Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

TỪ BÀI THƠ "TRÒ TRUYỆN VỚI THÚY KIỀU", NGHĨ VỀ HIỆN TƯỢNG THƠ LÝ PHƯƠNG LIÊN


Nguyễn Văn Hòa
Kết quả hình ảnh cho Lý Phương Liên

Thơ Lý Phương Liên có thể kể ra một số bài thơ hay như: Lời ru với anh, Ca bình minh, Em mơ có một phiên tòa được bạn đọc yêu mến (từng chép vào sổ tay mang theo đến các chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước).

Nhưng nếu được chọn bài thơ hay nhất của chị, theo chủ quan cá nhân tôi, tôi sẽ chọn bài Trò chuyện với Thúy Kiều (bài thơ này lúc đầu có tên là Nghĩ về Thúy Kiều, đăng trên Báo Văn nghệ năm 1970). Tôi chọn bài này là hay nhất bởi nhiều lẽ: đây là bài thơ “lạ”- chứa đựng tình yêu thương con người một cách mãnh liệt nhất, chân thành nhất, ở đó người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình một cách trung thực, thành tâm như chính con tim mách bảo. Trước những tổn thất lớn của gia đình, trước nỗi đau hiện tại chị đã trải lòng mình với mong ước được chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu hơn về tình đời, tình người. Do vậy bài thơ giàu tính triết lý và giàu giá trị nhân văn. Với Trò chuyện với Thúy Kiều đã cho thấy đây là một giọng thơ lạ, trong trẻo, dũng cảm cất lên một cách hồn nhiên - lời thơ giống như lời trò chuyện, lời nói hàng ngày, mang đậm dấu ấn cá nhân và không thể lẫn lộn với bất cứ một nhà thơ nào khác. Nhưng cũng chính bài thơ Trò chuyện với Thúy Kiều mà nhà thơ và gia đình đã vướng bao hệ lụy. Để rồi nữ sĩ tài hoa Lý Phương Liên “đi không ai biết, về không ai hay” suốt 40 năm qua. Và đây có thể được coi là một hiện tượng đặc biệt của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

NGƯỜI LÀM MỚI NHỮNG ĐIỀU DƯỜNG NHƯ ĐÃ CŨ


Phạm Xuân Trường (Bố)













Phạm Xuân Trường (con) cho ra mắt tập thơ “Vết thời gian” do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành năm 2016. Năm nay, 2017 Trường (con) lại trình làng tập thơ thứ hai “Lở bồi cũng một đời sông” với 51 bài cũng là lục bát do NXB Hội nhà văn cấp phép.
Giữa ngút ngàn những đứa con tinh thần được các bà đỡ là những nhà xuất bản danh tiếng cấp giấy khai sinh cho ra đời nườm nượp, bổ sung vào đội quân làm thơ hùng hậu của quốc gia, Trường (con) không ngần ngại và do dự cho ra hai tập lục bát kế tiếp nhau.Trường tự tin lắm!
Trường (con) nhờ tôi viết lời giới thiệu cho tập thơ này (vốn tôi không quen). Khi đọc xong bản thảo, tôi nhận lời viết những dòng cảm xúc đồng điệu của tôi với bạn thơ trẻ, một người nặng lòng với điệu hồn dân tộc. Tập thơ như cố níu giữ vốn cổ của cha ông, một hy vọng mong manh nhưng tôi tin nó sẽ bền chắc. Các nhà thơ cách tân và hậu hiện đại tự xưng đang lấn lướt trên thi đàn đương đại. Bên cánh võng đu đưa hoặc trong nôi bồng bềnh, những người trẻ vẫn cứ ru con cháu bằng những câu lục bát của cụ Nguyễn Du, của Nguyễn Bính, Nguyễn Duy ... Một Đôn - Ky - Hô - Tê của thời hiện đại chăng? Họ là những người ung dung cưỡi ngựa đi trên đại lộ đầy rẫy Lếch xù, Pho, Toyota đang hối hả trên dọc đường văn học.
Cuộc sống ngày một xô bồ, biến động. Khi ta mệt nhoài, tĩnh tâm đọc những câu thơ ... “À ơi, biển rộng sông sâu/ Tình yêu qua mấy nhịp cầu đong đưa/ Vui buồn từ những thuở xưa/ Anh đem trút cạn cũng vừa tàn đêm” (Lời ru cho em) lại thấy lòng dịu lại. Trắc ẩn bởi những điều mắt thấy tai nghe rồi tác giả tự nhủ lòng mình ... “Lòng đầy e ngại mỗi khi/ Bảo rằng mình ghét những gì người yêu/ Sợ vu oan sợ đặt điều/ Sợ đời ghẻ lạnh hơn nhiều bão giông” . Hội chứng tâm lý đám đông! Đời vốn là thế! “Nên lại hòa với đám đông/ Biết là khi bước ra không còn mình” . Một cách sống a dua, lựa thời! Thời nào cũng vậy! Con người không có bản lĩnh, có chính kiến thì “Bước ra là không còn mình” (Cõi người ta). Phép ẩn dụ trong thơ gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Trường viết những câu thơ thảng thốt, ân hận sau những tháng năm ... “Nẻo đời càng bước càng xa/ Chạm đích rồi lại ngỡ là chưa đi”. Rồi một ngày Trường lại về với người mẹ “ lầm lũi đến vô danh” để nương tựa : ...”Con về dựa bóng lưng còng/ Bấy lâu trôi dạt ở trong cõi người...Mẹ lầm lũi đến vô danh/ Nghiêng về đâu cũng phong phanh gió lùa”. Lãng du! Xê dịch! Bất chợt…con đem mùa xuân về với mẹ. Khi đã nhận về mình thừa thãi lời khen, đứa con mới ngộ ra... “Lúc con thi phú được mùa/ Là khi thóc nếp mẹ vừa bán non”. Ân hận lắm thay!

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM PHỎNG VẤN CHỦ TRANG TRANNHUONG.COM


Vũ Hà (thực hiện)


TNc: Tôi vô cùng xúc động vì báo Phụ nữ Việt Nam đã cho một chủ trang cá nhân là tôi lên tờ báo danh giá này. Xin cám ơn Báo Phụ nữ Việt Nam và bạn Vũ Hà. Nhân Ngày Báo chí Việt Nam xin đưa lại bài phỏng vấn này

CÁI TÂM QUYẾT ĐINH KHẨU KHÍ

9 năm với số lượng truy cập gần 25 triệu lượt cho một trang cá nhân trannhuong.net/trannhuong.com, được đánh giá là trang tin có bản sắc, kỳ công. PNVN có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Nhương (ảnh) về "bí kíp câu view" của ông.
KHÔNG NÊN "MŨ NI CHE TAI"
  • PV: Hiện trang mạng của ông được đánh giá là thể hiện tiếng nói phản biện xã hội, thu hút sự đồng tình chia sẻ của bạn đọc. Chắc chắn ông phải có dụng ý này ngay từ khi có ý tưởng xây dựng trang cá nhân ?
  • TN: Thời đại thông tin bùng nổ, việc lập một trang web cá nhân trước hết giúp phổ biến các sáng tác cá nhân, đồng thời thể hiện tiếng nói của một công dân quan tâm tới các vấn đề xã hội trên tinh thần xây dựng. Trang web của tôi đã đưa ra những đề xuất được sự đồng thuận của chính quyền. Nhưng tiếng nói như thế rất cần trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Nhà văn ngoài việc sáng tác cũng cần có ý  thức trách nhiệm làm cho dân trí ngày càng phát triển

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

BA BÀI THƠ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN


Kết quả hình ảnh cho nGUYỄN qUANG tHÂN
Chân dung Nguyễn Quang Thân do Trần Nhương phác họa

Lời thưa,

Trong chùm thơ tình hiếm hoi của Nguyễn Quang Thân, có ba bài không đề riêng rẽ. Ấy là mùa thu năm 1984, sau khi nhà văn lên cơ quan Hội Văn Nghệ Hải Phòng bắt đầu cuộc trường kỳ một mình gạo lứt giường đơn. Ba bài thơ lạ và đẫm buồn, có bài quyết liệt là bởi dư luận khi ấy bắt đầu răn dạy, lên lớp, xoa đầu…nhà văn đảng viên, coi chừng bị mất Đảng, bị đi tù, bị tổn thương uy tín. Mà vì cái gì, vì tội yêu đương ư?
Chép ra đây như một lời thưa, sau một đám tang đông đủ bà con và anh tài văn giới báo giới, hoa nhiều đến ngộp thở. Sau 49 ngày bà con và bạn bè lại đến và 100 ngày, lại đến, với sự tận tình không dễ có ở đời này. Ba bài thơ để hiểu thêm một tài năng, một tâm hồn, một nhân cách và cũng là lời tạ từ của chúng tôi, sẽ không quay lại với Fb “đề tài” tình yêu và chia ly nữa. Cái gì quá cũng dở, thậm chí sẽ bị kêu là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” Dạ Ngân


************
Tôi có một trời thương nhớ
Tôi có một trời đau khổ
Tôi có một trời trẻ thơ
Và tôi có, một trời mộng mơ
Xin đừng chạm vào tôi, điện giật
Đừng hôn, thuốc độc đầy môi tôi
Đừng xoa đầu tôi, tôi đánh lại
Tôi chỉ cần được sống – mình tôi