TPO - Một người ham vui như thi sĩ Trần Nhương hóa ra lại quan tâm thời cuộc, khi ông đề cập mối nguy hại của những con virus, trong đó có virus gây nên dịch COVID- 19 trong một bài thơ viết cách đây 16 năm. Nhiều người đã tặng cho Trần Nhương biệt danh mới: “Ông Vanga”
Trang đồng hành cùng trannhuong.net - trannhuong.com - trannhuong.top - trannhuong.org
Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020
"ÔNG VANGA" VIỆT DỰ BÁO COVID 19 CÁCH ĐÂY 16 NĂM
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020
TỬ PHÁC – MỘT SỐ PHẬN BI THẢM
Lê Hoài Nguyên
Nhạc sĩ Tử Phác là một trong những số phận bi thảm nhất trong các nhân vật chủ chốt của Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Cần phải giải thích thêm là tại sao tôi dùng chữ Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bởi vì ngay gần đây vẫn có người muốn phân biệt rạch ròi là ông này, ông kia chỉ viết ở báo này, báo nọ không dính dáng gì đến báo Nhân Văn hoặc tạp chí Giai Phẩm cả. Đúng là như thế, có những người như thế, như ông Phan Ngọc vừa mới mất chẳng hạn. Tất nhiên ở thời kỳ đó cách dùng thuật ngữ chưa được chuẩn lắm nhưng căn cứ vào tầm vóc của sự kiện, ảnh hưởng sâu rộng toàn xã hội của nó, biện pháp đối phó xử lý các đối tượng của chính quyền, Nhân Văn Giai Phẩm không phải chỉ là một nhóm mà là cả một trào lưu dân chủ rộng lớn ở miền Bắc được sự hưởng ứng trong khắp các tầng lớp nhân dân, trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, giáo viên, sinh viên. Chưa có sự hình thành tổ chức cụ thể nhưng Nhân Văn và Giai Phẩm là trung tâm, là nơi phát đi những làn sóng xung động mạnh mẽ. Thế mới biết rằng trong buổi đầu của xã hội toàn trị chính quyền luôn luôn lo ngại ảnh hưởng của văn học nghệ thuật là vì thế.
Còn với nhạc sỹ Tử Phác, tại sao gọi ông là một trong những số phận bi thảm nhất của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm? Trong số các nhân vật chủ chốt của phong trào này có nhiều người rơi vào bi thảm, nhưng chỉ có một số ít là bi thảm nhất. Ngoài mức án, mức độ cắt bỏ chế độ chính sách, Tử Phác còn là người chết vì ung thư năm 1982, cho đến nay chưa được một chút gì của chính sách đổi mới, phục hồi như cho các chiến hữu bạn ông.
Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020
ĐÔI DÒNG VỀ NHÀ VĂN VŨ TÚ NAM
Năm 1993 tôi từ nhà xuất bản Quân đội chuyển ngành ra Hội Nhà văn là do BCH và Tổng thư kí Vũ Tú Nam đồng ý. Năm đó có 3 nhà văn về đội hình của Hội là tôi, Nguyễn Khắc Trường và Nguyễn Quang Thiều (2 anh quân đội, 1 anh công an). Hội phải làm công văn lên Ban Tư tưởng và Văn hóa đồng ý mới được tiếp nhận.
Đại hội Hội Nhà văn khóa 4 diễn ra ở Hội trường Ba Đình năm 1989 rất nhiều kịch tính. Nhà văn Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư kí từ năm 1958 đến đại hội 4 là 31 năm lãnh đạo Hội nay nghỉ để gánh trọng trách Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam.Nhà văn Vũ Tú Nam làm Tổng thư kí.
Nhà văn Vũ Tú Nam làm Tổng thư kí vào thời kì sôi động và quyết liệt. Báo Văn nghệ tung ra nhiều truyện ngán nổi tiếng . Đặc biệt quả in truyện ngán Linh nghiệm của Trần Huy Quang gây chao đảo báo Văn nghệ và TBT Hữu Thỉnh. Chính nhà văn Vũ Tú Nam và BCH Hội đã lí giải và bảo vệ Hữu Thỉnh và báo Văn nghệ.TBT Hữu Thỉnh tai qua nạn khỏi vẫn giữ chức TBT còn Trần Huy Quang lên bờ xuống ruộng, treo bút cả chục năm... Năm 1990 rất nhiều những tác phẩm giá trị được giải thưởng như NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA, BẾN KHÔNG CHỒNG,,,Có thể nói nhà văn Vũ Tú Nam ghi một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Hội Nhà văn.
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020
NGHĨ VỀ NHÀ VĂN TÚY HỒNG

Tin nhà văn Túy Hồng mất ngày 19 /07/ 2020, làm xáo trộn ký ức của nhiều nhà văn và người đọc, nhất là độc giả miền Nam giai đoạn trước 1975. Nhiều người chợt nhớ trong khi rất nhiều nhà văn khác như Nguyễn Mộng Giác, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị NgH… đều đã có tác phẩm được in lại, riêng Túy Hồng vẫn chưa; một số người còn tưởng Túy Hồng đã đi xa lâu lắm. Chợt nhớ đến câu thơ của Đỗ Phủ: “Văn chương thiên cổ sự/ Đắc thất thốn tâm tri” (Văn chương là sự nghiệp muôn đời/ Được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Trong tấc lòng nhỏ bé, hạn hẹp của tôi, văn chương Túy Hồng vẫn còn ám ảnh, nhiều nhất là những gì bà viết về Huế và về thân phận người phụ nữ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chính trong bài viết về Túy Hồng so sánh Túy Hồng và Nhã Ca: Cả hai đều là người Huế, đều là nhà văn nổi tiếng, đều lấy chồng là văn/ thi sĩ và nhận xét “Chất Huế có phần đậm nét trong văn của Nhã Ca, từ ngôn từ cho đến cảnh trí”. Tuy nhiên, không chỉ Túy Hồng, Nhã Ca, mà cả Nguyễn Thị Hoàng, Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo,… đều là những cô gái Huế “chính hiệu”. Họ đóng góp rất nhiều vào đời sống văn chương sôi động, nhiều màu sắc ở miền Nam trong suốt những năm trước 1975. Nhã Ca có nhiều tác phẩm gắn với Huế từ nhan đề đến nội dung, nhưng trong văn chương Túy Hồng, chất Huế qua lăng kính của nhà văn thường được khúc xạ, phát tán thành quang phổ nhiều màu rất lạ mà quen.
TẠI SAO ĐÀI LOAN QUAN TRỌNG VỚI THẾ GIỚI
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Nguồn: Gideon Rachman, “ Why Taiwan matters to the world ,” Financial Times, 10/04/2023 Biên dịch: Nguyễn ...
-
Tác giả: Lý Bằng Người dịch: Quốc Thanh Thứ tư ngày 17 tháng 7 năm 2024 9:24 AM Ý cốt lõi: Về việc bình thường hóa mối quan hệ kinh tế Tru...
-
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Nguồn: Gideon Rachman, “ Why Taiwan matters to the world ,” Financial Times, 10/04/2023 Biên dịch: Nguyễn ...