Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

THƠ VUI TRÊN MÁY BAY


Trần Nhương



Cái động cơ phản lực
Chẳng biết có thấm nhuần đạo đức gì không
Mà một phát đưa anh lên ngàn dặm
Các nàng tiếp viên xinh như mộng
Anh thành thượng đế giữa thiên đình
.
Thôi mặc kệ những đại ca nói trạng
Lí luận rối mù níu kéo cánh bay
Anh tít mít trên cao nhìn mặt đất
Nóng vã mồ hôi định hướng đường cày
.
Thôi lãng mạn cứ đôi câu ngẫu hững
Lát nữa rồi hạ cánh lại lầm than
Bụi Hà Nội độc nhất nhì thế giới
Anh và em hòa nhập có hòa tan...

Trên VJA ngày bay về Hà Nội

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN TRAO GIẢI THƯỞNG LỚN CHO NHÀ THƠ BÚT TRE – ĐẶNG VĂN ĐĂNG


Trần Nhương





TIẾNG NÓI NHÀ VĂN


Xin các cơ quan chức năng và bạn đọc đừng suy diễn khi tôi đề nghị trao giải thưởng lớn cho nhà thơ Bút Tre. Đây là ý kiến tâm thành của tôi vì tôi thấy ông xứng đáng.
Sau Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2016 (vừa trao giải hôm 20-5-2017, sau 3 lần hoãn) thì tôi thấy nhà thơ Bút Tre còn trên thưng rất nhiều người vừa được giải. Văn thơ của những người được giải vừa rôi may ra có người nhớ đôi chút. Nhiều ông văn chương cỡ phố huyện hoặc chục năm chả viết chữ nào, văn chương cũ từ thế kỉ trước. Đến ông Cục trưởng Cục NTBD cũng ẵm giải ngon ơ. Nhìn vào danh sách ấy tôi có thể nói Giải đang bình dân hóa…

Tôi đề nghị trao giải lớn về VHNT Nhà thơ Bút Tre vì:
1- Nhân thân tốt, ông là đảng viên, vốn làm ngoại giao sau là Trưởng ty Văn hóa Phú Thọ (Lẽ ra tôi không nói về nhân thân nhưng ở ta cái gì cũng xét đến lí lịch). Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai sứ quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về làm Trưởng ty (bây giờ gọi là Giám đốc sở) Văn hoá Phú Thọ.
Nhà thơ Bút Tre còn là người chấp bút câu nói nổi tiếng của Bác Hồ: "Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước" khi Bác gặp bộ đội chuẩn bị giải phóng Thủ đô năm 1954.
2- Bút Tre đã tự khai sáng một trường phái mà không mấy nhà thơ làm được. Trang wikipedia.org nhận xét như sau: ” Bút Tre (19111987), tên thật Đặng Văn Đăng là một nhà thơ theo trường phái dân gian của Việt Nam thời hiện đại. Với phong cách thơ độc đáo, sáng tạo và giàu sức lan tỏa, từ bút danh của một nhà thơ, Bút Tre đã trở thành một trường phái sáng tạo thơ dân gian vui vẻ rất thịnh hành ở Việt Nam cho đến tận ngày nay... Người ta nhớ Bút Tre, không phải vì những bài thơ trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những bài ca dao, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông thật bất ngờ, thường mang đến cho những người nghe sự sảng khoái sau những giờ lao động mệt nhọc căng thẳng…”