Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

 



KHI TƯỚNG CÒNG TAY RA TÒA

Văn Công Hùng


Hình ảnh những tướng tá oai hùng ngày nào giờ lầm lũi trước bục khai báo khiến chúng ta hoang mang và căm phẫn. Có lẽ chưa có thời nào mà tướng tá của chúng ta phải đứng trước bục khai báo với còng trên tay nhiều thế.

nay, ngày một cữ sau khi ăn sáng. Nếu đi công tác hay xuống cơ sở biết nơi đến không có quán thì mang theo cà phê tự pha. Sáng qua đi uống cà phê về thì đọc tin mấy tướng tá cảnh sát biển ra tòa vì bảo kê buôn lậu xăng.

Tôi nói chuyện cà phê vì các vị tướng tá có một đoạn liên quan tới cà phê.Một bị cáo nhận được 900 triệu từ đối tượng buôn lậu và coi đấy là tiền... cà phê. Các bị cáo khác nhận được nhiều hơn, rất nhiều, thì coi đấy là... quà.

Trời ạ, tiền cà phê mà gần tỉ bạc thì nền cà phê của đất nước ta đã phát đạt từ hồi nào?

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

 NHÀ VĂN TÙNG ĐIỂN, BẠN TÔI

Hoàng Minh Tường
( bài đăng trên trannhuong.com)
TNc: Trưa nay, 14-7-2022, tang lễ nhà văn Tùng Điển tổ chức tại Nhà tang lễ thành phố 125 Phùng Hưng. Tiễn biệt ông, nhà văn Hoàng Minh Tường gửi đến trang nhà bài viết này như một khúc giã biệt Tùng Điển
Tôi với Tùng Điển thân nhau từ hồi anh là “bà đỡ” cho đứa con đầu lòng “Đồng Chiêm”của tôi ra đời. Anh tên khai sinh là Trần Quang Điển, người gốc Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Thông Tin Bưu Điện, viết văn và có sách in khá sớm.
Năm 1978, viết xong tiểu thuyết “Đồng Chiêm”, tôi mang đến nhà xuất bản Thanh Niên. Người ta dẫn tôi tới gặp Tùng Điển, biên tập văn xuôi. Điển chạc tuổi tôi, đẹp trai như tài tử điện ảnh, hào hoa phong nhã. Nghe nói từ năm 1966, mới 19 tuổi, anh đã là hội viên sáng lập Hội Văn nghệ Hà Nội. Sau một tuần đọc bản thảo, Điển gọi cho tôi, bảo bản thảo được lắm, tôi biên tập, ông đến ký hợp đồng nhận ít tạm ứng mà tiêu. Không ngờ đời viết văn của tôi có lúc lên hương. Cuốn tiểu thuyết đầu tay”Đầu Sông” nằm ở nhà xuất bản Lao Động hai năm nay, hết biên tập viên Xuân Du rồi Dương Đình Hy đọc, vẫn chưa ngã ngũ. Nghe nói nhà văn Ma Văn Kháng mới chuyển từ Tây Bắc về sẽ giám định lại. Anh Kháng vốn là giáo viên miền núi, có vẻ tâm đắc với “Đầu Sông”.

 



BÀN GÓP VÈ VIỆC ÔNG BỘ TRƯỞNG ĐÀO NGỌC DUNG QUYẾT ĐỊNH THAY TỪ "VÔ DANH" TRÊN BIA MỘ LIỆT SĨ.


Thái A


Tôi nghĩ do ông Đào Ngọc Dung không hiểu hết ý nghĩa của từ Hán Việt VÔ DANH. ông hiểu một cách đơn giản khi dịch nghĩa 2 từ này sang từ thuần Việt (Nôm) là "không có tên". Nếu chỉ hiểu như vậy thì chúng ta chỉ cần sửa thành LS không tên là xong. Nhưng ở đây dùng từ Hán Việt trước hết là cùng loại Hán Việt với từ LIỆT SĨ. Điều quan trọng thứ 2 là ý nghĩa của từ DANH khi người Việt ta dùng thay từ TÊN là vì với nghĩa TRỪU TƯỢNG và KHÁI QUÁT& HÀM SÚC bao gồm cả tên tuổi, danh phận, địa vị , chức tước, tiếng tăm, thành tích, sự cống hiến, hy sinh...trong đó. Cũng giống như các từ Hán Việt song âm tiết khác có từ DANH như CÔNG DANH, LƯU DANH, DANH LỢI... thì DANH vẫn hàm nghĩa như vậy không phải chỉ có nghĩa đơn là TÊN không thôi.