XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - “Thói công quyền” không phải là thói xấu của người Việt, nó
thuộc về “một bộ phận không nhỏ” có thể vạch mặt, chỉ tên, nhưng quan
trọng là ai làm?
Một vài trăn trở trước thềm Đại hội Đảng các cấp
Cảnh báo về tâm lý hoài nghi, gây rối loạn trong Đảng
Sự "gương mẫu" và "liêm sỉ" trong đời sống chính trị quốc gia
“Thói” không phải là đặc tính bẩm sinh hay di truyền, nó là những gì
con người tiếp nhận từ cuộc sống cộng đồng, tích lũy dần dần mà trở
thành nét đặc trưng cho từng cá nhân hay nhóm người. Có thể phân chia
“thói” thành ba mức, mức cao là những thói tốt như thói cầu thị, thói
tiết kiệm, thói chăm học…, mức nhỡ là các thói vô thưởng vô phạt như
thói nói khoác, thói la cà…, mức thấp là các thói xấu như thói ăn cắp,
thói nói dối, thói cửa quyền, thói kèn cựa… Có một “thói” xuất hiện cũng
khá lâu song chỉ mấy chục năm nay người ta mới nhận diện được nó một
cách chính xác ấy là “Thói công quyền”.
Xin đừng nhầm lẫn giữa “thói cửa quyền” và “thói công quyền”. Nói
theo cách của các nhà toán học “thói công quyền” chỉ là “thói con” của
“thói cửa quyền”, nhưng nó lại là thủy tổ của rất nhiều thói xấu khác mà
người Việt ngày nay dù căm ghét song vẫn phải “sống chung với chuột”!
Vì là “thói con” của “thói cửa quyền” nên “thói công quyền” luôn
mang nét đặc trưng của bố (tại sao lại không phải là của mẹ?), ấy là
quyền lực thể hiện trên cánh cửa. Khi trên cánh cửa phía bên ngoài có
tấm biển ghi chữ Tổng giám đốc, Giám đốc, hay Giáo sư, Phó giáo sư… thì
chủ nhân ngồi trong căn phòng nghiễm nhiên là có quyền, bất kể người đó
là trung thực hay nhiều khi “nhỡ” nói dối, bất kể là thông minh hay
“trót” mua nhầm phải bằng tiến sĩ rởm,…