Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

NHÀ THƠ HỮU THỈNH TRẢ LỜI VỀ VIỆC MỘT SỐ HỘI VIÊN RA HỘI

Lương Ngọc An

VanVN.Net - Trong những ngày vừa qua, trên một số trang mạng xã hội và từ cá nhân một số nhà văn xuất hiện nhiều thông tin về một số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tuyên bố rút tên ra khỏi Hội. Có người trình bày lý do cặn kẽ, có người chỉ tuyên bố chung chung. Có người chỉ rút tên khỏi Hội Nhà văn Việt Nam, có người lại xin rút khỏi tất cả các tổ chức hội đoàn mà mình đang tham gia…
Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về vấn đề này, Tuần báo Văn nghệ đã có cuộc trao đổi với Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Đây cũng có thể xem là quan điểm chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam đối với những tuyên bố của một số hội viên trong thời gian qua
PV: Thưa ông, thời gian vừa qua, trước thềm Đại hội IX Hội Nhà văn Việt Nam có một số nhà văn hội viên tuyên bố rút tên ra khỏi Hội. Mặc dù đây mới chỉ là những tuyên bố được đưa ra trên mạng xã hội chứ các nhà văn này chưa hề có đơn chính thức, song cũng đã tạo nên những luồng ý kiến khác nhau trong dư luận. Ý kiến của Hội Nhà văn Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN KHU VỰC CÔNG AN


Trần Nhương
 

@ 18 đại biểu chính thức, 3 đại biểu dự khuyết được đi dự Đại hội 9 Hội Nhà văn Việt Nam


TNc: Ngày 21-5-2015 tại 92 Nguyễn Du Hà Nội, các nhà văn Công An đã tiến hành đại hội khu vực . Các nhà văn từ Sài Gòn ra có Phùng Thiên Tân, Trần Thanh Hà, Bùi Anh Tấn. Lão tướng Lương Sỹ Cầm 87 tuổi vẫn hùng dũng như tuổi tráng niên đến dự đại hội. 31 nhà văn trên tổng số 36 nhà văn đã có mặt. Các gương mặt sáng giá của Công an như Văn Phan, Hữu Ước, Phan Quế, Tôn Ái Nhân, Ngôn Vĩnh, Thái Kế Toại...vẫn còn sung sức.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN CƠ QUAN NGÂM KHÚC

Trương Vĩnh Tuấn




TNc: Giới nhà văn chữ nghĩa bề bề nên đại hội nào cũng có diễn ca, ngâm khúc. Đại hội 9 đang khởi động mà đã có nhiều khúc vang lên. Xin giới thiệu ngâm khúc vừa "đập hộp" của nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn viết về ĐH khu vực cơ quan Hội ngày 16-5. Hà hà vui là chính !

Cổ lai thất thập mãn xuân
Được tin Đại hội Nhà văn triệu về
Vội vàng rời chốn vườn quê
Nắm cơm be rượu nón mê lai thành
Phận về hưu nên đành lặng lẽ
Ghế cuối cùng khe khẽ kê mông
Thì ngồi yên đó mà trông
Lắng nghe những khúc nhạc đồng vang vang…
*
Hoàng Minh Châu khẽ khàng thưa gửi
Tự khoe mình dự hội đầu tiên
Dù rằng đã Bát thập niên
Trước là ca ngợi, sau khuyên vài điều…
Tai nghe cứ lộn tùng phèo
Nửa là kịch nói, nửa chèo dân ca
“… Ờ ờ mẹ đã hiểu ra
Tây cai là giặc, tây Nga là mình…”
Nhớ câu thơ bác Hoàng Minh
Châu thành kinh điển đóng đinh thi đàn…

THƯỜNG KHI RẤT BẤT NGỜ, TA ĐỌC MỘT CÂU HAY


Thanh Thảo


“Kẻ nào thực sự quên mình trong cuộc sống thì lại được cuộc sống trả lại cho tất cả” (Nguyên Ngọc).
Nhà văn Nguyên Ngọc
Tôi đọc câu này trong... Bản Đề dẫn được đọc trong hội nghị... đảng viên của Hội nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyên Ngọc chấp bút. Hội nghị này diễn ra tháng 3 năm 1979 tại Hà Nội. Thời điểm ấy tôi cũng được coi là nhà văn, nhưng không được họp và nghe trực tiếp Bản Đề dẫn, do tôi... không phải đảng viên. Hóa ra, là đảng viên có lợi thật! Chả trách, mãi 36 năm “sự kiện Đề dẫn” tôi mới được đọc tài liệu này, một tài liệu mà chính tác giả của nó là nhà văn Nguyên Ngọc cũng phải thú nhận, là “Đọc lại rất hay, nhưng cũng rất buồn cười, nhiều chỗ hồi ấy mình còn cứng quá chừng!” (trích thư Nguyên Ngọc gửi Lại Nguyên Ân)[i]. “Cứng” như thế mà còn bị phê phán, còn bị đánh cho tơi tả, nữa là “mềm” như tôi hồi ấy. Thú thật là cũng có lúc tôi rất hăng hái, nhưng sao không ‘cứng” được, mà nó cứ... mềm mềm. Trách gì không được vào Đảng. Còn nhớ, lúc bấy giờ mấy anh em chúng tôi còn đang ở Trại sáng tác quân khu Năm, đóng trụ sở tại số 10 Lý Tự Trọng - Đà Nẵng. Tôi hoàn toàn không biết gì về cuộc “Hội nghị đảng viên” này. Cả về Bản Đề dẫn, mặc dù nổi tiếng như thế nhưng tôi cũng chưa từng được đọc. Một thời gian sau hội nghị, tôi chỉ được nghe tin vỉa hè, không mấy chính xác về Bản Đề dẫn này. Hồi đó, chúng tôi nghe là thủ trưởng của chúng tôi - nhà văn Nguyễn Chí Trung - ban đầu có tham gia tích cực vào việc hình thành văn bản này, thậm chí tôi còn nghe là Bản Đề dẫn do ông Trung chấp bút, ông Ngọc chỉ “định hướng tư tưởng”.