950, Pháp đánh chiếm Thái Bình, Trần Thiếu Bảo tản cư vào Thanh Hóa, Sau mạng, nhà xuất bản vào Thanh Hóa lấy tên là Xây Dựng có Nguyễn Hữu Đang giúp sức xuất bản sách phục vụ kháng chiến. Được ông Đặng Thai Mai - Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Thanh Hóa giúp đỡ.


Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

CÓ NÊN LỚN TIẾNG DẠY DỖ THIÊN HẠ KHI CHÍNH TÁC GIẢ ĐẠO VĂN VÀ VIẾT THƠ ĐƯỜNG BẤT THÀNH CÚ

 




Đặng Văn Sinh



Tôi chưa hân hạnh được kết bạn với Khúc Hà Linh trên trên FB, nhưng có một face booker vừa gửi đến bài viết của ông về cách nhận diện thơ Đường và cách làm một bài thơ Đường. Status không dài nhưng giọng điệu cực kỳ cao ngạo, phản ánh tâm thức của một học giả “thượng thông thiên văn, hạ tường địa lý”, sặc mùi dạy đời, coi nhân quần chỉ là đám học trò thiểu năng trí tuệ, bảo sao nghe vậy.


Đọc xong, tôi bật cười. Bởi lẽ, tất cả những thứ Khúc Hà Linh viết về thơ Đường đều chỉ là sự xào xáo từ những cuốn sách đã xuất bản hoặc nguồn từ liệu có sẵn trên mạng internet. Hơn nữa, lý thuyết về thơ Đường từ khi nó xuất hiện đến nay, trải qua 1400 năm vẫn thế, nhai đi nhai lại chỉ khiến người ta bực mình theo kiểu cụ cố Hồng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

TRĂM NĂM CỤ TÔ HOÀI

 Hoàng Quốc Hải

TNc: Ngày 15-10-2020, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Tô Hoài (9-1920 - 10- 2020), trang nhà xin giới thiệu bài viết của nhà văn Hoàng Quốc Hải về cụ Tô Hoài


 Những năm còn nhỏ lắm, tôi đã được đọc ‘’ Xóm giếng ngày xưa’’, ‘’ O chuột’’. Những cuốn sách do các anh, chị tôi đọc nhiều năm trước đã nhầu nát.Ấn tượng trong tôi là một làng quê man mác, đẹp như cái làng tôi đang sống. Cũng có hội hè,đình đám, đói nghèo. Vui buồn lẫn lộn. Những ấn tượng đó theo suốt cuộc đời tôi như một kỷ niệm đẹp. Đó là chức năngmỹ cảm do văn chương đem lại. Thuở đó, đọc xong chỉ nhớ tên sách và cốt truyện, chứ chưa biết quan tâm đến tác giả. Vài năm sau lại được đọc “ Dế mèn phiêu lưu ký”, tới lúc đó mới thật sự biết Tô Hoài cũng là tác giả của những tập sách trước tôi đã đọc. Trong đầu óc non nớt của một cậu bé chưa đến 10 tuổi, thật sự lúc đó tôi coi người viết này giống như một vị thần. Nếu không, sao biết được đến từng chi tiết ở trong đầu không chỉ của con người, mà còn ở cả thế giới của loài vật. Và tôi ao ước,nếu tác giả này là một người thật, thì mong sao trong đời mình, chỉmột lần được nhìn thấy ông, cũng đã hạnh phúc.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

NGÂM KHÚC VỀ ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VN KHÓA 8 - 2010


Nguyễn Xuân Diện


TNc: Đại hội Hội Nhà văn VN lần thứ 10 đang được vận hành các khu vực để tháng 11 này Đại hội toàn quốc. Trang nhà đưa lại một số tư liệu các đại hội trước để ôn lại kỉ niệm thời gian qua



ĐẠI HỘI VIII HỘI NHÀ VĂN NGÂM KHÚC
(họp tại Hà Nội từ 2- 6/8/2010)


(phỏng theo Chinh phụ ngâm khúc)
Lời dẫn của Trần Nhương: TS Nguyễn Xuân Diện dân Hán Nôm nhưng bạn bè văn chương hơi bị nhiều. Dịp ĐH VIII (2-5/8/2010) ông vác laptop đến ĐH làm tin và sáng tác kịp thời khúc ngâm này. Sau 10 năm đọc lại thấy rất không khí và bám sát diễn biến ĐH. Xin mời các bạn đọc lại cho vui để chào mứng ĐH 10 sắp họp..

Khúc Một: Tiền Đại hội
2.8.2010
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!
Khắp các web dở hay mọi nhẽ
Khói thuốc lào vần vũ quán văn!
Khắp nơi tán chuyện văn nhân lăng nhăng,
Nửa đêm tâm sự xa gần niềm riêng

.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

ĐẠI HỘI (hội nhà văn VN) KHU VỰC CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG (khóa 9)

 

ĐẠI HỘI (hội nhà văn VN) KHU VỰC CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG (khóa 9)

Trần Nhương






@ 124 nhà văn trúng cử đi Đại hội 9 và một số dự khuyết

Dù vào ngày thứ Bảy, dù thời tiết Hà Nội hôm nay 23-5-2015) nắng trên 37 độ, các nhà văn khối này vẫn nườm nượp kéo về hội trường Báo Nhân dân để họp đại hội. Nhiều đồng nghiệp vừa qua ốm đau, phẫu thuật cũng cố đến dự như Trần Chinh Vũ, Mai Linh, Lê Đình Cánh...Nhiều nhà văn đang mạng trọng bệnh cũng đến dự như để chia tay bạn bè. Vui gặp gỡ nhưng cũng buồn nao lòng !

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

THƯ GỬI THỦ TƯỚNG VỀ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

 TS Tô Văn Trường





Kính gửi: Anh Bảy Phúc
Sau phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm, trên mạng xã hội như có đợt “sóng gầm” nhiều người dân công khai phản ứng mạnh mẽ cho rằng các cơ quan pháp luật đã phạm sai lầm nghiêm trọng dùng cường quyền để trị dân. Nếu tuân thủ quy định của Đảng và luật pháp thì hậu quả sẽ không nặng nề như vậy.
Tôi xuất thân từ gia đình nông dân ở vùng quê nghèo khó Thái Bình. Gia đình tôi, nhiều bà con ruột thịt tham gia lực lượng vũ trang cả bên quân đội và công an từ thời chống Pháp, chống Mỹ nên khi thấy 4 đồng chí là cụ Kình và 3 chiến sĩ công an hy sinh trong thời bình rất đau buồn, day dứt vì nỗi đau này, chẳng phải của riêng ai.
Để tường minh trước công luận, Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân, dưới góc nhìn của người làm công tác khoa học khách quan, trung thực, và nhà báo độc lập, tôi viết thư này để Anh Bẩy có thêm thông tin xem xét, tham khảo:
1. Phiên tòa xét xử vụ án ở Đồng Tâm thu hút sự quan tâm rất rộng lớn của người dân và của nhiều nước phương Tây. Xét xử thiếu công tâm sẽ đem lại hậu quả rất lớn. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo cấp cao (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội).

* Tranh Trần Nhương kí họa TS Tô Văn Trường

MẨU CHUYỆN CŨ VỀ VỤ NÔNG DÂN THÁI BÌNH "NỔI LOẠN"

 Nguyễn Ngọc Dương


…Năm 1997, một lần đi công tác ở Ban Dân vận Trung ương (105B Quán Thánh – HN), làm việc với các vụ chức năng xong, tôi lên gõ cửa phòng Trưởng ban Phạm Thế Duyệt. Vào đúng giờ ăn trưa, thấy trên bàn làm việc của ông có một hộp “cơm bụi”, ai đó vừa mua cho ông. Tôi hỏi: “suất ăn trưa của bác đây à?”. Ông đáp: “Mình muốn ra quán, nhưng anh em nó không cho đi. Buổi trưa nó mua cho một suất cơm hộp. Ăn xong nghỉ một lát chiều còn làm việc”.

Có lần anh Trịnh Xuân Giới, Phó ban thường trực nói nhỏ với tôi: “Anh Duyệt đúng là một mẫu hình về cán bộ dân vận. Anh ấy giản dị lắm, vừa làm Bí thư Hà Nội chuyển về nhưng phong cách như nông dân, thật thà, gần gũi…”.

Cũng trong chuyến đi đó, tôi được nghe ông Phạm Thế Duyệt chia sẻ về việc xử lý vụ nông dân Thái Bình “nổi loạn”. Ông cho chúng tôi xem một băng video quay rất chi tiết và chuyên nghiệp những hình ảnh hàng nghìn nông dân ở Quỳnh Phụ biểu tình dọc quốc lộ, tiến thẳng về trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong đoàn người đó có đủ thành phần, cả người cao tuổi, đi rất trật tự, đúng luật giao thông. Nhiều cụ ngực đầy huân chương. Ấn tượng nhất là hình ảnh một bà mẹ Việt nam anh hùng đi đầu đưa chiếc kìm cộng lực vào ổ khóa cổng Ủy ban nhân dân tỉnh cắt khóa để đoàn người tiến vào trụ sở cơ quan công quyền, đòi gặp Chủ tịch… Đúng là lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hình ảnh người dân bức xúc với chính quyền cơ sở, phải kéo nhau lên tận tỉnh

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VÌ SAO CHƯA GỌI TÊN NHỮNG TÁC GIẢ QUEN THUỘC?


Lê Thiếu Nhơn

 

Giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật đã được trao 4 lần vào các năm 2001, 2007, 2012 và 2017. Vì sao xuất hiện Giải thưởng Nhà nước? Vì trước đó, vào năm 1996 và năm 2000, đã có Giải thưởng Hồ Chí Minh ghi nhận đóng góp của những nhân vật lừng lẫy như Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Bính, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lưu Quang Vũ… Vậy những người có thành tích mỏng hơn một chút, thì không lẽ lãng quên? Nói cách khác, Giải thưởng Nhà nước ra đời, để tránh thiệt thòi cho những tác giả chưa đạt tầm cỡ Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Giải thưởng Nhà nước là một sự trọng thị của quốc gia đối với các tác giả, tiền thưởng tương đối cao nhưng cốt lõi vẫn khiến nhiều người quan tâm vì yếu tố “một miếng giữa làng”. Người được nhận Giải thưởng Nhà nước thì vẻ vang lắm. Thậm chí, một tác giả ở Thái Bình còn tổ chức khoe thành tích một cách rình rang ở xã mình với băng rôn “Lễ đón nhận Giải thưởng Nhà nước do Chủ tịch Nước trao tặng”. Thế nhưng, Giải thưởng Nhà nước xác lập giá trị sáng tạo của cả cộng đồng, không thể dựa trên tâm lý “được hoa mừng hoa, được nụ mừng nụ”. Giải thưởng Nhà nước cần phải được trao cho các tác giả theo tiêu chí công bằng và xứng đáng.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

THỤY AN CŨNG MỘT SỐ PHẬN BI THẢM


Thái Kế Toại

Nhà văn, nhà báo Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến (1916-1989), sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở làng Hòa Xá, quận Vân Đình, tỉnh Hà Đông, là con ông Lưu Tiến Ích và bà Phùng Thị Tôn. Đây là người phụ nữ duy nhất bị kết án tù do bị tố cáo là gián điệp, phản động trong vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm.

Chồng Lưu Thị Yến là nhà văn, nhà giáo Bùi Nhung bút hiệu là Băng Dương, em ruột học giả Bùi Kỷ. Ông Bùi Nhung hai lần làm giám đốc đài phát thanh Hà Nội từ 1948-49, và 1951-52, rồi giám đốc đài phát thanh Hải Phòng năm 1954 (trong thời gian 180 ngày trước khi vĩ tuyến 17 đóng lại. Ông bà sinh bảy con, một người mất sớm, còn lại là: An Dương (1934), Thụy Băng (1937), Thư Linh (1938), Dương Chi (1939), Ngọc Trinh (1943) và Châu Công (1945). Nhưng sau bà ly thân với chồng từ 1949. Không ly dị vì cả hai đều theo đạo công giáo. Bùi Nhung liên hệ tình cảm với bà Lưu Thị Trạch, tên thường gọi là Việt. Bà Trạch là em ruột của bà Thụy An, nên Thụy An im lặng rút lui, nhường chồng cho em.

Vào năm 1951, Thụy An đưa bốn trong sáu người con, vào sinh sống ở Sài Gòn. Đó là An Dương, Thu Linh, Ngọc Trinh và Châu Công. Hai người còn lại là Thụy Băng và Dương Chi sống với ông Bùi Nhung và bà vợ sau của ông Nhung.


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

THẤY GÌ QUA CẨM NANG CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC


GS Trần Ngọc Vương




Hai cuốn sách tuyên truyền hai hướng khác nhau. Xưa nay Trung Quốc là vậy, luôn đưa ra khả năng này, khả năng kia. “Trung Quốc mộng vẫn trên tinh thần vừa thừa tiến, vừa uốn nắn tinh thần của “Tô tem sói. Song, viết “Trung Quốc mộng, Lưu Minh Phúc mới chỉ tiếp cận một góc tham vọng của nhà cầm quyền

Giáo sư Trần Ngọc Vương: Tôi sốc khi đọc được cẩm nang thủ đoạn chính trị của Trung Quốc

Hơn bốn mươi năm qua, Trung Quốc là thế lực duy nhất đe dọa độc lập chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ nước ta. Giáo sư Trần Ngọc Vương - người đã miệt mài nghiên cứu về Trung Quốc từ tuổi đôi mươi đến nay - nhận định: “Người Trung Quốc, đặc biệt là giới cầm quyền, luôn tin vào não trạng của mình. Họ luôn giương đông kích tây, trong đầu luôn có các loại mưu kế. Thậm chí, họ còn tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra và luôn có sẵn “bài” để đối phó với từng tình huống tưởng tượng đó. Đây là đặc điểm kinh hoàng nhất của giới chính trị Trung Quốc”. Báo Phụ Nữ TPHCM đã có cuộc trò chuyện với ông.

Họ muốn nhanh chóng hiện thực hóa “Trung Quốc mộng”

Phóng viênNăm 2009, Trung Quốc xuất bản cuốn “Trung Quốc mộng, tác giả là đại tá Lưu Minh Phúc, một giáo sư của Đại học (ĐH) Quốc phòng Bắc Kinh. Những hành vi quấy phá của Trung Quốc ở Biển Đông cũng tăng dần đều từ năm 2009. Nhân vật này có vai trò gì trong việc Trung Quốc đẩy mạnh các hành vi phi pháp đó không, thưa giáo sư?

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

"ÔNG VANGA" VIỆT DỰ BÁO COVID 19 CÁCH ĐÂY 16 NĂM


Đào NguyênBÁO TIỀN PHONG

TPO - Một người ham vui như thi sĩ Trần Nhương hóa ra lại quan tâm thời cuộc, khi ông đề cập mối nguy hại của những con virus, trong đó có virus gây nên dịch COVID- 19 trong một bài thơ viết cách đây 16 năm. Nhiều người đã tặng cho Trần Nhương biệt danh mới: “Ông Vanga”

Theo nhà thơ Trần Nhương, bài thơ được ông viết năm 2004, sau đó được in trong tập “Thơ Trần Nhương chọn lọc”, NXB Hội Nhà văn 2017. Bài thơ có tựa đề: “Những con virus”. Đáng chú ý là đoạn thơ mở đầu: “Virus computer/Virus cúm gà/Virus viêm đường hô hấp/Virus viêm gan B/Thời hiện đại chúng thay hình đổi dạng”.

Dự báo là một trong những chức năng của văn học. Tiểu thuyết gia kinh dị người Nam Phi Deon Meyer trong tác phẩm Koors (Cơn sốt) viết bằng tiếng Nam Phi (2016), sau đó được dịch sang tiếng Pháp thành L’année du lion (Năm sư tử) (2017) đã mô tả chính xác virus corona và sử dụng cả cụm từ “dịch bệnh corona toàn cầu”. Tiểu thuyết gia người Mỹ Dean Koontz trong cuốn tiểu thuyết kinh dị “The Eyes of Darkness”, xuất bản năm 1981, đã nói đến một loại virus nguy hiểm, có tên “Vũ Hán- 400”, được tạo ra từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán…

“Ông Vanga” của làng thơ Việt dự báo COVID-19 cách đây 16 năm - ảnh 1"Ông Vanga" làng thơ Việt "tự sướng" (Ảnh: FBNV)

Tài dự báo dịch COVID-19 hầu hết thuộc về các tiểu thuyết gia. Chưa thấy một nhà thơ nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới dự đoán trúng về con virus nguy hiểm đang hoành hành hiện nay.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

TỬ PHÁC – MỘT SỐ PHẬN BI THẢM


Lê Hoài Nguyên
Hình ảnh có thể có: 1 người, ảnh cận cảnh


Nhạc sĩ Tử Phác là một trong những số phận bi thảm nhất trong các nhân vật chủ chốt của Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

Cần phải giải thích thêm là tại sao tôi dùng chữ Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bởi vì ngay gần đây vẫn có người muốn phân biệt rạch ròi là ông này, ông kia chỉ viết ở báo này, báo nọ không dính dáng gì đến báo Nhân Văn hoặc tạp chí Giai Phẩm cả. Đúng là như thế, có những người như thế, như ông Phan Ngọc vừa mới mất chẳng hạn. Tất nhiên ở thời kỳ đó cách dùng thuật ngữ chưa được chuẩn lắm nhưng căn cứ vào tầm vóc của sự kiện, ảnh hưởng sâu rộng toàn xã hội của nó, biện pháp đối phó xử lý các đối tượng của chính quyền, Nhân Văn Giai Phẩm không phải chỉ là một nhóm mà là cả một trào lưu dân chủ rộng lớn ở miền Bắc được sự hưởng ứng trong khắp các tầng lớp nhân dân, trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, giáo viên, sinh viên. Chưa có sự hình thành tổ chức cụ thể nhưng Nhân Văn và Giai Phẩm là trung tâm, là nơi phát đi những làn sóng xung động mạnh mẽ. Thế mới biết rằng trong buổi đầu của xã hội toàn trị chính quyền luôn luôn lo ngại ảnh hưởng của văn học nghệ thuật là vì thế.

Còn với nhạc sỹ Tử Phác, tại sao gọi ông là một trong những số phận bi thảm nhất của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm? Trong số các nhân vật chủ chốt của phong trào này có nhiều người rơi vào bi thảm, nhưng chỉ có một số ít là bi thảm nhất. Ngoài mức án, mức độ cắt bỏ chế độ chính sách, Tử Phác còn là người chết vì ung thư năm 1982, cho đến nay chưa được một chút gì của chính sách đổi mới, phục hồi như cho các chiến hữu bạn ông.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

PHÁC THẢO TRANH CỦA TRẦN NHƯƠNG

GIẶC VỀ LÀNG


THÀNH HOÀNG
 

ĐÔI DÒNG VỀ NHÀ VĂN VŨ TÚ NAM


Trần Nhương


Năm 1993 tôi từ nhà xuất bản Quân đội chuyển ngành ra Hội Nhà văn là do BCH và Tổng thư kí Vũ Tú Nam đồng ý. Năm đó có 3 nhà văn về đội hình của Hội là tôi, Nguyễn Khắc Trường và Nguyễn Quang Thiều (2 anh quân đội, 1 anh công an). Hội phải làm công văn lên Ban Tư tưởng và Văn hóa đồng ý mới được tiếp nhận.
Đại hội Hội Nhà văn khóa 4 diễn ra ở Hội trường Ba Đình năm 1989 rất nhiều kịch tính. Nhà văn Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư kí từ năm 1958 đến đại hội 4 là 31 năm lãnh đạo Hội nay nghỉ để gánh trọng trách Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam.Nhà văn Vũ Tú Nam làm Tổng thư kí.

Nhà văn Vũ Tú Nam làm Tổng thư kí vào thời kì sôi động và quyết liệt. Báo Văn nghệ tung ra nhiều truyện ngán nổi tiếng . Đặc biệt quả in truyện ngán Linh nghiệm của Trần Huy Quang gây chao đảo báo Văn nghệ và TBT Hữu Thỉnh. Chính nhà văn Vũ Tú Nam và BCH Hội đã lí giải và bảo vệ Hữu Thỉnh và báo Văn nghệ.TBT Hữu Thỉnh tai qua nạn khỏi vẫn giữ chức TBT còn Trần Huy Quang lên bờ xuống ruộng, treo bút cả chục năm... Năm 1990 rất nhiều những tác phẩm giá trị được giải thưởng như NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA, BẾN KHÔNG CHỒNG,,,Có thể nói nhà văn Vũ Tú Nam ghi một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Hội Nhà văn.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

NGHĨ VỀ NHÀ VĂN TÚY HỒNG


Nguyễn Thị Thu Trang


Nữ nhà văn Túy Hồng (1938-2020)>>>>
27 | Tháng Một | 2014 | Một thời Sài Gòn

 

Tin nhà văn Túy Hồng mất ngày 19 /07/ 2020, làm xáo trộn ký ức của nhiều nhà văn và người đọc, nhất là độc giả miền Nam giai đoạn trước 1975. Nhiều người chợt nhớ trong khi rất nhiều nhà văn khác như Nguyễn Mộng Giác, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị NgH… đều đã có tác phẩm được in lại, riêng Túy Hồng vẫn chưa; một số người còn tưởng Túy Hồng đã đi xa lâu lắm. Chợt nhớ đến câu thơ của Đỗ Phủ: “Văn chương thiên cổ sự/ Đắc thất thốn tâm tri” (Văn chương là sự nghiệp muôn đời/ Được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Trong tấc lòng nhỏ bé, hạn hẹp của tôi, văn chương Túy Hồng vẫn còn ám ảnh, nhiều nhất là những gì bà viết về Huế và về thân phận người phụ nữ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chính trong bài viết về Túy Hồng so sánh Túy Hồng và Nhã Ca: Cả hai đều là người Huế, đều là nhà văn nổi tiếng, đều lấy chồng là văn/ thi sĩ và nhận xét “Chất Huế có phần đậm nét trong văn của Nhã Ca, từ ngôn từ cho đến cảnh trí”. Tuy nhiên, không chỉ Túy Hồng, Nhã Ca, mà cả Nguyễn Thị Hoàng, Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo,… đều là những cô gái Huế “chính hiệu”. Họ đóng góp rất nhiều vào đời sống văn chương sôi động, nhiều màu sắc ở miền Nam trong suốt những năm trước 1975. Nhã Ca có nhiều tác phẩm gắn với Huế từ nhan đề đến nội dung, nhưng trong văn chương Túy Hồng, chất Huế qua lăng kính của nhà văn thường được khúc xạ, phát tán thành quang phổ nhiều màu rất lạ mà quen.

THÀNH HOÀNG LÀNG (phác thảo tranh)


 
THÀNH HOÀNG LINH THIÊNG
KẺ ĐỘC ÁC SẼ KHÔNG THOÁT TỘI.. 

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

HỌC GIẢ PHAN NGỌC: TRÍ THỨC PHẢI LO LẮNG VỀ ĐẤT NƯỚC

 

Kiều Mai Sơn


VHSG- Nhà ngôn ngữ học Phan Ngọc quê ở Nghệ An, một tên tuổi hàng đầu trong giới nghiên cứu và dịch thuật nước ta đã từ trần lúc 20h40 ngày 26.8 tại Hà Nội, hưởng thọ 96 tuổi. Tưởng nhớ một bậc thầy và học giả đáng kính, VHSG xin trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà báo Kiều Mai Sơn về ông.

Nhà ngôn ngữ học Phan Ngọc (1925-2020). Ảnh: Phạm Long.

Dù tung hoành đủ cả các ngành văn học, ngôn ngữ, văn hóa học… song học giả Phan Ngọc luôn tự nhận mình là người sống nhỏ bé.

Công trình nghiên cứu “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” và “Văn hóa Việt Nam một cách tiếp cận mới” của ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên (năm 2001).

Đồng thời, ông còn là tác giả nhiều công trình xuất sắc khác: “Bản sắc Văn hóa Việt Nam”, “Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với Pháp”, “Thức nhận về Văn hóa Việt Nam”, “Giải thích văn học bằng ngôn ngữ học”, “Thi Thánh Đỗ Phủ và một nghìn bài thơ”…

“Tôi có đạo Nho, tôi sống nhỏ bé”, ông chia sẻ với người viết bài này trong những cuộc trò chuyện trong các năm trước. Bước sang tuổi 95, như lời ông vẫn hằng nói, sức khỏe cố nhiên là không được tốt như trước. Tôi lật lại từng trang nhật ký những lần nghe ông bà kể chuyện, ngồn ngộn tư liệu về một thời đã qua.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

NHÀ VĂN THIÊN SƠN: “GIÓ BỤI ĐẦY TRỜI vượt qua những giới hạn thông thường

 

Anh Thư (thực hiện)





Thiên Sơn là nhà văn với những sáng tác đa dạng gồm cả thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết. Anh là tác giả bộ tiểu thuyết “Đại gia” từng gây xôn xao dư luận trong thời gian dài; từng là tác giả trẻ nhất được trao giải trong cuộc thi tiểu thuyết lần thứ III của hội nhà văn Việt Nam. Thiên Sơn không chỉ dấn thân vào đề tài xã hội đương đại nóng bỏng và gai góc; đề tài lịch sử hiện đại đầy bi hùng và làm sống lại những nhân vật, sự kiện chìm lấp trong thời gian; anh còn dành sự quan tâm đặc biệt đến những phận người đau khổ và tái hiện trên những trang viết bằng cảm xúc sâu lắng. Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với anh về tác phẩm tiểu thuyết lịch sử “Gió bụi đầy trời” mới ra mắt và được bạn đọc rất quan tâm. Gió Bụi Đầy Trời mới ra mắt giữa tháng 8 vừa rồi, lôi cuốn độc giả vì tính chất lịch sử hỗn loạn, phức tạp và gay cấn của thời kỳ 1945 - 1946, những vấn đề này được anh khắc hoạ rõ nét, sống động và chân thực. Anh có thể chia sẻ gì về "đứa con tinh thần" mà anh đã dành nhiều năm tâm huyết? TS: Tôi muốn làm mới cách nghĩ của người đọc về lịch sử, bù lấp những khoảng trống mà các sử gia không thể đề cập đến, dựng lên một bức tranh lịch sử rộng lớn và bi hùng về một giai đoạn cực kỳ quan trọng của lịch sử hiện đại. Có thể nói, lần đầu tiên trong một cuốn tiểu thuyết Việt Nam cùng xuất hiện những nhân vật lớn nhất ở các xu hướng chính trị khác nhau, đối lập nhau: phía các nhà lãnh đạo Việt Minh như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Huỳnh Thúc Kháng; phía Việt Nam quốc dân đảng có Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh; Việt Nam độc lập đồng minh hội có Nguyễn Hải Thần; phía chính quyền Nam triều có vua Bảo Đại, thủ tướng Trần Trọng Kim; phía quân đội Trung Hoa có tướng Lư Hán, Tiêu Văn; phía Pháp có Jean Sainteny, Georges Thierry d'Argenlieu, Leclerc... 

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

ĐI TÌM DỊCH GIẢ TRẦN DẦN

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Hình ảnh có thể có: 1 người, ảnh cận cảnh

Có một lời đề từ trong một cuốn sách dịch cứ đóng xích trong tâm tư tôi suốt mấy chục năm ròng, không chỉ vì nội dung độc đáo mà còn vì thân phận đặc biệt của nó: “Tôi tặng cuốn sách này cho những ai bụng nhồi đầy tiếng Hy-lạp, tiếng La-tinh, mà chết đói” - Juyn Valex (Cậu Tú, Nxb Văn học, 1974).

Cả bộ ba tiểu thuyết dịch Jăc Vanhtrax (trilogie) gồm: “Chú bé”, “Cậu Tú”, “Người khởi nghĩa” của nhà văn Pháp Juyn Valex tôi đã mua được trong lần đi coi thi tốt nghiệp phổ thông trung học tại huyện Sông Mã (Sơn La), ở một hiệu sách mà chỉ giáo viên cấp III phố huyện mới là khách thường xuyên. Ban ngày coi thi (mà số giám thị còn đông hơn thí sinh), buổi tối ngồi tán gẫu bên bếp lửa với anh em giáo viên tập thể nhà trường, tôi có đem khoe bộ sách mới mua được và thắc mắc với bạn đồng nghiệp: “Vì sao cả ba cuốn sách đều không đề tên người dịch, trong khi đó thì lại có tên của người làm bìa sách?”


Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

TIẾNG VIỆT KỲ DIỆU (2) (tiếp kỳ trước)

 

Nguyễn Hải HoànhTất cả Từ điển tiếng Việt - Apps on Google Play


























Nhờ có chữ Nho, dân tộc ta đã ra khỏi thời kỳ tiền sử, tiến sang thời đại văn minh có chữ viết để ghi sử sách, tiếp thu nền văn hóa Trung Hoa, tổ chức hệ thống chính quyền, xã hội... theo mô hình mới trong mấy nghìn năm.

Tuy vậy chữ Nho có nhược điểm không ghi âm được tiếng Việt, không thể dùng để nói, chỉ dùng để viết, không phản ảnh được ngôn ngữ bình dân, vả lại chỉ tầng lớp quan lại và trí thức mới biết chữ Nho. Vì vậy phạm vi sử dụng chữ Nho rất hạn hẹp.

Để sửa nhược điểm không ghi được tiếng Việt của chữ Nho, sau khi nước nhà giành độc lập, vào khoảng thế kỷ XII tổ tiên ta đã làm một thử nghiệm táo bạo về ngôn ngữ: sáng tạo chữ Nôm có yếu tố biểu âm và biểu ý, ghi được âm tiếng Việt.

Chữ Nôm mượn tự hình chữ Hán để ghi tiếng Việt, vì thế phải biết chữ Hán mới học được chữ Nôm, do đó phụ thuộc Hán ngữ và khó phổ cập. Hơn nữa các triều đại phong kiến ở ta (trừ triều đại nhà Hồ và nhà Tây Sơn) do mù quáng sùng bái chữ Hán mà coi thường và cản trở phát triển chữ Nôm, không công nhận là chữ viết chính thức, chỉ coi là chữ viết của dân thường, vì thế chữ Nôm chưa được hoàn thiện, âm đọc chưa chính xác.

Tuy vậy, do chữ Nôm thể hiện ý thức độc lập dân tộc, lại có thể thể hiện được lời ăn tiếng nói và nỗi lòng của tầng lớp bình dân, cho nên từ thế kỷ XV nhiều nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v... đã hăng hái dùng chữ Nôm sáng tác, tạo dựng được một nền văn học chữ Nôm có bản sắc dân tộc, trội hơn hẳn văn học chữ Nho, mở ra một thời đại phát triển rực rỡ nền văn minh Việt.


Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

TIẾNG VIỆT KỲ DIỆU (1)

 

Nguyễn Hải Hoành


Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. Không ít người Hán sang Việt Nam định cư, lập dòng tộc ở ta; dần dần họ đều bị người Việt đồng hóa, và đều chống lại sự xâm lược của TQ. Hiện nay một số dòng họ ở ta tự nhận có gốc TQ, như họ Hồ có thủy tổ là Hồ Hưng Dật quê Chiết Giang TQ (xem: Cổng Thông tin họ Hồ Việt Nam). Có ý kiến cho rằng những họ khoa bảng nổi tiếng giỏi chữ Hán là có gốc TQ. Dù thế nào đi nữa, dân tộc ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất với dân tộc Hán –– ngôn ngữ, trước tiên là tiếng nói, sau đó là chữ viết, như trình bày dưới đây.

Có thể nói ngôn ngữ là thế mạnh độc đáo của nòi giống Việt; không có ưu thế đó, dân tộc ta không thể nào thoát khỏi thảm họa bị Hán hóa sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Tiếng Việt tiềm ẩn những đặc điểm kỳ diệu nào đó mà chúng ta chưa thấy hết. Tiếc thay vẫn có người đơn giản cho rằng tiếng Việt có gốc tiếng Hán. Tâm lý tự ti ấy cản trở việc nghiên cứu các thành tựu ngôn ngữ của tổ tiên ta, khiến chúng ta chưa đánh giá đúng mức các thành tựu đó, dẫn đến cách dùng tiếng Việt tùy tiện cẩu thả, khác xa thái độ của tổ tiên ta đối với chữ Nho. Hãy xem người Hàn Quốc tôn sùng chữ Hangul biểu âm do họ tự sáng tạo (năm 1443) như thế nào: Nước họ có riêng một ngày hội kỷ niệm chữ Hangul. Chữ Quốc ngữ của ta tuyệt vời như thế mà cho tới nay chưa được tôn vinh xứng đáng. Nghĩ mà xấu hổ, trong khi ai cũng nói dân tộc ta có bốn nghìn năm văn hiến.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

PHÁT TRIỂN NGHỊCH LÍ Ở VIỆT NAM

 

Nguyễn Quang Dy



“Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình, ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta”. (Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, 25/12/2019).

Phát triển là một nhu cầu khách quan và tất yếu của xã hội loài người. Nhu cầu đó càng cấp bách tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Sau khi đổi mới “vòng một”, Việt Nam phát triển với tốc độ cao vào loại “nhất nhì khu vực”. Theo báo chí tuyên truyền, Việt Nam có nhiều thành tích đứng đầu, làm thế giới khâm phục. Phải chăng đó là bệnh thành tích?

Việt Nam càng phát triển nhanh thì đất nước càng tụt hậu, mà vẫn chưa công nghiệp hóa. Trong khi tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến cạn kiệt và môi trường bị xâm hại nặng nề thì Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Trong khi một số đại gia đã trở thành tỷ phú thì đa số người dân nghèo đi. Phải chăng đó là nghịch lý phát triển?

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam theo “mô hình không chịu phát triển”. Nói cách khác, phát triển ở Việt Nam không theo đúng quy luật. Đây là một vấn đề cần đặt ra không chỉ cho các chuyên gia kinh tế hay các quan chức chính phủ, mà còn cho toàn xã hội. Muốn phát triển bền vững, Việt Nam phải đổi mới thể chế. Trong khi chờ các chuyên gia kinh tế lý giải về nghịch lý phát triển của Việt Nam, hãy điểm qua vài vấn đề nổi cộm.


Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

ẤN TƯỢNG NGUYỄN QUANG THIỀU

 


Hữu Thỉnh




Bài viết của tôi có thể có một cái tên khác: Tôi thay đổi thói quen để tiếp nhận Nguyễn Quang Thiều. Không có cái gì tương đối như là tiếp nhận văn chương. Bởi vì tiếp nhận văn chương nó gắn với chủ thể, với sở thích, với tâm trạng, với hoàn cảnh, với những trải nghiệm riêng… Thay đổi thói quen trong tiếp nhận văn chương là tôn trọng những cái khác biệt, tìm đến những vẻ đẹp bổ sung hướng tới đa dạng hóa đời sống thơ ca của chúng ta. Một nỗ lực văn hóa vượt ra ngoài mọi sự khen chê. Tôi có lẽ là một trong số người thuộc Thiều nhất, cả về đời sống cả về thơ ca. Và tôi đinh ninh từ thời cùng làm việc ở báo Văn nghệ, thế nào rồi cũng phải viết về Nguyễn Quang Thiều.

THƯ GỬI BẠN ĐỌC CỦA NHÀ VĂN TRƯƠNG KHÁNG KHÁNG (Trung Quốc)

 


Theo FB Hà Phạm Phú


Hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, núi, ngoài trời và thiên nhiên











P/s: Trương Kháng Kháng (Zhang Kangkang), sinh năm 1950, quê ở Hàng Châu, Chiết Giang, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1966, bà đến Bắc đại hoang lao động, dài 8 năm. Bà đã từng là thành viên của Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc trong ba nhiệm kỳ, đã từng làm việc tại Quốc vụ viện năm 2009. Hiện nay
Trương Kháng Kháng là PCT Hội Nhà văn Trung Quốc. Do lên tiếng bênh vực nhà văn Phương Phương viết "Nhật ký Vũ Hán" bà đã bị các dư luận viên và bọn cuồng tín tấn công, xếp bà vào loại "phản động", gọi là "Phương Phương phương Bắc". Phản ứng lại bà đã viết thư ngỏ gửi độc giả, nội dung được dịch như dưới đây :

Thư ngỏ của Trương Kháng Kháng

Điều tôi muốn nói là, các bạn thân mến, đừng bị quấy rầy bởi những kẻ B ngu ngốc, đừng tranh cãi với những kẻ B ngu ngốc, hãy để những kẻ B ngu ngốc được được hưởng một chút khoái lạc (vui vẻ). Tranh luận với họ là vô nghĩa, nên việc tiêu tốn thời gian quý báu của bạn lại càng vô nghĩa. Điều duy nhất mà những kẻ B ngu ngốc có thể đóng góp hoặc có chút tác dụng là khoảnh khắc bọn họ đi đến cái chết - đây là thời điểm vinh quang nhất để thể hiện giá trị của cuộc sống của họ. Vì vậy, những người bạn thân yêu nhất của tôi, đừng bao giờ tranh cãi với những kẻ B ngu ngốc.


Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

KHỦNG HOẢNG XÃ HỘI BẮT ĐẦU TỪ GIA ĐÌNH QUA TIỂU THUYẾT “CÕI MÊ”


Đặng Văn Sinh



Có thể xem “Cõi mê” thuộc loại tiểu thuyết thế sự. Là tiểu thuyết bởi nó có cả một hệ thống nhân vật trải rộng trong những vùng không gian khác nhau, kéo dài già nửa thế kỷ đầy biến động của lịch sử dân tộc. Là thế sự, bởi nó luôn cập nhật được sự vận động của cấu trúc hạ tầng thể hiện khá rõ qua những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đương đại trên nền tảng một hệ điều hành vĩ mô không dựa trên quy luật phổ quát mà tự tạo ra luật chơi riêng như là phát minh độc đáo của những người thuộc “bên thắng cuộc”. Nhìn một cách tổng quát, toàn cảnh xã hội của “Cõi mê”, nhất là không gian, trước đây vốn là thành phố Sài Gòn, như là thủ phủ của miền Nam, người ta không khó khăn mấy để nhận diện bản chất của nó. Đó là một xã hội được hình thành bởi hệ ý thức vay mượn, thiếu nền tảng triết lý, điều hành một nền kinh tế những năm đầu sau 1975 là kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, duy ý chí dẫn đến suy thoái trầm trọng. Dân đói. Đất nước hỗn loạn khiến hàng hàng triệu người tìm mọi cách rời bỏ quê hương đi tìm miền đất hứa. Cuối cùng, những nhà quản trị quốc gia cũng nhìn thấy sai lầm ở tầm chiến lược nhưng lại chỉ sửa chữa một cách nửa vời, giữ nguyên cấu trúc thượng tầng, đổi mới kinh tế bằng cách xóa bỏ bao cấp, mở cửa một phần thị trường tự do nhưng lại gắn thêm cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” với lý do “ổn định chính trị”. Sự vênh vẹo giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng chính là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy chết người mà vấn nạn tham nhũng là một thứ giặc nội xâm có sức tàn phá triệt để mọi thành quả cách mạng do những người cộng sản đã dày công vun đắp qua nhiều thế hệ. Sự ông chẳng bà chuộc này tạo ra một guồng máy quản lý nhà nước đầy khuyết tật. Nó có sức công phá mãnh liệt vào thành trì gia đình, làm tan rã mọi hệ giá trị truyền thống, hủy hoại cả một nền văn hóa mà chẳng cần đến những vũ khí tối tân như tên lửa đạn đạo hay bom nguyên tử. Gia tộc đại tá Nguyễn Kỳ Hòa sống trong môi trường xã hội đặc biệt như thế nên chuyện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không thể tránh khỏi. 

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

TS DIÊM LỆ MỘNG: QUAN CHỨC CẤP CAO ĐCSTQ CÓ THUỐC ĐẶC TRI VỈUT VŨ HÁN

Theo DKN

Nhà virus học Diêm Lệ Mộng (ảnh chụp màn hình youtu.be/7voTUuVT5i4).

Thế giới bên ngoài nhận thấy rằng trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đến nay vẫn không có tin tức nào về các quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị lây nhiễm. Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một chuyên gia về virus học Trung Quốc đã trốn sang Hoa Kỳ, gần đây trong một chương trình phát sóng trực tiếp giữa nhà bình luận Lộ Đức (Lu De) và một cựu chiến lược gia Toà Bạch Ốc đã công bố rằng thuốc Hydroxychloroquine (thuốc chống sốt rét), viết tắt là HCQ, thực sự có thể làm giảm các triệu chứng do virus viêm phổi Vũ Hán mang đến. Do đó, các quan chức cấp cao đang dùng thuốc này như một biện pháp phòng ngừa.

Trong tiết mục phát sóng trực tiếp vào ngày 31/7/2020, tiến sĩ Diêm Lệ Mộng tiết lộ rằng thuốc Hydroxychloroquine (HCQ) thực sự có tác dụng trị liệu rất hiệu quả đối với các tác hại do virus gây ra cho cơ thể con người và nó có thể nhắm vào các cơ chế gây bệnh của virus một cách hữu hiệu.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

CHÚNG TÔI THƯỢNG CỜ GIỮA ĐẢO TRẦN – NƠI BIỂN BẮC


Võ Bá Cường





Từ Hòn Gai, qua Khe Tù, xe chúng tôi chạy dài theo những cánh rừng đậm nhạt, tời Tiên Yên. Cơm trưa. Không quên ăn miếng bánh “Gật Gù” đặc sản “hiếm” của dân núi Đông Bắc.

Vào đến Móng Cái. Tôi cố tìm lại cái thị trấn cũ mình đã từng ghé qua năm 1962. Nó là một phố nhỏ, nằm thẳng đuột như lòng ống. Khác gì ruột ngựa. Đâu còn? Tới Mũi Ngọc rồi ta ngự lại Sa Vĩ, cái đuôi cát. Nghe sóng hát và đón ánh mặt trời sớm…

Nguyễn Xuân Thủy và một số nhà văn trẻ cùng Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Năng Trọng và một số bác sĩ giáo sư nữa. Cứ vung vinh ngồi trên xe như băng trên bãi sa mạc nào đó để qua được Cổ Rồng – Cồn Mang. Táp vào bãi cát vàng xuộm.

Sóng Sa Vĩ chờm mép cát và rừng phi lao, chạy lượn theo vòng cung lớn.

Trọn đêm. Nghe sóng địa đầu. Thổn thức chờ tàu ra đảo.

Đảo Trần hay còn gọi đảo “Chằn”. Hiên ngang giữa trùng khơi đang chuẩn bị vào xuân.

Gió hơi xe lạnh. Cái lạnh đầu mùa dễ nhớ…kia rồi! Cột cờ trên núi cao 188m, phải cuốc bộ leo vài trăm bậc mới lên được. Chúng tôi tổ chức thượng cờ ở đó.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

NGUY CƠ TÍNH TOÁN NHẦM VỀ CHIẾN LƯỢC Ở BIỂN ĐÔNG


Nguyễn Quang Dy


Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông không được Việt Nam cho phép đều











 dịch từ bản tiếng Anh đăng trên Asialink 24/7/2020

Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và môi trường an ninh quốc tế đang xấu đi, tác động nhiều đến nội dung và hình thức tương tác khu vực trong năm nay. Tuy Việt Nam thành công về kiểm soát Covid-19, nhưng đại dịch đã làm Hà Nội bị hạn chế trong hoạt động “ngoại giao trực tuyến” (họp cấp cao qua video) làm trống vắng quan hệ con người trực tiếp và thân tình theo phong cách ngoại giao Châu Á.

Nhưng điều đó không ngăn cản Việt Nam giành được ủng hộ của ASEAN cho lập trường cứng rắn hơn về các tranh chấp đang tăng lên ở Biển Đông. Sau khi phải hoãn hai tháng, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến vào ngày 26/6, với kết quả là ra được tuyên bố của Chủ tịch ASEAN mạnh nhất từ trước đến nay về các yêu sách đơn phương của Trung Quốc đối với chủ quyền tại hầu hết Biển Đông và hành động quân sự hóa đầy thách thức của Bắc Kinh trên các thực thể nhân tạo.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THÔNG


Ha Pham Phu


Trung Quốc không có phương tiện truyền thông, chỉ có mạng lưới tuyên truyền. Tin được không?
Lý Quân là một người làm truyền hình 20 năm ở Trung Quốc đại lục khẳng định vậy. Dưới đây là vài chi tiết trong câu chuyện của Lý Quân, hiện định cư ở Mỹ.
"Dựa trên 20 năm kinh nghiệm làm việc trong các đài truyền hình trong nước, tôi biết rất rõ rằng phương tiện truyền thông mà ĐCSTQ rêu rao không phải phương tiện truyền thông, mà là một bộ máy tuyên truyền thuần túy.
"Tôi nhớ khi tôi lần đầu tiên đến làm việc tại đài truyền hình vào năm 1994, giám đốc bộ phận tin tức đã hỏi tôi, Lý Quân, cậu sẽ làm gì khi công tác ở Ban tin đài truyền hình? Tôi nói để làm tin. Giám đốc mỉm cười nói: sai rồi! Tôi nói Ban tin không làm tin thì làm gì? Giám đốc nói, cậu phải nhớ điều này. Cậu làm việc ở đây không phải đưa tin mà là tuyên truyền. Sự khác nhau giữa tuyên truyền và tin tức là gì? Tôi đã học báo chí bốn năm và tôi biết điều này. Giám đốc nói, chúng ta là đài truyền hình thành phố, vì vậy tầm quan trọng của tin tức của chúng ta là những gì mà Bí thư Thành ủy nói, là thứ nhất. Thị trưởng đứng thứ hai. Không có gì khác quan trọng hơn. Cậu làm công tác tuyên truyền chứ không phải đưa tin. Cậu hiểu không? Đó là tháng đầu tiên tôi thực tập tại đài truyền hình. Tôi biết rằng đài truyền hình là một bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản, không phải là một phương tiện truyền thông. Nhưng tại thời điểm đó, người ta đang che đậy nó. Vài năm lại đây họ không cần che đậy nữa. Tập Cận Bình nói rằng: Các phương tiện truyền thông phải mang họ đảng (Đảng tính).
Đến đây tôi phải giới thiệu một chút về mình. Tôi làm tin tức trên TV và tôi đã giành được khoảng 10 Giải thưởng Tin tức của Truyền hình trung ương Trung Quốc. Sau năm 2004, tôi bắt đầu làm phim tài liệu. Bộ phim tài liệu đầu tiên tôi thực hiện, "Trịnh Hòa du Tây phương" (Zheng He Voyages to the West" đã giành được danh hiệu "Mười phim tài liệu quốc gia hàng đầu". Tôi cũng đã 4 lần giành Giải Kim ưng về phim tài liệu. Nói vậy để các bạn hiểu tôi nói với tư cách là người trong nghề, trong cuộc.