Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

KHÔNG PHẢI LÀ BÊU XẤU


Bảo Dân

Tìm hiểu và thống kê thói hư tật xấu để cùng tìm cách khắc phục là một nhiệm vụ góp phần xây dựng con người mới XHCN quyết không phải là nói xấu người Việt. Nhà văn Vương Trí Nhàn rút kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu đàn anh và cũng là tự lượng sức mình, ngay khi xác định đề tài, sớm đi vào sưu tầm tài liệu, tuyển chọn những nhận xét của các trí giả Việt Nam nói về thói hư tật xấu của người Việt… Theo đó, Nguyễn Trường Tộ là người Việt Nam đầu tiên nhìn dân tộc một cách khách quan, xem xét và đánh giá cộng đồng theo những tiêu chuẩn thế giới. Sau Nguyễn Trường Tộ, từ các nhà nho Tây học, là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tản Đà v.v... tới Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên... người nào cũng có đóng góp vào việc cảnh tỉnh, tức là việc vạch ra những thói hư tật xấu, để đưa cộng đồng bước vào giai đoạn lịch sử hiện đại.
Những cố gắng dựng lại chân dung người Việt xấu xí mà Vương Trí Nhàn thu thập được trải rộng ra trên đủ mọi phương diện. Vương văn nhân tổng hợp lại và chia thành một số cụm ý kiến như sau.
1. Ăn ở luộm thuộm, ăn xổi ở thì, vụng nói chuyện, nếp sống buông tuồng tùy tiện, a dua làm bậy, thị hiếu tầm thường, ham cờ bạc. Dễ tin nhảm, lòng tin sơ sài, biến thành mê muội. Quan niệm nông nổi về cuộc sống.
2. Bảo thủ, ngại thay đổi, cam chịu, đầu hàng hoàn cảnh, khiếp nhược trước những giáo điều ngoại nhập, suy đồi thoái hóa, hư vô trống rỗng. Bịp nhau chọe nhau, hay diễn trò, đạo đức giả, nhìn hàng xóm như kẻ thù, với người nước ngoài không thật lòng và đầy nghi kỵ.
3. Sống rời rạc, đèn nhà ai nhà nấy rạng, kém ý thức pháp luật, đặt quyền lợi riêng lên trên cái chung. Tinh tướng khôn vặt “ăn cỗ đi trước lội nước đi sau”, thực dụng, vụ lợi vặt vãnh. Không trọng chữ tín. Không có khả năng đặt mình vào địa vị người khác. Quan hệ với thiên nhiên cẩu thả, thiếu tinh thần hướng thượng và óc lãng mạn chân chính.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

"CON ĐĨ CỦA NHÂN LOẠI" ĐÃ NGỰ TRỊ TRÁI ĐẤT RA SAO ?

Đỗ Minh Tuấn

K.Marx nói “Đồng tiền là con đĩ của nhân loại”. Nhưng đây là một con đĩ có quyền lực ghê gớm nhất, có thể chi phối tất cả thế gian, từ giới trí thức, đến tôn giáo và khoa học, biến tất cả thành hàng hoá và kẻ làm thuê cho nó. Những thông tin về sự thao túng ngày càng tăng của nó trong các lãnh địa được coi là cao quý thiêng liêng nhất của nhân loại cho ta thấy đã đến lúc thế giới phải đoàn kết lại để chống lại “con đĩ siêu đẳng” này, không phải bằng bạo lực mà bằng nhân tính, bản lĩnh và trí tuệ, vì sự tồn vong của những giá trị mà nhân loại đã từng kiêu hãnh đưa tới cho hành tinh của cây xanh, khoa học, tình yêu và thi ca.
Trí thức với đồng tiền

Một học giả Nga đã nhận xét tinh tế rằng: có ba dấu hiệu của giới trí thức về mặt nguyên tắc phân biệt nó với các nhóm xã hội khác: thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước. Trong tất cả các trường hợp, ba thái độ này đều là hỗn hợp của sự khinh bỉ, nôn nóng và ganh tị. Theo ông, đây là điều đặc biệt tiêu biểu đối với giới trí thức Pháp và Nga, dù cho trong các nước Anglo-Saxon những tâm trạng tương tự ở thế kỷ vừa qua cũng tăng lên đáng kể.
Hình ảnh công tử Bạc Liêu đốt tiền làm đóm soi tìm đồng tiền rơi cho người đẹp và hình ảnh Serge Gainsbourg, một trí thức Pháp, đốt tờ 500 FR châm thuốc lá ngay trên truyền hình khá tiêu biểu cho thái độ coi khinh tiền bạc đặc trưng cho trí thức này.
Những thái độ coi khinh tiền bạc của nhiều trí thức Pháp được bảo đảm bởi những huyền thoại về một nước Pháp văn hoá từng mang những chân lý có giá trị phổ quát toàn cầu. Nước Pháp từng được Clemenceau coi là người lính của Thượng đế trong quá khứ, người lính của văn minh trong hiện tại và người lính của lý tưởng trong tương lai. Ấy vậy mà cùng với sự phát triển của Tân lục địa, đồng tiền đã làm lu mờ những huyền thoại của cựu lục địa và báo thù ngoạn mục với thái độ khinh miệt của trí thức nơi đây.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ ( 2 )

Kinh Phu Tử (Đài Loan)


6. Agnes Smedley ở Diên An

Agnes Smedley sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo khổ ở miền Nam nước Mĩ. Chịu ảnh hưởng của gia đình, từ nhỏ đã ủng hộ và hướng về cách mạng công nông.
Mùa Xuân năm 1937, Smedley đến Diên An với tư cách là một phóng viên, thăm “những kì tích anh hùng của cách mạng công nông Trung Quốc”. Lúc bấy giờ, Smedley khoảng hai mươi lăm tuổi. Cô giống với phần đông nữ thanh niên trí thức phương Tây, thẳng thắn nhiệt tình, giàu mơ ước và ưa mạo hiểm, theo đuổi những tình cảm lãng mạn. Cô xinh đẹp và hoạt bát, nói cười vui vẻ, ở nhà hầm, ăn cháo trắng. ăn bánh ngô, mặc quân phục Bát Lộ quân, hỏa mình với quân dân Diên An, tất nhiên cô rất nhanh chóng được các vị cán bô cao cấp của Đảng có cảm tình.
Cô gái tóc vàng mắt xanh này ở lại Diên An mấy tháng liền, tất nhiên được Mao, con người háo sắc đánh hơi, ầm ỹ một thời.
Có thể khẳng định, Smedley và Mao không hề tồn tại “tình đồng chí” chỉ là sự săn đuổi của lạ, của đẹp của thanh niên khác chủng tộc, khác quốc gia, hai bên chỉ muốn đạt được cái hiếu kì về sinh lí, tâm lí mà thôi. Có thể Smedley là người đàn bà phương Tây duy nhất trong đời Mao.
Theo một vi cao niên trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không chịu tiết lộ danh tính kể lại, con gái Diên An thời bấy giờ rất quê mùa, áo quần rộng thùng thình, không biết trang điểm. Còn Smedley thì từng đường cong cơ thể nổi rõ, rất gợi cảm. Cô ta làm quen với “lãnh tụ vĩ đại”, đầu tiên là bắt tay, bước thứ hai là ôm nhau, bước thứ ba là hôn nhau, khiến cho tất cả những nữ nhân viên trong văn phòng của Mao đều kinh ngạc há hốc miệng, không còn biết ra sao. Có lần, một nhân viên bảo vệ lén kể lại với ông bạn đồng hương: cô đầm kia thật vui, mỗi lần Chủ tịch của chúng ta đến thăm cô ấy, cô ôm lấy Chủ tịch mà hôn vào miệng, hôn lâu đến nửa tiếng đồng hồ.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ


Kinh Phu Tử (Đài Loan)

Lời tựa

Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc là phải nghiên cứu Mao Trạch Đông. Nghiên cứu Mao Trạch Đông đầu tiên phải đả phá mê tín, trả “ma” về với người, trả “thần” về với người. Thông qua “người” mới có thể khách quan trông thấy bộ mặt phong phú đa dạng của lịch sử đương đại Trung Quốc
Hễ là con người thì ai cũng có tình cảm và ham muốn. Mao Trạch Đông không phải là chính nhân quân tử. Cứ nhìn vào cuộc đời ông cũng có thể thấy ông là con người biết thương yêu, giận hờn, ghét bỏ, ham muốn, buồn vui, đau khổ, sợ hãi, Xưa nay các bậc đế vương đều là những kẻ phong lưu; mà mĩ nhân thì tự cổ vẫn hâm mộ anh hùng. Bản thân Mao Trạch Đông và những người ông ta theo đuổi, cho dù năm này qua tháng khác vẫn hô phong hoán vũ, đứng trên đài cao tư tưởng, kiến tạo chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ, nhưng vật chất thì không giảm, cây đời vẫn xanh tươi. Là một vị “thần”, chung qui Mao Trạch Đông không có căn cứ, là chuyện hoang đường; làm một con người, Mao Trạch Đông mới chân thật, khả tín.
Nghiên cứu “con người” Mao Trạch Đông vốn xưa nay là điều cấm kị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nghiên cứu lịch sử tình dục của ông ta càng là chuyện “tày trời” ở đời này. Nhưng Freud đã nói, tình dục là điểm xuất phát cơ bản của con ngưởi; bậc tiền bối Mạnh Phu Tử của nước ta cũng đã dạy: “thực sắc tính dã (1) Chúng ta không thể tùy tiện đồng ý với những điều cao kiến của hai vị tiên hiền trên đây, Nhưng qua quan hệ tình dục của Mao Trạch Đông với một loạt các cô gái, có thể gọi đó là “lịch sử ăn chơi”; hoặc dễ dàng hơn, mời Mao Trạch Đông từ trên điện thần cao sang