Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

ỦY VIÊN TƯ ĐẢNG BÀN VỀ SỰ BÓC LỘT VÀ THÂU TÓM QUYỀN LỰC

TS Vũ Ngọc Hoàng


Nếu không ngăn được “nhóm lợi ích”, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, xã hội sẽ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.
LTS: Dưới đây là bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đăng trên Tạp chí Cộng sản. Tuần Việt Nam đăng tải lại và giới thiệu đến bạn đọc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”. Bởi vì, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) sẽ làm cho sự phát triển của đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc suy yếu và tổn thất nghiêm trọng; nhân dân bị tước đoạt quyền lực và lợi ích; thành quả cách mạng và chế độ chính trị - xã hội không được bảo vệ, dẫn đến đổ vỡ.
Lợi ích chính đáng (của một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung; không mâu thuẫn, không gây thiệt hại cho lợi ích chung. Lợi ích chính đáng luôn là mục tiêu và động lực đối với hoạt động của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ và khuyến khích. Quên điều này, không quan tâm đến lợi ích chính đáng của con người, ngăn cản các lợi ích chính đáng ấy, thì sự lãnh đạo và quản lý xã hội không thể thành công, mà trước sau gì nhất định cũng sẽ thất bại.
Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suy yếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung. “Lợi ích nhóm” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích”.

ANH CU ĐA


Nguyễn Quang Lập


Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông. nhớ nhiều người nhưng nhớ nhất anh Đa. Bây giờ kể chuyện anh Đa thôi, vì anh này hay nhất trong kí ức của mình về cái làng này.
Anh Đa lùn, đen, xấu. Anh Di nói cái mặt thằng Đa chành bành giống cái l. trâu. Anh sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê.
Là con liệt sĩ, lại con một, anh khỏi đi bộ đội. Con trai trong làng ai lớn đều đi bộ đội hết, còn lại dăm ba anh tuổi như anh thôi, chỉ có anh là chưa vợ.
Mẹ anh khóc lên khóc xuống , anh vẫn chẳng quan tâm đến chuyện vợ con. Cho đến khi mẹ anh chết anh vẫn độc thân.Mình hỏi anh sao anh không lấy vợ. Anh nói tao để vậy để đàn bà nó thèm.
Anh nơm cá cực tài, cầm nơm úp nhoay nhoáy, hễ dừng lại mò là y như có một con cá to. Nghe tiếng đóng thành nơm, anh biết chắc cá nhỏ hay to, ngon hay dở để dừng lại bắt hay không. Chẳng bù cho mình, úp úp mò mò, tóm lại chỉ vài con cá diếc, cá rô. Một lần úp nơm, bao giờ xâu cá của anh cũng dài nhất, đầy những con cá ngon, đắt tiền. Mình dân Thị Trấn lên, thấy thế thì thích lắm, bám theo anh suốt ngày.
Anh chỉ làm hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá bán lấy tiền. Cứ mùa lúa là anh đi đập lúa cho các gia đình có chồng con đi vắng, một đêm đập lúa được trả vài lon gạo. Thế cũng đủ sống, lại được tiếng giúp đỡ gia đình neo đơn.