Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

TẢN MẠN VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM




Trần Minh Thương


Nghĩ đến tình dục, hay quan hệ tình dục (tiếng Anh: sexual intercourse), còn gọi là giao hợp hay giao cấu, ta thường nghĩ ngay đến việc đưa bộ phận sinh thực khí người nam vào bộ phận sinh dục người nữ.

Gần với khái niệm tình dục, còn có khái niệm “dâm”. Theo tự dạng chữ Hán thì chữ Dâm 淫 viết với bộ thủy, theo nghĩa chiết tự thì chữ nào có bộ thủy là mang ý nghĩa đầm đìa, ướt át, tràn trề, thâm thúy, mê ly, quá sức, quá chừng. Theo Hán - Việt Từ điển của Đào Duy Anh thì chữ Dâm có ba nghĩa là: quá chừng, không chính đáng và mê hoặc.
Trong văn hoá, tự thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt, con người duy trì nòi giống để phát triển. Trần Ngọc Thêm cho rằng: Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sôi. Trí tuệ của người bình dân nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối. [tr.234, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp tp HCM, 2006]
Ở cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm khi nhắc đến hai chữ "tình dục" bởi theo họ đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ, bàn tán thì chẳng còn ra cái thể thống gì. Lại có người quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ về tình dục là "tội lỗi".
Phải chăng chúng ta chưa thoát ra khỏi lối nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức thời phong kiến, chưa thật sự "giải phóng" chức năng tình dục, dù đây là một hoạt động quan trọng trong quan hệ vợ chồng, là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 3


Kinh Phu Tử (Đài Loan)


 11. Nguyên soái Bành Đức Hoài đắc tội với Mao

Mùa Thu năm 1950, Đảng Cộng sản vừa nắm chính quyền chưa bao lâu thì bùng nổ chiến tranh Triều Tiên.
Mao Trạch Đông tiếp nhận thánh chỉ của Đại nguyên soái Staline, quyết định cử “Chí nguyên quân nhân dân Trung Quốc” ra nước ngoài chiến đấu, tranh hùng với quân đội Mĩ trang bị đến tận răng. Sẽ cử ai làm thống soái kháng Mĩ viện Triều? Thoạt đầu Mao định cử Đại tướng Tân tứ quân Lâm Bưu thân yêu ra trận. Lâm Bưu biết cuộc chiến quốc tế này lành ít dữ nhiều, đế quốc Mĩ chiếm ưu thế về hải quân và không quân, khó mà thắng nổi, liền cáo ốm ở nhà. Người thứ hai là Lưu Bá Thừa, người thứ ba là Trần Nghị. Hai vị này trấn ải Đông Nam, chuẩn bị vượt biển, đổ bộ lên Đài Loan. Hạ Long thì sao? Ở phía Tây Nam phỉ nhiều như cỏ, cũng đang chuẩn bị tiến quân vào Tây Tạng. Hơn nữa, Mao vẫn cảnh giác với Hạ Long và Trần Nghị. Hồi xưa ở núi Tĩnh Cương, Trần Nghị được sự giúp đỡ của Vương Minh, lộ mặt âm mưu chiến đoạt binh quyền. Hạ Long là thân tín của Chu Ân Lai, tính cách thổ phỉ vẫn còn đó. Mao tỏ ra sáng suốt hơn Lâm Bưu, ông ta nhận ra có Liên Xô quân lực, vật lực hùng hậu đứng đằng sau, chỉ cần Mĩ không ném bom nguyên tử thì có thể thắng trận này. Bởi ưu thế địa lí thuộc về ta. Trung Quốc và Triều Tiên chỉ cách nhau một con sông Áp Lục, Mĩ cách Triều Tiên một Thái Bình dương. La Vinh Hằng và Nhiếp Vinh Trăn thì sao? Xưa nay họ chỉ quanh quẩn trong Bộ Tham mưu, chưa bao giờ cầm quân tác chiến. Cuối cùng Mao chọn Bành Đức Hoài, Phó Tổng tư lệnh Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, đồng hương Tương Đàm với Mao. Bành Đức Hoài một lòng trung thành, công cao vọng trọng, dũng mãnh phi thường, có thể chỉ huy ba quân, uy hiếp kẻ địch.
Bành Đức Hoài xuất thân nghèo khổ, năm 1928 lãnh đạo đội quân nông dân Bình Giang, Lưu Dương kéo lên núi Tĩnh Cương, được phong chức Phó Tổng tư lệnh Hồng quân công nông Trung Quốc. Bành tính tình cương trực, chỉ biết dẫn quân đi đánh trận, không tranh quyền mưu lợi, là vị đệ nhất công thần, trung thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong nghiệp binh đao, mấy lần Mao suýt chết đều được vị Phó này cứu. Dân gian đại lục lưu truyền câu chuyện “bốn lần Bành cứu Mao”. Mao đã từng có thơ: Đường xa núi cao vực sâu thẳm/ Quân địch tung hoành trời đất/ Ai dám vung gươm trên lưng ngựa/ Chỉ có Bành đại tướng quân.
Nhưng suốt cuộc chiến Kháng Mĩ viện Triều, Bành Đức Hoài vào sinh ra tử, chỉ biết báo hiếu, không biết tự vệ, nhưng có ba sự việc làm phiền lòng “lãnh tụ vĩ đại”, theo đó ông bị phê đấu trong Hội nghị Lư Sơn năm 1959, bị tước hết mũ áo.

LUẬT BÁO CHÍ, NHÀ BÁO VÀ NGƯỜI DÂN

Nguyễn Vạn Phú

Tuổi trẻ
Trong khi đó, một biểu hiện của quyền tự do báo chí của công dân là sự tự do biểu đạt suy nghĩ của họ dưới bất kỳ hình thức và phương tiện nào lại không được luật đề cập.
TTCT- Đôi lúc chúng ta tò mò về Luật báo chí khi gặp chuyện phiền phức với một tờ báo nào đó. Một bác sĩ bị trích lời sai lệch, một ca sĩ bị báo bịa chuyện phỏng vấn trong khi chưa hề gặp phóng viên nào, một nhà nghiên cứu bị gán cho những phát biểu gây sốc trên báo… Có lẽ lúc đó mà có Luật báo chí ngay trước mắt để đọc xem luật quy định như thế nào thì hay quá.
Minh họa Salem
Minh họa Salem
Ngoài ra, dường như chẳng ai quan tâm đến đạo luật này, trừ giới nhà báo! Nhưng có đúng vậy chăng?
Luật Báo chí và người dân
Giới báo chí từ lâu đã rất phiền bực chuyện hàng ngàn trang “thông tin điện tử tổng hợp” thản nhiên sao chép nguyên xi các bài viết trên báo đem về làm như của họ. Cứ nghĩ mà xem, một trang tổng hợp như thế, chép từ hàng chục tờ báo chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn bản thân từng tờ báo riêng lẻ. Vậy là báo chí chỉ biết ngồi nhìn người khác cướp tài sản trên tay về để kinh doanh mà không làm sao ngăn được. Thế nhưng Luật báo chí sửa đổi lại khuyến khích các trang thông tin điện tử tổng hợp “trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí”?!

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

LỜI TRĂN TRỐI CỦA BIN LADEN


Dũng Ngô Việt

Truyện hài hước

Đó chính là lời căn dặn trước khi chết của Bin Laden đối với các thuộc hạ.

Lý do như sau:
Tổ chức khủng bố An-qaeda trước đây đã nhiều lần cử các phần tử khủng bố sang Việt Nam làm nhiệm vụ nhưng đều thất bại cay đắng.

Tên thứ nhất sang ám sát một đ/c quan chức, nhưng đ/c này họp hành tiếp khách triền miên. Tên này mòn mỏi đợi chờ đến nỗi hết hạn visa, hết tiền khách sạn mà đ/c vẫn chưa họp xong, đành từ bỏ nhiệm vụ quay về căn cứ chịu tội.
Tên thứ hai bị ngập giữa đường phố Sài Gòn, xe hỏng nặng, thuốc nổ ướt sũng, nhiệm vụ thất bại.
Tên thứ ba ra Hà Nội khủng bố Ga Hàng Cỏ nhưng không tài nào chen lên xe buýt được.
Tên thứ tư bị trộm móc mất thiết bị điều khiển từ xa ở cổng chợ Bến Thành, rút chiếc sơ – cua ra chưa kịp bấm nút cũng bị 2 kẻ đi mô tô giựt mất luôn.Tên thứ năm đánh bom Chùa Hương nhưng từ Ngã Tư Sở đã bị đám Cò bám riết như đỉa, tìm mọi cách cũng không sao thoát được, nhiệm vụ thất bại thảm hại.